Hình thành hành lang xuyên Đông Nam Á

11:53 01/01/2020
Việc mở một cây cầu mới giữa Thái Lan và Myanmar đã thúc đẩy Đông Nam Á tiến gần hơn đến việc hiện thực hóa Hành lang kinh tế Đông - Tây, nối Biển Đông với Ấn Độ Dương.


Hành lang đi qua Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, được thiết lập để định hình lại chuỗi cung ứng của khu vực sông Mê Kông, bao gồm cả Campuchia, cho phép họ tiếp cận thị trường Ấn Độ rộng lớn. Tuyến thương mại mới có lẽ cũng sẽ giúp giảm bớt một số sự phụ thuộc kinh tế của khu vực vào Trung Quốc.

Hành lang Kinh tế Đông - Tây với cực Đông là Đà Nẵng, cực Tây là Yangon.

Cây cầu hữu nghị Thái Lan - Myanmar thứ hai, kết nối Myawaddy, một thành phố ở khu vực phía đông của Myanmar, với quận Mae Sot của khu vực phía tây Thái Lan, đã chính thức thông đường vào cuối tháng 10. Cây cầu được xây dựng với chi phí khoảng 140 triệu đô la, theo Chính phủ Thái Lan. Việc phân phối hàng hóa sẽ trở nên suôn sẻ hơn trên tuyến đường cao tốc mới này vì nó cho phép xe tải đi qua các khu vực đô thị, một quan chức Chính phủ Myanmar cho biết.

Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một sáng kiến được nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng lần thứ tám tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa 4 nước Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. 

Ban đầu, hành lang dự kiến dựa trên một tuyến giao thông đường bộ dài 1.450 km, có cực Tây là thành phố cảng Mawlamyine (Myanma), đi qua bang Kayin (Myanmar), các tỉnh gồm: tỉnh Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon, Mukdahan (Thái Lan), Savannakhet (Lào), Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và cực Đông là thành phố Đà Nẵng (Việt Nam). 

Hành lang sẽ giúp vùng Đông Bắc của Thái Lan và Lào tiếp cận với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hành lang này còn kết nối với các tuyến giao thông Bắc-Nam như Yangon - Dawei của Myanmar, Chiang Mai - Bangkok của Thái Lan, Quốc lộ 13 của Lào, và Quốc lộ 1A của Việt Nam.
Cây cầu hữu nghị Thái Lan - Myanmar thứ hai mới khai trương, kết nối Myawaddy với Mae Sot, một phần của Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Tuy nhiên, đến nay dự án đã mở rộng theo tuyến đường bộ dài 1.700 km từ Việt Nam đến Myanmar qua Lào và Thái Lan. Mawlamyine ở miền Đông Myanmar ban đầu được chỉ định là điểm cuối phía Tây của hành lang. Nhưng hành lang đã được mở rộng đến Yangon, thành phố lớn nhất ở Myanmar và sẽ được liên kết với Đặc khu kinh tế Thilawa đang được phát triển với sự giám sát của Nhật Bản. Toyota Motor đang xây dựng một nhà máy trong khu vực.

Cùng với việc mở cây cầu mới, Myanmar và Thái Lan đã bắt đầu thử nghiệm Thỏa thuận Vận tải Xuyên biên giới, cho phép các phương tiện từ cả hai bên qua biên giới. Hiệp định này cho phép hai nước cấp giấy phép cho các công ty hậu cần vận chuyển trực tiếp hàng hóa giữa Thilawa SEZ và Laem Chabang, cảng hàng hải lớn nhất của Thái Lan.

Nisshin Transport, một công ty có trụ sở tại Osaka, một phần của công ty vận tải quốc tế AIT của Nhật Bản, đang lên kế hoạch triển khai các dịch vụ trực tiếp trên tuyến cùng với đối tác địa phương. Vận chuyển trực tiếp sẽ cắt giảm thời gian giao hàng đến Bangkok từ Yangon xuống chỉ còn 3 ngày, một quan chức của Nisshin cho biết. Việc xây dựng một con đường huyết mạch cũng đang diễn ra ở Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Ngay cả ở Myanmar, nơi công việc xây dựng đã bị cản trở bởi các cuộc xung đột sắc tộc ở khu vực biên giới, vẫn có những tiến bộ. Việc phát triển đoạn 90 km bắt đầu khoảng 2 năm trước, được hỗ trợ bởi các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á. Chính phủ Myanmar dự kiến con đường sẽ mở cửa cho giao thông vào năm 2021.

Sau khi hoàn thành, vận chuyển đường bộ giữa Thái Lan và Myanmar sẽ mất ít hơn 24 giờ. "Sự phát triển công nghiệp của Myanmar sẽ tăng tốc khi các chuỗi cung ứng sẽ được kết nối", Toshihiro Kudo, giáo sư tại Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia của Nhật Bản cho biết.

Văn Nguyễn

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文