Hiu hắt làng gỗ Đồng Kỵ

11:57 07/10/2019
Làng gỗ Đồng Kỵ Bắc Ninh từng là một làng nghề sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất cả nước. Có những thời kỳ, cả làng buôn và làm gỗ, khách hàng ra vào tấp nập… Nhưng đến nay, khách mua hàng thưa thớt, không mấy bóng người mua hàng trên dọc các tuyến đường chính trong làng.


"Vắng như chùa bà đanh"

Chúng tôi tới làng gỗ Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) vào một ngày cuối tháng 9. Không còn cảnh tấp nập xe gỗ ra vào làng, nhiều xưởng gỗ, cửa hàng đóng cửa im lìm, máy móc nhà xưởng dồn hết vào một góc.

Ông Vũ Quốc Vương, Giám đốc Công ty CP gỗ Đồng Kỵ cho biết, từ Tết đến nay không có khách Trung Quốc, hàng sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ nội địa. Tại xưởng của công ty trước đây có từ 15 thợ trở lên mới đủ đáp ứng các đơn hàng thì giờ chỉ còn 4 thợ, trong khi hàng tồn kho rất lớn.

Đơn hàng không có, nhiều xưởng gỗ thường xuyên khoá cửa.

Theo ông Vương, thương nhân Trung Quốc chủ yếu đặt hàng thô, sơ chế từ Đồng Kỵ với những loại gỗ quý như trắc, cẩm, hương… nên hiện nay không có đơn hàng, lượng tồn kho lớn là cả vấn đề đối với những cửa hàng chuyên kinh doanh gỗ và đồ gỗ.

Bên cạnh chi phí về tồn vốn, thì nhiều khoản chi phí liên quan đến thuê mặt bằng, nhân công cũng là vấn đề đau đầu đối với các xưởng sản xuất ở đây. Bởi, hàng sản xuất không bán được, đơn hàng không có, tiêu thụ nội địa thì gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt giữa các làng nghề khác và mẫu mã của họ đa dạng và phong phú hơn, giá thành phù hợp với xu thế của thị trường nên đây cũng là bài toán cho làng gỗ Đồng Kỵ trong giai đoạn hiện nay.

Anh Văn Hữu Lương, người đã có 15 năm làm nghề mộc ở làng gỗ Đồng Kỵ cho biết, làng gỗ Đồng Kỵ chưa bao giờ vắng vẻ như hiện giờ. Nhà nào xoay sở được đơn hàng thì còn giữ vài người thợ, còn không thì cũng cắt giảm hết. Xưởng của anh Lương đang làm trước có thời điểm thợ lên tới vài chục người, giờ còn 4 người, máy móc dồn vào một góc, trong nhà xưởng bày ra mấy bộ bàn ghế đã làm xong.

Lý giải cho sự đìu hiu của làng nghề trong 9 tháng đầu năm 2019, nhiều chủ cơ sở sản xuất tại Đồng Kỵ cho biết, từ trước cho đến giờ, thị trường chính của làng nghề chủ yếu vẫn là xuất khẩu sang Trung Quốc, nên khi thương nhân Trung Quốc dừng thu mua sản phẩm thì tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải hoạt động cầm chừng, nếu không muốn phá sản.

"Không ai dám mạo hiểm làm hàng trong khi không tiêu thụ được. Trước làm ra bộ sản phẩm người này bỏ không mua thì có rất nhiều người chờ để lấy nhưng nay thì làm ra không có ai mua cả, không bán được hàng tiền vốn đọng lại chỉ có nước "vỡ nợ", nên ai cũng sản xuất cầm chừng" - anh Chử Văn Nhung, chủ Cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Việt Trung ở Đồng Kỵ cho hay.

Ông Nguyễn Văn Tạo, Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ và Bí thư phường Đồng Kỵ trao đổi cùng phóng viên.

Theo anh Nhung, thị trường Trung Quốc nếu gặp thời điểm tốt thì cơ sở sản xuất bình quân mỗi 1 tháng ra hàng khoảng 3 đến 5 sản phẩm có giá trị doanh thu vào vài trăm triệu. Một năm doanh thu trung bình đạt khoảng 3-5 tỷ. Nhưng bây giờ thậm chí có nhiều gia đình 6 tháng không bán được bộ sản phẩm nào.

"Do làng nghề Đồng Kỵ đa phần phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Khi thị trường Trung Quốc rơi vào tình trạng đóng băng kéo theo các doanh nghiệp nhập khẩu tại Đồng Kỵ cũng lao đao, không còn đơn hàng, nhà xưởng hoạt động cầm chừng.

Trong khi đó, thị trường trong nước cũng không mấy khả quan, sức tiêu thụ chậm, yêu cầu cạnh tranh mẫu mã lại khắt khe, mặt hàng tiêu dùng chính cũng chỉ là sản phẩm từ gỗ hương, gỗ mun có giá thành vừa phải. Riêng loại gỗ trắc có giá đắt đỏ gấp 2-3 lần thì chủ yếu thị trường tiêu thụ chính vẫn là Trung Quốc", anh Nhung nói.

Tại cụm công nghiệp Đồng Quang vốn toàn nhà xưởng, cửa hàng gỗ nhưng nhiều nhà đã đóng cửa nghỉ sớm và nhiều xưởng không hoạt động. Dọc con phố chúng tôi thấy có 3 người thợ đang hoàn tất công việc đánh giấy ráp trước cửa xưởng của cửa hàng mỹ nghệ Hải Hà. Chị Nguyễn Thị Đỗ thợ đánh giấy ráp cho biết, công thợ giờ cao hơn trước nhưng ít việc. Các xưởng không có đơn hàng nên thợ cũng phải tính chuyển làm việc khác để có thu nhập.

Ông Nguyễn Văn Hải, chủ cửa hàng mỹ nghệ Hải Hà cho biết, đến thời điểm này nhà xưởng nào cũng khó khăn. Nguyên nhân của lượng tiêu thụ nội địa giảm là do người mua về dùng trong gia đình ít hơn, bởi người dân mua đã tương đối ổn định. Mỗi tháng gia đình chỉ bán được vài ba món với doanh thu từ 100-200 triệu đồng. Trong khi trước đây mỗi tháng bán được 400-500 triệu. Với sản phẩm gỗ đa dạng, mẫu mã phong phú, cửa hàng của ông Hải vẫn giữ chân được khách hàng.

"Nhà tôi làm gỗ vào hàng sớm nhất làng”, và chỉ bán thị trường nội địa, những năm làng gỗ Đồng Kỵ hưng thịnh thì làm không hết việc. Tuy nhiên, đến nay vào vụ bán hàng rồi mà khách hàng thưa thớt, hàng tồn đọng nhiều. Công nhân thì giảm 2/3. Đây cũng là  khó khăn chung của cả làng nghề", ông Hải cho hay.

Chỉ tay về đống đồ đã đóng mộc đang được xếp đầy nhà, ông Hải cho hay, hơn 50 năm trong nghề, chứng kiến những lúc thăng trầm của làng nghề, nhiều nhà giàu lên từ gỗ và cũng mất hết từ gỗ. Để giữ được nghề và duy trì nhà xưởng, chúng tôi cũng phải đầu tư vào các bản thiết kế, tìm hiểu xu hướng của thị trường để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Anh Nguyễn Văn Toàn chủ một xưởng sản xuất nhỏ trong làng Đồng Kỵ cho biết, đơn hàng không có đa phần các hộ sản xuất đều khoá cửa xưởng. Như xưởng nhà anh, máy móc xếp vào một góc, gỗ nguyên liệu để ngổn ngang. Để duy trì có thu nhập anh phải xoay xở sang đi xẻ gỗ thuê, bán gỗ xỉ. Cũng hy vọng cuối năm phía thị trường Trung Quốc khởi sắc họ bán được hàng thì mình mới có việc.

Loay hoay chuyển đổi thị trường

Ông Vũ Quốc Vương, Giám đốc Công ty CP gỗ Đồng Kỵ đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Đồng Kỵ cho rằng, tình trạng đìu hiu ở làng nghề Đồng Kỵ trong thời gian tới sẽ còn bi đát hơn nếu các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ không thay đổi tư duy, cải thiện công nghệ máy móc. Phải thay đổi các mẫu mã, chủng loại gỗ làm sao để hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để thuận lợi cho khách hàng kiểm chứng chất lượng sản phẩm.

Những cửa hàng vắng khách là cảnh thường thấy ở Đồng Kỵ những ngày này.

"Thực tế hiện nay, làng gỗ Đồng Kỵ đa phần là làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, không có dây chuyền sản xuất hiện đại, các yêu cầu khắt khe của châu Âu rất khó đáp ứng được. Do vậy, vừa yếu về vốn, không đủ sức cạnh tranh nên chỉ loay hoay chờ cơ hội từ thị trường Trung Quốc phục hồi”. anh Nhung nói.

Trao đổi với phóng viên Chuyên đề CSTC, ông Nguyễn Văn Tạo, Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ cho biết, do thị trường tiêu thụ chậm, ít đơn hàng nên một số doanh nghiệp làm ăn với thương nhân Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên họ cũng xoay sở và chuyển hướng kinh doanh. Số lượng hộ chuyển đổi kinh doanh hiện vào khoảng 40%. Thị trường sụt giảm, thợ của làng nghề cũng đi làm thuê cho các xưởng lớn ở trong làng hoặc các vùng lân cận.

Còn các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa cơ bản vẫn ổn định tuy mức tiêu thụ có chậm hơn năm trước nhưng không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của các doanh nghiệp. Hiện, UBND phường đang định hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể cá nhân về các hồ sơ để huy động vốn của các ngân hàng nhà nước, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư tập trung đầu tư xây dựng trung tâm giới thiệu trưng bày sản phẩm và chợ gỗ Đồng Kỵ để phát triển làng nghề ổn định lâu dài.

Lưu Hiệp

Hằng năm, cứ đến dịp 30/4, cả nước hân hoan mừng ngày chiến thắng. Mỗi thế hệ có một cách cảm nhận riêng về sự kiện đất nước thống nhất, non sông liền một dải. Với tôi, cũng có cảm nhận riêng về ngày 30/4 trong ngót nửa thế kỷ qua...

Ngày 25/4, TAND tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Chơn, nguyên giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Tiền Giang), Võ Thanh Bình (nguyên trưởng Khoa xét nghiệm), Triệu Vương Tuyền (dược sĩ) và Đặng Minh Uy (nhân viên Khoa xét nghiệm) về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Sáng 25/4, ông Đào Văn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên cùng 2 cán bộ của thành phố đã bị bắt tạm giam do có liên quan đến vụ án hình sự "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên (An Giang).

Việc sáp nhập các xã, phường nhỏ để thuận tiện công tác quản lý, giảm số lượng cán bộ, công chức là cần thiết và là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, việc này đang được dư luận hết sức quan tâm, trong đó, ý kiến nhiều nhất là tên gọi các xã, phường mới, bởi, tên làng/xã không đơn thuần là sự định danh một cộng đồng dân cư - một thiết chế xã hội tồn tại bền chặt cùng lịch sử đất nước, quốc gia dân tộc, mà còn gắn liền với văn hóa, con người mảnh đất ấy. 

Ngày 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II, năm 2024. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay trong các kỳ lễ hội được tỉnh Đồng Tháp tổ chức.

Ngày 25/4, thông tin từ UBND thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ lật thuyền khiến 4 người bị mất tích khi đang di chuyển ra vùng nuôi trồng thủy sản.

Đầu tháng 4/2024, tiêm kích Su-34 của Nga đã dội bom nhiệt áp loại ODAB-500 xuống các cứ điểm của lực lượng Ukraine. Trước đó, vào hôm 16/3, Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố, lực lượng nước này đã thực hiện cuộc tấn công chính xác từ trên không nhằm vào địa điểm triển khai của nhóm Kraken (đơn vị đặc nhiệm của Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine) và tiêu diệt tới 300 binh sĩ.

Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí hạt nhân trên không gian vũ trụ, khẳng định việc cấm cần áp dụng với mọi loại vũ khí.

Ngày 22/4/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo nhân quyền năm 2023 và tiếp tục đưa ra những thông tin phiến diện, sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đây là điều đáng tiếc khi hai quốc gia đang nỗ lực tăng cường hợp tác, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng những đặc thù, khác biệt để cùng tìm ra tiếng nói chung trong lĩnh vực quyền con người, xóa bỏ những áp đặt và tránh chính trị hóa các vụ việc hành chính, hình sự.

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây, lực lượng CSGT Thủ đô sẽ triển khai phương án bảo đảm TTATGT trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm: vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; chở hàng quá tải trọng; chạy quá tốc độ; vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Chiều 24/4, Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba của Học viện Chính trị CAND. Nhân dịp này, Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an gửi lẵng hoa chúc mừng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文