Học sinh khổ vì ngoại ngữ

11:22 06/11/2016
Ngoại ngữ học được là tốt. Nhưng, đối với các bậc học phổ thông, thiết nghĩ, hãy cứ tập trung mà đào tạo tiếng Anh cho tốt. Tiếng Anh có thể là môn học bắt buộc với tất cả học sinh ở các bậc học, vì đó là thứ ngoại ngữ phổ thông nhất nước nào cũng dùng, ở đâu cũng dùng. Còn những ngoại ngữ khác như Nga, Trung, Nhật…thì nên chỉ là môn ngoại ngữ thứ hai

Trong xu thế hội nhập và gia nhập vào một thế giới phẳng thì việc trang bị ngoại ngữ là cần thiết. Nhưng chuyện học cái gì, học như thế nào đối với con trẻ là việc hệ trọng, đâu có thể xem nhẹ được. 

Giáo dục là trồng người. Giáo dục là phải xác định được vai trò của mình là cực kỳ hệ trọng đối với việc định vị vị thế, sự phát triển và sức mạnh của một dân tộc, một quốc gia trong tương lai mà con người là trung tâm của phát triển, chứ không đơn thuần chỉ là nhồi nhét kiến thức, hay lấy một vài tấm bằng để kiếm cơm. Hàng loạt cây ở đường phố Hà Nội trồng không đúng cách còn chết khô chết héo, nói gì đến chuyện "trồng" một con người hay cả một thế hệ con người.

Những ngày này câu chuyện dạy và học tiếng Nga, Trung, Nhật từ cấp tiểu học trong các trường phổ thông mới chỉ là đang đề xuất nhưng xem ra đã là vấn đề nóng. Tham gia diễn đàn có nhiều  nhà quản lý, nhà giáo, phụ huynh và cả học sinh chưa đồng tình. 

Đưa tiếng Nga, Trung, Nhật vào trường phổ thông - đây là một đề án cực kỳ quan trọng, nó tác động trực tiếp, sâu sắc đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Tác động không đơn thuần ở chuyện học viết học nói, mà còn tác động đến sự phát triển của con người và định hướng phát triển con người trong tương lai. 

Thiết nghĩ với một dự án có ảnh hưởng lớn đến giáo dục như vậy, không phải cứ muốn làm là làm ngay được. Nóng vội áp đặt ý chí như thế sẽ vô tình biến con trẻ thành vật thí nghiệm cho những tính toán thiếu khoa học của người lớn. 

Thiết nghĩ, muốn triển khai một đề án quan trọng như thế cần phải có sự tham khảo ý kiến nhiều bộ, ngành, ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học, ý kiến rộng rãi của nhân dân và của giáo viên, học sinh. Ngoài ra, đề án phải được thông qua Quốc hội phê chuẩn. Ngoại ngữ không phải là thứ có thể hồn nhiên làm theo ý muốn của riêng ngành giáo dục được.

Nói về ngoại ngữ thì tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được phổ biến và sử dụng hầu hết ở các nước trên thế giới, điều này ai cũng biết. Đó là xu thế chung của toàn thế giới. Mà đã là xu thế thì muốn hay không muốn, ta vẫn phải theo, để có khả năng hội nhập sâu rộng, để vươn mình ra biển lớn.  

Sau tiếng Anh là tiếng Pháp cũng khá phổ biến và từ lâu đã hình thành cộng đồng Pháp ngữ. Học ngoại ngữ nào? Học từ cấp nào? Vì sao?... Sao không phải là tiếng Pháp mà lại là tiếng Trung? Sao không phải tiếng Hàn mà lại là tiếng Nhật… Các nhà hoạch định chính sách giáo dục phải trả lời thấu đáo những câu hỏi này, vì câu trả lời ở đây không phải để thuyết phục riêng chúng ta, mà còn thuyết phục cả quốc tế.

Cho dù mới chỉ là đề xuất thôi, và dự kiến năm 2017 mới triển khai. Năm 2017 thì sát nách rồi, chỉ mấy tháng nữa. Và đang có khá nhiều câu hỏi đặt ra ở đây là liệu việc này có khả thi chăng, khi mà thực trạng những năm vừa qua ngành giáo dục đang xoay như đèn cù với những cải cách, những thay đổi chóng mặt đến mức giáo viên cũng không theo kịp, chứ đừng nói là học sinh. 

Nguyên cái Thông tư 30 thôi mà đã chỉnh sửa đi chỉnh sửa lại mấy lần vẫn chưa phù hợp. Con trẻ đang lệch vai gù lưng vì chương trình học nặng nề không còn thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động thể chất, cũng như phát triển các kỹ năng sống khác. Giáo viên thì cũng không có thời gian để tư duy, để nghiên cứu sáng tạo, lên lớp cứ như cái máy cứng nhắc, khô khan nhàn nhạt, ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền thụ kiến thức và tiếp nhận kiến thức.

Một vấn đề nữa khủng hoảng là nguồn giáo viên đáp ứng cho dự án này, nếu nó được thực thi. Ai cũng biết rằng hiện nay trên bình diện cả nước có đến 80%, thậm chí là hơn thế, các trường tiểu học, trung học cơ sở chưa có giáo viên dạy tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật. 

Trước đây, chúng ta cũng đã từng dạy tiếng Nga, tiếng Trung trong các trường phổ thông, nhưng sau một thời gian dài việc này đã không còn được quan tâm và gần như bỏ hẳn dẫn đến bao nhiêu hệ lụy. 

Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Nga, tiếng Trung thì phần lớn đã cao tuổi, đã nghỉ hưu, hoặc chưa thì cũng đã chuyển nghề làm việc khác. Nay muốn triển khai được việc dạy các ngoại ngữ ấy rõ ràng phải cần đến hàng vạn giáo viên. Nhưng để có được hàng vạn giáo viên ấy thì ít ra cũng phải mất một khoảng thời gian 5 năm là tối thiểu để đào tạo. 

Thông thạo một ngoại ngữ, lại kèm với các kỹ năng sư phạm để có thể đứng trên bục giảng truyền dạy học trò đâu phải chuyện một sớm một chiều đối với mỗi giáo viên.  Rồi đâu chỉ cần có đội ngũ giáo viên ngoại ngữ chuẩn, mà còn cần phải có đầu tư trang thiết bị giảng dạy nữa. Phân tích như thế đủ thấy không phải ngon xơi, không “dưa bở” được đâu, các vị đề ra dự án này cần phải hết sức lắng nghe, nếu không muốn con em mình trở thành “vật thí nghiệm” thêm một lần nữa.

Nếu lập luận rằng học những ngoại ngữ ấy để làm phương tiện giúp các em sau này làm việc kiếm nghề thì xin lỗi, trừ một số rất ít em có năng khiếu, còn đại đa số học sinh học ngoại ngữ ở các bậc học phổ thông khi ra trường còn lâu lắm mới đủ khả năng sử dụng vào làm việc. 

Thậm chí một số ngành, việc tốt nghiệp đại học ngoại ngữ cũng chưa chắc ăn đâu, còn phải học thêm nhiều lắm, đừng đùa. Giỏi một thứ tiếng là hiểu biết cả một nền văn hóa, khó lắm, mất thời gian lắm, sao ăn xổi ở thì như ta đang nghĩ được. 

Ngay cả đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông hiện nay, rất nhiều người trình độ tiếng Anh cũng chưa đạt chuẩn chứ đừng nói là học sinh. Chúng ta đang còn bất cập trăm bề. Xử lý các vấn đề nội tại mà giáo dục đang mắc phải, rối rắm nhiều năm chưa gỡ ra đã là rất nhiêu khê rồi, giờ lại tiếp tục nảy sinh những vấn đề mới chưa đến đầu đến đũa, thì chung quy lại mắc sâu thêm vào cái vòng luẩn quẩn.

Như đã nói, ngoại ngữ học được là tốt. Nhưng, đối với các bậc học phổ thông, thiết nghĩ, hãy cứ tập trung mà đào tạo tiếng Anh cho tốt. Tiếng Anh có thể là môn học bắt buộc với tất cả học sinh ở các bậc học, vì đó là thứ ngoại ngữ phổ thông nhất nước nào cũng dùng, ở đâu cũng dùng. 

Còn những ngoại ngữ khác như Nga, Trung, Nhật…thì nên chỉ là môn ngoại ngữ thứ hai để cho học sinh lựa chọn phù hợp với năng khiếu, sở thích, phù hợp với vùng miền và phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em trong tương lai mà thôi. 

Đừng để học sinh phải khổ vì ngoại ngữ đến mức như vậy, các em đang phải khổ vì rất nhiều môn học khác trong nhà trường rồi. Đừng ép các em phải học quá nhiều ở cái lứa tuổi mà việc chơi cũng quan trọng như việc học. 

Mới đây nhất, nếu các vị đọc bức thư của một em học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh trên truyền thông, trên mạng xã hội, nói về việc em kiệt sưc, sợ hãi, khi nghe đến chữ “học”, đủ thấy trẻ em của chúng ta đang căng thẳng như thế nào mỗi ngày đến trường. Cải cách, đổi mới giáo dục, phải luôn lấy con người làm đối tượng trung tâm và phải cực kỳ thận trọng. Vì những sai lầm nếu xảy ra, chúng ta sẽ phải trả giá bằng cả một thế hệ, rất đau xót.

Trịnh Ðình Nghi

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, thời gian qua, cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đáng chú ý, tuyến đường xảy ra tai nạn tập trung nhiều trên các quốc lộ (chiếm tới 35%). Thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất trong khung giờ 18h-24h. Giải pháp nào để giảm TNGT trên các tuyến quốc lộ, là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Thạc sĩ - bác sĩ nội trú Dương Thị Trà Giang (SN 1992), Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu như: Giải Nhất lĩnh vực Y - Dược trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Hà Nội (2022-2023); giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023)... Không chỉ cứu nhiều sinh mệnh sản phụ và trẻ sơ sinh bên bờ “cửa tử”, nữ bác sĩ (BS) còn đam mê nghiên cứu khoa học, mang lại lợi ích to lớn cho các bà mẹ. Nữ BS vừa được vinh danh là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 vào sáng 11/5.

Lợi dụng chức danh, nhiệm vụ Kế toán trưởng, Trương Ngọc Tùng (SN 1991, trú tại 52 đường Bửu Đình, phường Kim Long, TP Huế, Thừa Thiên Huế) đã sử dụng nhiều thủ đoạn (trong đó có làm giả hàng loạt bộ chứng từ để chiếm đoạt tiền từ ngân hàng, rồi đi vay tiền từ ngân hàng về nhưng không nộp vào quỹ công ty... ) để chiếm đoạt số tiền gần 5 tỷ đồng.

Được biết đến với tính cách hiền lành, mộc mạc, chân chất, Đinh Thanh Trung có thể xem như hình tượng đối với nhiều cầu thủ trẻ Việt Nam. Nhưng ma tuý đã khiến Quả bóng Vàng Việt Nam 2017 sụp đổ.

Theo văn bản số 5490/VP-TNMT của UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị khắc phục sự cố môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải (LHXLCT) Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn) và công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu xử lý chất thải tập trung của TP Hà Nội.

Những tháng qua, trên phạm vi cả nước, tình hình tội phạm mua bán người diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, có sự cấu kết từ trong nước và nước ngoài. Các đối tượng lợi dụng triệt để mạng xã hội, như Facebook, Zalo... để hoạt động phạm tội khiến việc phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.

Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tối 10/5 (giờ địa phương) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ xem xét ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Mặc dù vậy, quan điểm giữa các bên vẫn còn khá cách biệt.

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Bất chấp làn sóng lên án và phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, chính phủ và quân đội Israel tiếp tục thúc đẩy thực hiện kế hoạch tấn công bộ binh vào TP Rafah đông dân cư ở phía Nam Gaza.

Nắng nóng gay gắt, oi bức với nền nhiệt trên 37 độ C tiếp tục diễn ra tại Nam Bộ trong ngày hôm nay (12/5), về chiều tối khả năng có mưa dông. Thủ đô Hà Nội trời mưa mát mẻ.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Chiều 11/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp đơn vị chức năng đã xác định được danh tính nghi can vờ hỏi mua xe tô tô, sau đó phóng xe bỏ chạy từ huyện Thanh Trì về hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文