Italia:

Kinh doanh dầu ăn bẩn, rượu vang giả kiếm lời gấp ba lần ma túy

12:37 04/09/2019
Các chuyên gia ước tính, ngành kinh doanh này thu lợi nhuận rất lớn, lên tới hơn 16 tỷ USD mỗi năm ở Italia. Đây là một scandal mới đối với một đất nước mà thực phẩm được coi là tài sản quốc gia như Italia.


Người Ý gọi hiện tượng gian lận này là "Agromafia" - tạm dịch là "mafia nông nghiệp" và coi đây là nguy cơ không thể xem thường đối với đất nước và cộng đồng dân cư nhất là khi liên tục phát hiện các sản phẩm dầu ôliu, rượu vang và pho mát giả thời gian gần đây đã làm dấy lên nỗi lo về sự bùng phát của tội phạm trong lĩnh vực thực phẩm tại đất nước hình chiếc ủng.

Dầu ôliu pha trộn dung môi và thuốc trừ sâu

Tháng 12-2018, Cảnh sát Italia đã thu giữ 8.000 tấn dầu ôliu giả. Điều tra cho thấy, các băng đảng tội phạm đã nhập dầu thải từ Bắc Phi, khử mùi bằng hóa chất rồi dán các thương hiệu dầu ôliu nguyên chất đắt tiền của Italia. 

"Hầu hết các vụ gian lận đã được phát hiện với sự pha trộn rất tinh vi và khó phát hiện bằng mắt thường"- Thiếu tá Sergio Tirro, thuộc Cục Chống gian lận, bảo vệ sức khỏe - Cảnh sát Italia, được coi là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về gian lận thực phẩm ở châu Âu nhận định. Ông có 60 nhân viên cấp dưới giỏi kỹ năng phân biệt thực phẩm thật - giả cùng với đội ngũ 1.100 người khác chuyên về điều tra gian lận. 

Tại trụ sở chính của ông Sergio Tirro ở Rome, hàng ngày, có một bộ phận theo dõi trực tiếp các thiết bị camera được gắn bí mật ở các nhà kho nghi vấn khắp Italia. Trong 2 năm qua, họ đã phát hiện, thu giữ 59.000 tấn thực phẩm giả.

Mafia đang điều khiển ngành nông nghiệp Italia.

Theo các chuyên gia, dầu ôliu nguyên chất phải là thứ dầu được ép lần đầu tiên từ quả ôliu mà không có bất kỳ chất phụ gia nào. Theo chuyên gia Sergio Tirro, mặt hàng dầu ôliu giả là sản phẩm được pha trộn giữa dầu nguyên chất với loại có chất lượng thấp, đôi khi còn hòa lẫn với một số loại dung môi hay thuốc trừ sâu. 

Thông thường, giá dầu ôliu tinh khiết loại tốt nhất vào khoảng 50 USD/gallon (tương đương 3,7 lít), nhưng với hàng giả thì người ta chỉ bỏ ra chi phí chừng 7 USD, do đó, lợi nhuận thu được có thể cao gấp 3 lần so với buôn lậu cocaine.

"Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ, đây không chỉ là gian lận thương mại. Nếu người ta sản xuất dầu ôliu bằng dầu của loại hạt nào đó mà người tiêu dùng bị dị ứng, nó nguy hiểm chẳng khác gì quả bom trong bếp nhà bạn"- ông Sergio Tirro nhận định.

Khống chế và đe dọa nông dân lương thiện

80% lượng dầu ôliu rởm của Italia xuất phát từ miền Nam nước này, cũng là địa bàn hoạt động chính của "mafia nông nghiệp". Thương nhân Ermes Riccobono, người kinh doanh ở một trong những chợ thực phẩm lâu đời nhất tại Palermo cho biết, hàng nghìn sạp hàng và nhà hàng quanh đây phải nộp tiền bảo kê cho mafia mà người dân địa phương gọi là "pizzo", từ 5 euro mỗi tuần cho đến 500 euro mỗi tháng, tùy theo diện tích cửa hàng. Chính các khoản "bảo kê" này đã đem lại cho mafia Italia ít nhất 6 tỷ USD/năm.

Nhà chức trách truy tìm dầu ôliu giả.

Trang trại trồng ôliu của ông Nicola Clemenza nằm cách thành phố Palermo khoảng 90 phút lái xe. Ông Clemenza cho biết,  Agromafia ở đây kiểm soát và phá giá dầu. Không chịu nổi cảnh bị chèn ép vô lý đó, ông đã tập hợp 200 nông dân trong vùng, bỏ qua sự can thiệp từ những tay trung gian của mafia. Họ tự tay ép dầu và bán trực tiếp cho các nhà phân phối. 

"Những ngày đầu mới thành lập, chúng đã đốt xe của tôi. Nhà tôi cũng bị phóng hỏa… Không hẳn là chúng cố tình giết tôi mà việc đó ám chỉ tôi phải biết điều thì mới được yên", ông Clemenza kể. 

Nhà báo Tom Mueller đã sống ở Italia 20 năm qua và thường xuyên viết về đề tài điều tra trong lĩnh vực thực phẩm. Theo nhà báo này, mafia đã xâm nhập vào cả quy trình sản xuất và phân phối, từ việc áp đặt nhân công trong thu hoạch đến ép giá vận chuyển và đưa hàng vào siêu thị. 

Có thể nói, tội phạm có tổ chức đã thực sự can thiệp sâu vào chuỗi cung ứng thực phẩm, từ trang trại đến bàn ăn. Chính vì vậy, cần sự can thiệp mạnh tay và triệt để từ cơ quan chức năng là rất quan trọng, tránh để thế giới ngầm chi phối ngành thực phẩm sạch của quốc gia. 

Nguyễn Hưng

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

Tối 14/7, tại Hội trường Bộ Công an, Hà Nội đã diễn ra Chương trình gặp mặt, biểu dương con CBCS đạt giải quốc gia, quốc tế, con thương binh, con liệt sĩ Công an, con đỡ đầu, con nuôi Công an đạt thành tích cao trong học tập năm học 2024-2025.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (15/7), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa có nơi trên 25mm như: trạm Làng Mô (Lai Châu) 33,2mm; trạm Mường Thín (Điện Biên) 25,6mm; trạm Du Già (Tuyên Quang) 28,8mm…

Bằng nhiều cách sau khi tiếp cận được “con mồi”, bà Châu đưa ra chiếc “bánh vẽ” kiếm tiền khiến cho nhiều người rơi vào “thiên la địa võng”. Những khoản tiền hàng tỷ đồng sau khi vào tay bà Châu, “nhà đầu tư” không thể nào đòi lại được…

TP Huế tiếp tục kích hoạt hệ thống hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến để tháo gỡ vướng mắc cho các xã, phường. Các tổ kỹ thuật chuyên trách được phân công "cầm tay chỉ việc" tại chỗ hoặc kết nối từ xa, hỗ trợ kịp thời cán bộ cơ sở.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.