Kẻ trộm chó và câu chuyện về người bạn bốn chân

10:57 10/11/2011

Thịt chó từ lâu trở thành một món khoái khẩu của dân nhậu, do đó trộm chó cũng dần dần giống như một cái nghề dành cho những kẻ du thủ du thực. Giá một con chó tại lò mổ khoảng 200-300 ngàn đồng, và "cầu" luôn vượt "cung" đẩy những gia đình có nuôi chó vào tình trạng phải cảnh giác cao độ với bọn săn lùng phi đạo đức.

Cái tin "Trộm chó không được, bắn chết người" được in một góc báo SGGP khiến tôi bất giác giật mình. Nạn nhân là anh Dương Văn Thanh ở huyện Châu Thành - Sóc Trăng, vì thấy kẻ gian định bắt trộm chó nên đã truy hô, không ngờ lại bị hung thủ dùng súng xung điện bắn vào ngực dẫn đến tử vong.

Sự việc tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại gợi ra bao nhiêu suy nghĩ ngổn ngang xen lẫn xót xa. Tôi không biết con chó ấy thuộc loại gì, và kẻ bắt trộm với mục đích bán cho quán cầy tơ hay tiêu thụ ở chợ chó kiểng. Chỉ thấy rằng, hành động ấy thật đáng lên án và thật đáng hổ thẹn. Người chủ vì muốn bảo vệ cho con chó của mình mà phải mất mạng oan ức!

Thịt chó từ lâu trở thành một món khoái khẩu của dân nhậu, do đó trộm chó cũng dần dần giống như một cái nghề dành cho những kẻ du thủ du thực. Giá một con chó tại lò mổ khoảng 200-300 ngàn đồng, và "cầu" luôn vượt "cung" đẩy những gia đình có nuôi chó vào tình trạng phải cảnh giác cao độ với bọn săn lùng phi đạo đức.

Một ông chủ quán cầy tơ cung cấp thông tin: tính riêng quận Gò Vấp - TPHCM đã có hơn 20 lò mổ chó. Thử đến "mục sở thị" một lò mổ chó ở khu vực ngoại ô Sài Gòn, tôi đếm được trong vòng một giờ đồng hồ đã có mười tay bắt chó mang "thành quả" đến bán với trên hai mươi "nạn nhân" đủ màu sắc khác nhau, đủ trọng lượng khác nhau.

Thật khó hiểu là những tay bắt chó không hề có cảm giác phạm tội gì cả, cứ câng câng ngã giá và đếm tiền như một người vừa đi câu cá hoặc vừa đi hái quả để có được khoản thu nhập lương thiện. Các con chó bị đem bán vào lò mổ dường như cũng linh tính được số phận, con nào con nấy chứa đầy sự sợ hãi, sự van lơn và sự căm phẫn trong đôi mắt. Tôi không thể hình dung được, nếu mình là chủ nhân của một trong những con chó sắp bị xẻ thịt kia thì cảm xúc sẽ như thế nào.  

Tôi có dịp dừng chân nhiều địa phương khắp ba miền, hầu như tỉnh nào cũng xảy ra hiện tượng trộm chó. Chủ nhà cứ nơm nớp canh chừng, vì chỉ lơ đễnh một chút để chó chạy ra đường thì coi như "nhất khứ bất phục hoàn". Có lần, trên đường công tác, tôi ngồi uống cà phê buổi sáng bên vỉa hè một thị xã ven biển miền Trung và chứng kiến tận mắt cảnh trộm chó ghê rợn.

Trong nhiều ngày liền, chú chó Leao ở Brazil nằm phục trước ngôi mộ của chủ nhân chết vì động đất và chú nhất định không chịu rời đi dù đội cứu hộ đã đưa Leao đi cách xa nghĩa trang hàng chục km.

Hai vợ chồng già mở cửa tập thể dục sớm mai, con chó lẽo đẽo chạy theo. Bỗng nghe tiếng xe máy ầm ào từ xa vụt đến, một cái thòng lọng ném ra, con chó vừa kịp kêu ẳng ẳng đã bị lôi xềnh xệch trên đường và mất hút. Người chồng sau chốc lát bần thần, chạy theo vài bước rồi bất lực lắc đầu ngao ngán. Còn người vợ như ngẩn ngơ mấy giây rồi ngồi gục xuống khóc nức nở.

Tôi chẳng giúp được gì cho họ, đành thở dài tự hỏi, tại sao những kẻ trộm lại đối xử với con chó như vậy, và tại sao những kẻ trộm lại đối xử với hai vợ chồng già tội nghiệp kia như vậy? Và tôi cũng tự hỏi, tại sao chúng ta chưa có biện pháp nào để ngăn chặn vấn nạn trộm chó đang mỗi ngày diễn biến phức tạp hơn và manh động hơn?

Hiện tại vẫn chưa có một cuộc điều tra xã hội học nghiêm túc về thói quen ăn thịt chó. Có thể những kẻ trộm chó còn nhằm bán lại cho... chính chủ nhân của con chó, nhưng tôi tin rằng các quán cầy tơ ít đi thì cũng bớt đi các tay chuyên bắt chó.

Tôi vẫn còn nhớ, vùng quê tuổi thơ của tôi rất hiếm khi nghe tin nhà nào mất chó, vì xung quanh không có mấy người ăn thịt chó, càng không có mấy quán cầy tơ. Ngày xưa đi học có bài tập đọc "Sao không về Vàng ơi" của Trần Đăng Khoa miêu tả lại hoàn cảnh bị mất con chó tên Vàng "mày bỏ chạy đi đâu, tao chờ mày đã lâu, cơm phần mày để cửa, sao không về hả chó, Vàng ơi là Vàng ơi", tôi cứ giải thích do con chó... đi lạc.

Con chó đầu tiên mà tôi nuôi là do bà nội tôi xin được từ một người láng giềng tốt bụng. Thời bao cấp, hễ đúng giờ thì người lớn đều đi làm, trong xóm còn là người già, trẻ em và lũ chó mà thôi. Những ngày oi ả, tôi ôm con chó nhỏ cùng với bà nội ra đầu ngõ ngóng gió. Bà nội tôi thường bảo, con chó là con vật trung thành nhất, thủy chung nhất. Và để minh họa cho lời nói ấy, bà nội kể một câu chuyện mà tôi ám ảnh mãi.

Câu chuyện rằng, thuở nảo thuở nao, có một gia đình gồm hai vợ chồng trẻ, một bà mẹ già và một con chó sống với nhau rất đầm ấm. Phận nam nhi phải có công danh, người chồng trẻ quyết tâm lai kinh ứng thí mong đỗ đạt áo mũ xênh xang vinh qui bái tổ.

Anh ta thi trượt lần thứ nhất, cả nhà hơi buồn. Anh ta thi trượt lần thứ hai, cả nhà rất buồn. Anh ta thi trượt lần thứ ba, khi về nhà báo tin, người mẹ già đang nấu cơm liền đứng dậy để mặc lửa tàn, người vợ trẻ đang dệt vải liền ngừng tay không ngó ngàng khung cửi nữa, chỉ có con chó vẫn chạy ra vẫy đuôi mừng chủ nhân...

Lúc nghe bà nội kể, tôi ngờ ngợ thực hư. Tôi vụng dại nghĩ, chắc bà nội tưởng tượng ra sự trớ trêu kia để khuyên tôi đừng hắt hủi con chó nhỏ mà tôi thỉnh thoảng hào phóng moi ruột cái bánh mì điểm tâm của mình đút cho nó ăn. Tuy nhiên, càng lớn lên tôi càng tin câu chuyện của bà nội, dẫu năm tháng đã xa lắc xa lơ!

Một người bạn của tôi có viết bài thơ về con chó quẩn quanh xó bếp với những ý niệm mạnh mẽ: "Loài chó nồng nhiệt hơn hẳn chúng ta, trời phú đức tính trung thành, ta xúc động và nhiều khi tự ái…Lớn tiếng rủa đồ chó má, ta thầm ganh tỵ lòng thủy chung".

Còn một người bạn khác của tôi lại viết bài thơ về con chó lẽo đẽo tiễn đưa chủ nhân của nó là thiên tài âm nhạc về nơi an nghỉ cuối cùng trong sự lạnh lẽo: "Tuyết trút xuống cả mùa đông nước Áo, phủ lấp chiếc xe ngựa chở Mozart đến nghĩa địa dân nghèo, run rẩy bước sau quan tài chỉ có mình con chó, và chiếc lá phong cuối cùng vàng lửa bay theo".

Trên thế giới đã có không ít áng văn nổi tiếng viết về con chó như một người bạn bốn chân tận tụy, nhưng kỳ lạ và khó quên phải kể đến bài bào chữa hùng hồn của luật sư Georges Graham Vest (1830-1904) khi thay mặt thân chủ khiếu kiện kẻ thủ ác đã sát hại con chó của mình.

Bài bào chữa thay vì đưa ra lập luận tố tụng tên giết chó thì lại dành nhiều ngôn từ để biểu dương con chó mà vẫn thuyết phục được mọi người: "Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù".

Trường hợp bắt trộm chó ở huyện Châu Thành - Sóc Trăng sở dĩ được dư luận chú ý vì một sinh mạng con người đã bị cướp đi. Còn bao nhiêu trường hợp khác thì sao? Ai dám chắc khi chủ nhân của con chó đuổi theo kẻ bắt trộm sẽ tránh khỏi cuộc tập kích ngược lại. Thật bẽ bàng và thật đau đớn.

Những con chó vẫn được xem như vật nuôi trong nhà, chứ không phải tài sản hiện hữu, do đó chẳng mấy ai lặn lội báo cáo cơ quan công quyền khi bị bắt trộm chó. Nghĩa là, những con chó canh giữ cửa nẻo cho chúng ta, còn chúng ta không có hành lang an toàn nào để bảo vệ cho những con chó.

Phải chăng, đã đến lúc chúng ta nghĩ đến sự cần thiết của một hiệp hội bảo vệ thú nuôi, để có những kiến nghị và những giải pháp thích ứng đối với các đợt bắt trộm chó vẫn diễn ra công khai và thách thức những ai muốn nâng niu con chó như một người bạn bốn chân?

Theo tài liệu mà tôi có được, tại Paris có một nghĩa trang dành riêng cho chó rất sang trọng và đẹp đẽ. Ở Việt Nam chưa cần như vậy, chỉ cần chấm dứt vấn nạn bắt trộm chó thì những điều tử tế mà chúng ta muốn nói với nhau đã mạch lạc hơn, đàng hoàng hơn.

Thực sự, khi viết những dòng tản mạn này, tôi bỗng dưng muốn nuôi một con chó. Một con chó bình thường thôi, không phải con chó giống Phú Quốc hay con chó giống bec-giê gì cả. Một con chó bình thường để lâu lâu nghe tiếng sủa "gâu gâu" mà biết rằng cuộc sống vẫn bình yên!

Tuy Hòa

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文