Két-đi, nghề thời thượng

07:55 24/06/2017
À thì ra vậy. Nhưng thật tình tôi chẳng biết những nghề Két-đi là làm cái gì. Thằng Đại giải thích: “Két-đi là những nhân viên phục vụ được thuê để kéo, bảo quản những bao đựng gậy đánh gôn cho khách chơi gôn trên sân. Còn sút-tờ là quản lý các két-đi, gôn-phờ chuyên nghiệp là dạy khách chơi gôn”.


Có lẽ tôi mãi vẫn chẳng biết két-đi két-đeo là cái giống gì, nếu không có cái ngày hôm ấy.

Khi đó, tôi vừa đánh trâu đi cày về tới đầu làng đã nghe xôn xao. Quái lạ, cái làng quê bé tẹo này hôm nay có chyện gì mà ầm ĩ thế? Ngoắt lũ trẻ đang khệ nệ ôm một mớ đồ chơi và kẹo bánh, bim bim, tôi hỏi: “Có chuyện gì mà cả làng nhao nhao thế mấy nhóc? Quà bánh ở đâu ra mà lắm thế?”.

Chúng tranh nhau trả lời: “Của chú Đại cho ạ, chú ấy mới vừa về, đi xe hơi riêng chất đầy đồ chơi và bánh kẹo. Ai đến thăm cũng có quà!”. “Đại nào?”, tôi hỏi. “Đại con nhà bác Du ạ!”, bọn nhóc đồng thanh đáp.

Nghe đến đó, tôi đứng há hốc mồm. Chắc chắn phải có sự nhầm lẫn nào đây, vì ai chứ thằng Đại con ông Du thì tôi rành 6 câu. Nó và tôi từng là đôi bạn nối khố, nó học dốt như thế nào, giỏi phá phách đến đâu tôi đều biết.

Ảnh minh họa.

Tôi còn nhớ hầu như lớp nào nó cũng phải lưu bang, ít thì 1 năm, nhiều là 2 năm. Vì vậy học tới lớp 4 là nó nghỉ, vì khi đó nó đã to đùng ngã ngửa như học sinh lớp 9, mà phải học với mấy đứa đứng mới tới lỗ rốn nó nên cảm thấy xấu hổ.

Học dốt như vậy nhưng những trò du thủ du thực, chọc phá xóm làng thì không ai giỏi bằng nó. Nó học mãi không thuộc nổi một câu thơ, cộng không được tới 2 con số, nhưng nhà ai trồng cây gì, chừng nào chín nó đều biết tỏng. Tôi đã không ít lần bị mẹ cho ăn đòn sưng đít vì đi theo nó trộm xoài trộm mít.

Khi tôi học lớp 9 thì thằng Đại bỏ đi bụi đời. Nghe đâu ông Du cha nó cũng có đi tìm một thời gian nhưng không được. Tôi cứ nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ được gặp lại thằng bạn dốt học giỏi chơi như nó nữa.

Thế mà... Không thể tin được! Tôi đánh vội trâu về nhà, không thay quần áo chạy thẳng ra nhà ông Du.

Từ xa tôi đã thấy người đi lại nhộn nhịp, tiếng cười nói rôm rả. Đến gần, tôi nhìn thấy một chiếc xe hơi loại xịn “Lé-sợt”. Nhìn vào trong nhà, tôi phải mất một hồi lâu mới nhận ra thằng bạn nối khố ngày xưa. Nó không còn đen nhẻm, tóc cháy nắng nữa, mà da trắng bóc, đầu tóc chải láng o, ăn mặc bảnh bao, nói năng chững chạc, đang ngồi tiếp chuyện bà con lối xóm.

Thấy tôi vào, nó nhận ra ngay, liền đứng dậy đi ra, chìa tay định bắt tay tôi, nhưng nhìn lại thấy tay tôi dính đầy bùn đất nên rụt lại. “Khỏe không mày? Tao tưởng giờ mày phải ở Xì-phố, thành đại gia rồi chớ? Sao vẫn ở quê đi cày?”, nó giả lả. “Ừ, thì... tại số tao nó vậy”, tôi cười ngượng.

Trước đây tôi từng học giỏi có tiếng ở làng, thi đại học cũng đậu một lúc hai ba trường. Khi nó đi bụi đời thì tôi lo học hành, học đại học xong đi làm được ít lâu thì gặp ngay khủng hoảng kinh tế, công ty giảm biên chế nên về quê làm ruộng chờ thời.

Ngày xưa ở làng ai cũng kỳ vọng vào tôi, tin rằng tôi sẽ có một tương lai tươi sáng, chẳng những có thể giúp gia đình thoát nghèo mà còn làm làng xóm nở mặt nở mày. Còn thằng Đại, ai cũng nghĩ nó là thứ vứt đi. Thế mà... Tôi đang mang đồ đi cày, mình mẩy, đầu tóc còn dính bùn đất lấm lem. Còn thằng Đại đang ngồi đó, dáng vẻ đường bệ, ăn mặc toàn hàng xịn, có “đệ tử” đứng sau lưng chờ sai bảo.

Dù hơi xấu hổ, nhưng tôi cũng mừng cho nó. Chúng tôi cùng ngồi ôn lại đủ những kỷ niệm xưa, vui có buồn có. Cuối cùng, tôi hỏi nó: “Mầy làm sao mà thành công dữ thế? Chỉ tao ít kinh nghiệm coi!”. Như được gãi đúng chỗ ngứa, thằng Đại trả lời ngay: “Tao làm két-đi, sau đó lên sút-tờ và giờ là gôn-phờ chuyên nghiệp”.

Ảnh minh họa.

Choáng! Tôi nghe qua chả hiểu gì cả. “Mày nói cái quái gì mà toàn cứ cờ sờ tờ phờ thế?”, tôi hỏi. Thằng Đại cười ngất: “Trời, tao nói tiếng Anh đó. Két-đi là “caddy” hoặc “caddie”, sút-tờ là “shooter”, gôn-phờ là “golfer”. Hiểu chưa?”.

À thì ra vậy. Nhưng thật tình tôi chẳng biết những nghề này là làm cái gì. Thằng Đại giải thích: “Két-đi là những nhân viên phục vụ được thuê để kéo, bảo quản những bao đựng gậy đánh gôn cho khách chơi gôn trên sân. Còn sút-tờ là quản lý các két-đi, gôn-phờ chuyên nghiệp là dạy khách chơi gôn”.

Thằng Đại kể cuộc hành trình đổi đời của nó như sau: Sau khi đi bụi đời, có người rủ nó đi làm két-đi vì nghề này chẳng đòi bằng cấp. Cuộc sống của Đại cứ thế quay vòng cho đến một ngày nó táy máy lấy gậy của khách, “thử” đánh xem gôn ra sao. Ai dè khách chẳng những không nổi cáu, lại khen: “Dáng đẹp quá, tay cầm chuẩn tư thế, hay mày đi tập gôn xem sao”.

Không có tiền, nên Đại tự chế gậy từ cây gỗ cũ, ra công viên đục lỗ, lấy bóng cũ mua từ sân và tập gạt cho vui. Ấy thế mà dần dần, nó thích gôn từ bao giờ không biết. Bằng cảm nhận đặc biệt về gôn, Đại đọc line (đường bóng), hướng gió rất đỉnh nên nhiều khách quý, đến sân là gọi. Đôi lúc, nó sắm vai “thầy giáo” bất đắc dĩ khi thấy khách cầm gậy, chọn gậy chưa đúng. Tiền tip trung bình của nó là 1 triệu đồng, cao hơn các két-đi khác rất nhiều.

Mấy năm nay, phong trào gôn nở rộ như nấm mọc sau mưa, các giải đấu cùng giải thưởng có giá trị lớn đua nhau ra đời, thu hút rất nhiều tay gôn nghiệp dư trên khắp cả nước. Đại kể mỗi năm, nó nhận lời đi vác gậy khoảng 12 lần, mỗi lần được 8-10% tiền thưởng của người chơi, thảo hợp đồng đàng hoàng như két-đi Tây chứ không phải đùa.

Lần đỉnh cao gần đây của Đại là khoản 240 triệu đồng, khi gôn-phờ nó phục vụ thắng giải trị giá 4 tỷ đồng. “Giải gôn giờ nhiều vô kể, tiền thưởng toàn bằng tiền mặt trị giá hàng tỷ đồng, nhiều két-đi có chuyên môn giống tao nhờ thế mà phất”, Đại chia sẻ.

Nghe Đại kể tôi cũng thấy ham, muốn thử theo nghề, nhưng lo không tìm được việc. “Tao thấy đánh gôn toàn mấy lão nhà giàu chơi, mà dân mình đa số còn nghèo, làm nghề này dễ ế quá”, tôi nói.

Thằng Đại nghe thế bật cười phun cả nước miếng vào mặt tôi: “Mày học giỏi mà sao lạc hậu thế. Mày không nghe nói giờ sân gôn nhiều như nấm mọc sau mưa à? Giờ đất lúa cũng làm sân gôn, đất sân bay cũng làm sân gôn, mày lo gì thất nghiệp?!”.

Ừ nhỉ, tôi nghe nó nói một câu mà đầu thông suốt, nhìn thấy tương lai sáng lạn đang ở phía trước.

Anh Việt

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ngày 10/7, trên trang Facebook "Tin Nóng Việt Nam" đăng tải 1 video clip có lời bình tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi xuất hiện, video clip này đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lượt chia sẻ, bình luận, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân...

Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).  

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.