Không nên trục lợi từ niềm tin của người dân

15:46 23/02/2019
Cuối cùng, sau cả trăm bài báo về tình trạng nhiều chùa tổ chức thu tiền để cúng dâng sao giải hạn, đặc biệt là sau việc một gia đình đã bị chùa Phúc Khánh từ chối cúng dâng sao giải hạn chỉ vì thiếu 50.000 đồng...


Ngày 20-2, tức 16 tháng Giêng âm lịch, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chính thức có văn bản gửi đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam của các địa phương về việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an của Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới.

Trong văn bản này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, việc cầu nguyện là bản năng của con người, là khuynh hướng chủ đạo của tất cả các tôn giáo từ thuở sơ khai. Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây đã tồn tại một số thực tế về việc sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin.

Minh họa Lê Tâm

"Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã dùng các phương tiện để tập hợp mọi người giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp", công văn của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam viết.

Vì vậy, Ban Thường trực Hội đồng trị sự yêu cầu, tăng ni, các chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu xuân tại các chùa. Việc tổ chức phải được đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi…

Thực tế, việc một số chùa tổ chức làm lễ cúng dâng sao giải hạn đã tồn tại từ nhiều năm nay. Khi kinh tế phát triển nhưng đời sống tinh thần có nhiều bất cập, rủi ro từ gia đình, kinh tế và xã hội khiến người ta tin vào thế lực siêu nhiên để bảo hộ và giữ giúp cho họ sự tốt đẹp, yên ổn, thậm chí thăng tiến trên đường công danh. Vì vậy, các chùa tổ chức cúng dâng sao giải hạn, ngoài nhu cầu của người dân, của tín đồ, thì việc này cũng tạo ra khoản thu không nhỏ cho nhà chùa, không những thế  còn là cách để giữ tín đồ, giữ kinh tế và tạo uy thế…

Tuy nhiên, tại một số ngôi chùa, chuyện hàng nghìn người dân ngồi từ trong chùa tràn kín cả ra ngoài đường để hành lễ dâng sao giải hạn đã thành hình ảnh quá quen thuộc bởi diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp, chưa kể đến những biến tướng của các nghi lễ này như: thu tiền trục lợi, kinh doanh đồ cúng... Không những thế, sau khi kết thúc lễ giải hạn, cả đoàn người lại chen lấn để xin lộc, tạo ra hình ảnh phản cảm trong việc thực hành các nghi thức tín ngưỡng.

Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã phải có công văn chỉ đạo các địa phương chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực tại một số lễ hội, sự kiện. Một số tồn tại, hạn chế được Cục Văn hóa cơ sở chỉ ra như việc kinh doanh dịch vụ trong di tích; biến tướng trong hoạt động cúng, dâng sao giải hạn, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi…

Còn Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã phải thốt lên, biến tướng trong hoạt động cúng, dâng sao giải hạn đang trở nên ngày càng trầm trọng. Mong ước chính đáng của người dân đang bị lợi dụng và biến thành nhiều hoạt động, loại hình dịch vụ để trục lợi.

Theo bà Thuỷ, nếu như Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục lên tiếng cảnh tỉnh, thậm chí nghiêm cấm việc dâng sao ở các chùa dịp đầu năm thì sẽ giúp cho người dân hiểu, tự nhận thức và có định hướng đúng đắn trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của mình.

Vì vậy, dù khá muộn bởi lễ cúng dâng sao giải hạn đều đã kết thúc từ rằm tháng Giêng, nhưng việc Giáo hội Phật giáo chính thức có văn bản như vậy cũng là động thái tích cực để thức tỉnh người dân.

Không nên hiểu việc đi giải hạn, giải sao sẽ có thể tránh được cái hạn, cái không may. Dù có dâng sao giải hạn, có đi chùa cầu cúng mà làm những điều xấu thì cũng không có Thần, Thánh nào cứu được. Vì vậy, không phải cứ kéo đến chùa linh thiêng làm là tốt, quan trọng là do sự thành tâm của con người.

Tân Lương

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đã lập thành tích xuất sắc, phá thành công chuyên án mua bán người, bắt 2 đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo, đưa công dân sang làm việc tại nước ngoài sau đó bán cho các ổ nhóm tội phạm lừa đảo quốc tế tại các đặc khu Tam Giác Vàng.

Ngày 11/4, tại cuộc họp báo Quý I/2025 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố cho biết dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (tên thương mại Golden Hills City, của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam) hiện đang được Bộ Kinh tế và Tài chính thẩm tra theo thẩm quyền.

Đại tá Vũ Thành Thức, Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can điều tra làm rõ về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Về hành vi làm nhục người khác, cơ quan điều tra đang làm rõ nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ khởi tố.

Ngày 11/4, một công trường xây dựng tàu điện ngầm ở khu Gwangmyeong, ngay phía Nam Seoul (Hàn Quốc), đã bất ngờ bị sập, khiến hai công nhân mắc kẹt. Giới chức Seoul đã phát lệnh sơ tán với người dân xung quanh khu vực này. 

Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá thành công chuyên án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "tàng trữ, mua bán các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ" quy mô lớn, liên quan đến nhiều đối tượng trong cả nước.

Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 14/4, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (viết tắt là Tổng Công ty Chè) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè.

Tưởng củ ấu tàu có chất bổ, ăn được, nhiều người đã mua về ngâm rượu uống, hoặc ăn thay bữa cơm. Các bác sĩ cảnh báo, trong củ ấu tàu có chất độc acotinin được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A.

Sau 3 ngày xét xử và nghị án, ngày 11/4, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với bị cáo Hồ Đình Thái Hòa và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn (TTDNLX Sài Gòn) thuộc Công ty TNHH Phát triển giáo dục và dạy nghề 3T (Công ty 3T).

Thực hiện 164 vụ trộm trên khắp địa bàn các tỉnh, thành Tây Nam Bộ với tổng giá trị tài sản bị thiệt hại hơn 10 tỉ đồng, băng siêu trộm bị TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt trên 210 năm tù.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文