'Kỳ nhân' sáng chế máy nông nghiệp đa năng '8 trong 1'

14:00 17/07/2015
Dù mới học hết cấp III, không qua trường lớp cơ khí, kỹ thuật nào, nhưng với "máu" sáng chế với mong mỏi giúp người nông dân đỡ vất vả khi canh tác trên đồng ruộng, Tạ Đình Huy (33 tuổi), ở thôn An Mỹ, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, đã chế tạo thành công chiếc máy nông nghiệp đa năng "8 trong 1" tiện lợi, hiệu quả được người dân trong vùng và cả nước ưa chuộng, tìm mua.
Chế tạo máy trong tiếng ì xèo

Tiếp chúng tôi tại "xưởng chế tạo" và cũng là nhà ở của gia đình mình, anh Tạ Đình Huy kể về cơ duyên "dính" với máy móc. Học hết cấp III, để đỡ đần mẹ và và em trai, anh Huy theo nghề sửa chữa xe máy. Ngoài sửa xe cho khách, anh thường mày mò tìm hiểu công nghệ chế tạo thiết bị cơ khí.

Sống ở nông thôn,chứng kiến cảnh các bà, các mẹ lao động chân tay rất vất vả "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Chi phí đầu vào cho làm đất, bón phân, chăm sóc rất lớn,nên khi thu hoạch chẳng lời lãi được bao nhiêu. Xuất phát từ đó, anh Huy ấp ủ ước mơ chế tạo được một sản phẩm máy nông nghiệp có thể hỗ trợ bà con giảm chi phí sức lao động, nâng cao thu nhập.

Từ cuối năm 2008, anh Huy bắt đầu biến ý tưởng thành hiện thực. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh bắt đầu tìm mua những chiếc xe máy cũ hỏng đã hết hạn sử dụng rồi đem về nghiên cứu, chế tạo chiếc máy nông nghiệp với tiêu chí giá thành rẻ, sử dụng dễ dàng, hiệu quả. Thời gian đầu, anh Huy thức trắng cả đêm để tự mày mò, học hỏi vẽ phác thảo các bộ phận, chi tiết, tính toán công năng, thông số kỹ thuật, cách sử dụng để chế tạo ra hình thù chiếc máy.

Một trong các khâu sản xuất chiếc máy nông nghiệp đa năng.

Thời điểm đó, thấy việc làm của anh Huy đi thu mua xe máy đã cũ hỏng, hết hạn sử dụng về tháo tanh bành ra để nghiên cứu và chế tạo máy nông nghiệp đa năng, hàng xóm đã không tiếc lời gièm pha, chế nhạo, bảo anh là "thằng hâm", rồi "thằng dở người", suy nghĩ viển vông, hoang tưởng. Có người còn nói chế tạo không xong thì nhớ bán phế liệu cho họ. Thậm chí, người thân trong gia đình cũng ra sức khuyên ngăn khi họ thấy mất đi khoản tiền lớn mà chưa thành công. Thế nhưng, anh Huy đã bỏ ngoài tai tất cả.

"Tôi nghĩ mọi việc khởi đầu sẽ rất khó khăn, quan trọng là mình đối mặt thì sẽ làm được thôi. Ban ngày đi làm, tối về là tôi lại tự mày mò làm rồi tự đúc rút kinh nghiệm cho riêng mình" - anh Huy cho hay. 

Không quản nắng mưa, anh Huy rong ruổi đến những cơ sở cơ khí tại các địa phương trong, ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, đọc thông tin qua sách báo, Internet, tìm kiếm đầu vào nguyên liệu và cả thị trường đầu ra cho sản phẩm máy nông nghiệp. Chưa yên tâm với những gì mình đã "gom nhặt" được, anh quyết định khăn gói đến trung tâm trên Hà Nội và những người đi trước đã thành công để tìm hiểu, tiếp cận từng vấn đề, từng chi tiết của quá trình vận hành, xử lý máy móc trong những điều kiện cụ thể.

Bản thân lại chưa từng được học qua trường lớp cơ khí, kỹ thuật nào nên anh có thái độ khiêm tốn, cầu thị. Những người hướng dẫn đã hết lòng chỉ dạy, truyền đạt cho anh về kiến thức, kinh nghiệm, phương thức tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả và chia sẻ cả những bí quyết thành công. Sau một thời gian không dài, anh Huy đã tiếp cận được một lĩnh vực mới, anh quyết định trở về quê hương để khởi nghiệp.

Chiếc máy nông nghiệp đa năng mới được hoàn chỉnh.

Trái ngọt từ nỗ lực đam mê sáng tạo

Với vốn kiến thức tích lũy được, sau ba tháng bắt tay miệt mài mày mò, nghiên cứu ứng dụng tháo ra lắp lại không dưới 10 lần vì máy chưa chạy đạt yêu cầu, thế rồi anh Huy đã vô cùng mừng rỡ khi chiếc máy nông nghiệp đa năng đầu tiên giúp bà con nông dân hoạt động tốt. Từ chiếc máy đầu tiên đưa vào ứng dụng, anh Huy càng hăng say nghiên cứu, tiếp tục "thai nghén" lắp ráp những chiếc máy có thiết kế nhỏ gọn, có công năng linh hoạt hơn từ những phụ tùng hoàn toàn được tận dụng từ các bộ phận của chiếc xe máy cũ.

Chiếc máy nông nghiệp đa năng "8 trong 1" của anh Huy tuy có nhiều chức năng nhưng cấu tạo lại khá đơn giản: chiều cao chỉ 0,6m, chiều dài 1,1m, rộng 0,42m và trọng lượng chỉ khoảng 50kg. Từ một động cơ xe máy, anh đã tích hợp thêm được nhiều bộ phận để phục vụ công tác nông nghiệp từ khâu làm đất, cuốc xới cỏ, lên luống cho hoa màu đến khâu cày, bừa, phun thuốc bảo vệ cho cây trồng.

Thậm chí, bơm cả nước tưới tiêu cho đồng ruộng và tời kéo thay cho việc gánh vác nặng nhọc của bà con xưa nay. Tích hợp nhiều chức năng, thế nhưng chiếc máy được anh Huy thiết kế với các khớp nối và chốt định vị rất đơn giản dễ dàng tháo lắp, mỗi lần lắp thiết bị người nông dân chỉ mất vài phút thao tác.

Một trong các khâu sản xuất chiếc máy nông nghiệp đa năng.

Nhờ 15 năm kinh nghiệm trong nghề sửa chữa xe máy, chiếc máy nông nghiệp đa năng của anh Huy cũng chạy bằng... động cơ xe máy. "Hiện nay, nhà nào cũng có xe máy, nhiều chiếc xe cũ thường bán sắt vụn dù động cơ còn chạy tốt, mình tận dụng nó chế lại một chút là trở thành máy chạy nông nghiệp ngon lành. Nhờ vậy khi máy hỏng hóc, bà con rất dễ dàng đưa ra tiệm sửa chữa xe máy gần nhà để sửa chữa" - anh Huy cho biết.

Không bằng lòng với kết quả, những chiếc máy tiếp theo ra đời được anh Huy thiết kế nhỏ gọn hơn. Sau nhiều lần được cải tiến, giờ đây chiếc máy nông nghiệp đa năng của Tạ Đình Huy còn có thêm chức năng rạch hàng để gieo hạt.

Theo anh Huy, máy nông nghiệp đa năng "8 trong 1" của anh không thông qua một nguyên lý kỹ thuật có sẵn nào. Nguyên phụ kiện chế máy vẫn chủ yếu là sắt thép, tận dụng từ phụ tùng xe máy đã qua sử dụng. Khi di chuyển trên đường nhựa thì dùng hai bánh xe có gắn lốp, nhưng khi lội xuống ruộng làm thì hai bánh được thay bằng cặp bánh sắt để chống lầy.

Chiếc máy nông nghiệp đa chức năng phục vụ hầu hết các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp trong sản xuất nông nghiệp, thế nhưng lại có giá thành rất hợp lý, phù hợp với túi tiền của người nông dân, từ 7-12 triệu đồng/chiếc tùy theo nhu cầu lắp đặt ít hay nhiều chức năng khác nhau cho máy.

Không chỉ riêng nhà nông ở Hà Nội, mà còn có cả nhiều người ở các tỉnh lân cận, cả khách hàng tận đồng bằng sông Cửu Long như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Tây Ninh, Dak Nông,Gia Lai, Bạc Liêu... cũng đến tận nơi đặt hàng của anh Huy. Hiện xưởng sản xuất của anh Huy tạo công ăn việc làm ổn định thường xuyên cho gần 20 nhân công với mức lương từ 5-6 triệu đồng/người/tháng; doanh thu hằng năm trừ các khoản chi phí, anh Huy thu lãi từ 700-800 triệu đồng/năm.

Chiếc máy nông nghiệp đa năng "8 trong 1" của Tạ Đình Huy đã đoạt giải nhất chương trình "Nhà sáng chế" (số 30) phát trên kênh VTV2 và giành giải khán giả bình chọn nhiều nhất. Anh cũng vừa được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng bằng khen Gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2015. Bên cạnh đó, anh luôn tham gia phong trào Đoàn thanh niên địa phương, là Bí thư Đoàn thôn từ năm 19 tuổi.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, hiện Tạ Đình Huy đã thuê thêm nhân công và mở rộng quy mô xưởng để sản xuất được nhiều máy hơn nữa phục vụ cho bà con trên toàn quốc, góp phần tạo công ăn việc làm cho các thanh niên ở địa phương và hơn thế nữa là giảm thiểu được thời gian, công sức và chi phí, đồng thời tăng năng suất cây trồng cho bà con nông dân.

Ông Nguyễn bá Sâm-Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thượng Vực khẳng định: "Sản phẩm máy nông nghiệp đa năng ''8 trong 1'' của anh Tạ Đình Huy đã được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả to lớn giải phóng sức lao động cho người nông dân, tiết kiệm chi phí sản xuất. Hiện máy nông nghiệp của anh Huy được đông đảo bà con trong và ngoài xã đón nhận vì tiện dụng, giá cả hợp túi tiền của nông dân.

Trong thời gian tới, chính quyền rất sẵn sàng cho thuê đất và đề nghị với ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn để anh Huy mở rộng xưởng sản xuất tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương".

Trần Toản

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文