Làng đàn Đào Xá một mai có còn?

17:59 06/05/2020
Đã có một thời nổi tiếng với nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống, nhưng giờ đây làng nghề làm đàn Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ mai một. Ước muốn duy trì, giữ gìn bảo tồn “tổ nghiệp” đang trở thành nỗi trăn trở của những người làm nghề độc đáo và công phu này.


Nghề làm đàn cũng lắm công phu

Vừa đặt chân tới đầu làng Đào Xá, chúng tôi đã ngửi thấy mùi hương đặc trưng của gỗ làm đàn. Ông Trần Việt Hào, Trưởng thôn Đào Xá, chia sẻ: “Nghề làm đàn ở Đào Xá đã có cách đây hơn 200 năm do cụ Đào Xuân Lan vốn có “máu” nghệ sỹ, lại ham học hỏi nên cụ đã lặn lội đi tìm học nghề mộc sau đó học nghề làm đàn rồi mang về làng sáng lập dạy nghề cho bà con địa phương”.

Ông Đào Ngọc Soạn là người duy nhất làng Đào Xá được tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú.

Ông Đào Ngọc Soạn năm nay 78 tuổi là người đã có thâm niên 42 năm trong nghề và là người duy nhất vinh dự được phong tặng nghệ nhân ưu tú làm đàn của làng Đào Xá. Năm 1978, sau khi xuất ngũ trở về, ông Soạn được cụ thân sinh uốn nắn, chỉ dạy cho nghề làm đàn. 

Ông Soạn cho biết nghề làm đàn cũng lắm công phu. Người thợ phải thạo hay ít nhất phải biết về nghề mộc, chưa kể phải có đôi tai và cặp mắt tinh tế. Từ chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai và hoàn thành... tất cả đều được làm theo phương pháp thủ công đúng với kỹ thuật truyền thống của người xưa. 

Cái khó nhất khi làm một chiếc đàn là hoàn thiện âm thanh. Người thợ vừa phải biết căn chỉnh, vừa phải biết thẩm âm để làm sao chiếc đàn đạt được chuẩn mực nhất định.

Đối với người thợ làm nghề để cho ra được sản phẩm một chiếc đàn như ý thì phải có tính cẩn thận, kiên trì, sự khéo léo và chăm chỉ. Quá trình hoàn thiện cho ra một cây đàn thì khâu đầu tiên là lựa chọn nguyên liệu. Gỗ làm thành đàn, cần đàn phải là gỗ trắc; gỗ làm mặt đàn phải là gỗ vông (có nơi gọi là cây ngô đồng). 

Gỗ xẻ ra phải làm khô trước khi sử dụng để tránh bị co ngót, cong vênh; phím đàn phải làm bằng tre già; sử dụng sơn ta để gắn các bộ phận đàn với nhau... 

Hiện nay, máy móc có thể tham gia một số công đoạn nhưng cơ bản người thợ vẫn phải làm thủ công từ vào khuôn làm hộp đàn, ghép cần, làm phím, lên dây... cho đến khâu cuối cùng là tráng sơn, trang trí họa tiết, hoa văn.

Anh Đào Văn Tuấn - con trai ông Soạn hiện cũng đã có hơn 10 năm nối nghiệp làm đàn truyền thống của gia đình và địa phương.

Sản phẩm đàn của làng Đào Xá cũng rất đa dạng từ cây đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tỳ bà... cho đến những cây nhị, cây hồ, cây líu... đều có cả.

“Đàn ở Đào Xá không trộn lẫn vào đâu được, bởi tay nghề độc đáo của những người thợ. Do đó, việc giữ được nghề truyền thống cũng là nhờ ở kỹ thuật mắt nhìn, tai nghe, thẩm âm và nhất là cảm giác của đôi tay. 

Nghề làm đàn này không có giáo trình hay kiến thức chuẩn nào cả mà bí quyết để các nghệ nhân truyền nghề là bằng cách truyền khẩu, cầm tay chỉ việc và hướng dẫn làm từng công đoạn một”, ông Soạn chia sẻ.

Nguy cơ thất truyền

Trong câu chuyện với tôi, ông Trần Việt Hào, Trưởng thôn Đào Xá chia sẻ: trước đây thời điểm cực thịnh trong làng có đến hơn 90% số hộ gia đình theo nghề làm đàn truyền thống của cha ông. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì trong làng chỉ vỏn vẹn còn có 5 gia đình còn duy trì lưu giữ và trụ được với nghề.

Ông Soạn đang thực hiện một công đoạn của chiếc đàn.

Thời kỳ cực thịnh, sản phẩm đàn ở làng Đào Xá được người dân khắp các địa phương trong cả nước ưa chuộng; sản phẩm đàn làm ra bao nhiêu đều xuất hết đó đi các tỉnh như: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, TP HCM, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau... 

Lúc đó, mỗi ngày tại xưởng làm đàn của gia đình ông Soạn luôn có 4-5 người làm. Để làm ra một chiếc đàn hoàn chỉnh, mỗi một thợ thạo nghề phải mất 3-5 ngày làm mới xong. Giá bán các loại đàn cũng khác nhau tùy theo chất lượng và nhu cầu của người mua mà dao động từ 700.000 – 2 triệu đồng/ chiếc.

Thế nhưng, giờ đây, cùng với khó khăn trong vấn đề nhập nguyên liệu, thị trường đầu ra cho sản phẩm nên làng làm đàn Đào Xá đang mất dần đi vị thế của mình. 

Số lượng hàng đang sản xuất rất cầm chừng, không có đầu ra nơi tiêu thụ dẫn đến thu nhập của người làm đàn bấp bênh đã khiến cho nhiều người dân nơi đây không còn mặn mà với nghề của ông cha mà đi tìm nghề khác để mưu sinh.

Sản phẩm đàn ở làng nghề Đào Xá rất đa dạng.

Ông Soạn cười buồn: “Chỉ vài năm nữa có lẽ làng nghề làm đàn Đào Xá sẽ không giữ nổi nghề truyền thống nữa. Trước đây, chỉ mất khoảng 2 triệu đồng thì có thể mua được hàng tạ gỗ trắc (một loại gỗ quý dùng để làm đàn) thì giờ đây do nguyên liệu gỗ khan hiếm mà người làm đàn phải bỏ ra từ 8-10 triệu đồng cho việc lựa chọn nguyên liệu chế tác. 

Nhưng giá bán ra một chiếc đàn lại không cao mà hàng tháng trời không bán được chiếc nào. Thu nhập không đảm bảo mức sống cho người dân nên số người bỏ nghề theo nghề khác ngày càng nhiều hơn”.

Một trong những nguyên nhân khiến cho thế hệ trẻ không mặn mà với nghề truyền thống của cha ông đó là việc học và làm được nghề làm đàn mất rất nhiều thời gian. 

Một người bắt đầu học việc ít nhất phải mất 3-5 năm mới có thể thành nghề. Trong khi đó nếu đi làm công nhân ở các khu công nghiệp thì họ chỉ học việc mất khoảng có 2-3 tháng.

“Những năm gần đây, các khu công nghiệp mọc lên, thanh niên hầu như đổ ra các khu công nghiệp tại các thành phố lớn để đi làm vì thu nhập khá, ổn định, có tiền ngay và thời gian đào tạo làm nghề lại ngắn chứ không lâu như học nghề làm đàn. Hiện nay, người trẻ tuổi nhất trong làng còn theo nghề cũng đã hơn 40 tuổi. 

Cứ như thế này, khoảng chục năm nữa khi chúng tôi mắt mờ tay chậm không còn làm nghề được nữa chắc cái tên làng làm đàn Đào Xá cũng bị xóa bỏ khỏi danh sách làng nghề truyền thống mất thôi”, ông Soạn thở dài.

Cũng chính từ những trăn trở đau đáu đó, ông Đào Ngọc Soạn cố gắng tìm mọi cách giữ gìn và bảo tồn nghề truyền thống của làng mình. Ông Soạn tâm sự, ông sẵn sàng mở các lớp dạy nghề làm đàn miễn phí; đặc biệt là khơi dậy niềm đam mê gắn bó với nghề của thế hệ trẻ, học sinh và sinh viên.

Mặc dù tuổi đã cao nhưng hàng ngày ông Đào Ngọc Soạn vẫn miệt mài làm đàn.

“Là người cao tuổi nhất trong làng còn theo nghề nên tôi phải có trách nhiệm bảo vệ và phát huy nó. Vì đây không chỉ đơn thuần là một nghề mà hơn thế còn là nét văn hóa đặc trưng lâu đời của quê hương. Tôi chỉ có mong muốn duy nhất lúc này là dạy được nghề cho nhiều người biết làm đàn, được như thế là tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”, ông Soạn bộc bạch.

Trao đổi với chúng tôi về những khó khăn của làng nghề truyền thống tại địa phương, ông Trần Việt Hào cho biết để bảo tồn và phát huy thế mạnh của nghề làm đàn lâu đời tại địa phương, chính quyền địa phương cũng đã kiến nghị, đề xuất với các cấp trên tạo điều kiện vốn đầu tư, thị trường đầu ra và mở các lớp đào tạo miễn phí cho mọi người đặc biệt là giới trẻ để nghề làm đàn phát triển mạnh mẽ trở lại.

Trần Toản

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文