"Lắng tiếng quê hương” nơi đất khách

16:39 19/09/2016
Sau những trận B52 cuối tháng 12 - 1972, sáng sớm ngày 21 - 1 - 1973, tôi cùng một số đồng nghiệp ở Ðài Tiếng nói Việt Nam có mặt tại 58 Quán Sứ, hành quân bằng 3 chiếc xe (2 xe ca, 1 xe con) với mệnh lệnh mà theo lời anh Thê - Trưởng Phòng Tổ chức của Ðài lúc đó - phổ biến ngắn gọn là “Ði sơ tán, để bảo đảm tiếng nói thông suốt”.


Buổi chiều, chúng tôi đến Lào Cai và ngủ lại, hôm sau qua cầu sang Hà Khẩu. Mỗi người được phát một cái áo bông to đùng. Đến lúc đó chúng tôi mới hay rằng mình đã tạm biệt đôi bờ sông Nậm Thi của đất Việt, để đi sâu vào Châu Hồng Hà của nước bạn. Từ đây chúng tôi lên tàu hoả vượt 466 km (qua Khai Viễn, Mông Tự, Cá Cựu, Kiến Thuỷ, Nghi Lương, Chỉ Thôn...) qua hàng chục căn hầm xuyên núi, để đến với Côn Minh.

Với chúng tôi, Côn Minh không chỉ là thành phố bốn mùa xuân (Côn Minh còn có tên là Xuân Thành), mà còn là nơi tình người "Phát thanh" ấm cúng trong hai năm (1973 - 1974) vẫn luôn lưu dấu. Ở đó, trên núi Ngũ Hoa, trong căn nhà 2 tầng - nơi chúng tôi làm việc - tên gọi của bạn là Đoàn 731, còn tên gọi của ta là Đoàn 59. Nơi ăn nghỉ của đoàn là căn nhà 3 tầng nhìn xuống Thuý Hồ, cạnh Bảo Sơn phố cổ. 

Với hơn 100 người do ông Lê Quý làm trưởng đoàn, ông Thái Bảo làm phó đoàn. Ban phụ trách còn có các ông Thu, Đồi, Đạm, Thọ; các bà Oanh, Lý. Phiên dịch chính là chàng trai chưa vợ Đỗ Trường Sơn.

Ảnh tư liệu

Hàng ngày chúng tôi làm việc vui vẻ, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, có lý có tình. Chúng tôi thường xuyên liên hệ với trụ sở Trung tâm âm thanh ở Hà Nội tại 58 Quán Sứ và 39 Bà Triệu. Với các chương trình văn nghệ bao gồm Ca nhạc mới, Dân ca, Sân khấu, Văn thơ... chỉ do 2 người phụ trách là cô gái xinh đẹp Đỗ Kim Tĩnh và tôi. Sống ở Côn Minh, nơi mà lượng ô - xy trong không khí rất thấp, phải luôn luôn hoạt động là điều quan trọng nhất và là động lực chính để cơ thể thích nghi với thời tiết. 

Bởi vậy, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và tham gia đọc bản tin thời sự, thời gian đầu cùng các phát thanh viên Nguyễn Thơ, Trần Phương, Kim Cúc, Kim Túy, Phi Điểu, Hồng Diên…(sau bổ sung thêm Hoàng Yến, Hà Phương) - tôi thường dạo phố, đi lùng mua tôm khô và rau cải cúc ở các chợ để nấu canh tôm cải thiện. Hay đi lại như thế, nhưng vốn liếng giao tiếp của tôi với người Côn Minh chỉ vẻn vẹn vài chữ trong đầu. Đôi khi bí quá phải ra hiệu bằng tay.

Sống nơi đất khách quê người, giữa ngôn ngữ lạ ấy, Tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ lại càng thiêng liêng. Tôi vẫn nhớ, mỗi lần đi dạo phố, chúng tôi thường đi qua nhà bà Pá "Việt kiều". Bà thường đặt một cái ghế ở trước nhà và gần như ngày nào cũng ngồi thường trực ở đó để chờ chúng tôi đi qua. Dường như chỉ cần chào nhau bằng tiếng Việt là bà phấn khởi lắm lắm. Đoàn tôi đi qua, bà vẫn ngồi đó ngó theo, gương mặt rạng rỡ ửng hồng.

Có lần cả đoàn đi công viên Thuý Hồ để dự buổi biểu diễn văn nghệ của Đoàn Ca múa tỉnh Vân Nam. Tôi và ông Nguyễn Thơ- phát thanh viên - ngồi cạnh nhau say sưa nghe nữ nghệ sĩ Đỗ Lệ Hoa hát bài “Việt Nam- Trung Hoa” của nhac sĩ Đỗ Nhuận bằng hai thứ tiếng (nghệ sĩ Đỗ Lệ Hoa đã từng hát cho Bác Hồ nghe khi Người thăm Bắc Kinh). Ông Thơ cứ nhắc đi nhắc lại và gợi ý cho tôi viết bài hát về Tình hữu nghị và về Tiếng nói Việt Nam.

Sau bữa đó, tranh thủ những lúc đến Đài phát thanh và truyền hình Vân Nam để hướng dẫn tập hát mấy bài Dân ca Việt Nam cho Tổ văn nghệ của họ, lúc nghỉ tôi lại ngồi vào đàn piano của Đài cùng với nhạc sĩ Đường Thiên Nghiêu - người phụ trách ca nhạc của Đài Vân Nam - tìm những nốt nhạc vui cho bài ca “Hát chung lời ca Hữu nghị”. 

Bài hát này được nữ phát thanh viên Kim Cúc - vốn là diễn viên văn công - tập và hát trong buổi liên hoan. Cũng từ đây tôi phác thảo những nốt nhạc đầu tiên cho bài “Lắng tiếng quê hương”. Ngoài ra còn một số bài khác viết về Đài như: “Nhịp cầu âm thanh giao duyên”, “Ngày hội Phát thanh”... cũng hình thành trong dịp đó.

Cứ mỗi lần viết xong một bài, tôi đem hát cho ông Thơ, bà Phi Điểu - vợ nhạc sĩ Phan Nhân - nghe. Mỗi lần đi tham quan rừng đá Thạch Lâm hay đi suối nước nóng Ôn Tuyền tôi đều mang đi theo, hát cho một số người cùng nghe để góp ý sửa chữa, hoàn chỉnh dần. 

Nhớ nhất là những lần cả đoàn tới thăm Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh. Cứ đến đây là “vui nổ trời”, trẻ con chạy nhảy vui đùa, người lớn nét mặt rạng ngời, chuyện trò rôm rả. Chính các cán bộ ở Tổng lãnh sự đã góp nhiều ý hay cho bài hát của tôi. Các anh ở đây lâu, nên tâm trạng xa nhà, xa quê hương càng nặng lòng và quý trọng tiếng mẹ đẻ - Tiếng nói Việt Nam. 

Trong cuộc họp có đông đủ bà con, sau khi nghe bài hát, anh Từ, anh Chính ở đây đã nói rằng: bài hát “Lắng tiếng quê hương” đã nói hộ nỗi lòng của chúng tôi, và chắc là của cả chúng ta khi xa đất nước, rất mong sớm được nghe trên sóng của Đài từ Hà Nội truyền sang.

Sau chuyến công tác dài ngày, chúng tôi về lại Hà Nội. Sáng ngày 20 - 2- 1975, trước khi vào họp giao ban, ông Trần Lâm- Tổng biên tập lúc đó - đã nói vui với ông Phạm Tuân - Trưởng ban Văn nghệ và tôi: “Năm nay thành lập Đài ta chẵn 30 năm, giá mà có được một tiết mục văn nghệ nói về đất nước mà lại là nói về Đài ta thì hay biết mấy”. Nhân có gợi ý này, tôi tự nhủ mình sẽ cố gắng chỉnh lý thêm những bài hát viết về Đài từ lúc ở Đoàn 59 để hoàn thành trước ngày kỷ niệm.

Nhạc sĩ Dân Huyền.

Nhưng rồi sự kiện 30 - 4 - 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập bao công việc lớn hơn, bao đề tài khác cấp thiết hơn cứ cuốn hút như một dòng chảy. Ngày 20 - 7 - 1975, tôi được cử vào miền Nam, đến cuối năm trở về Hà Nội, lúc này tôi mới có dịp dành thì giờ sửa chữa thêm cho tác phẩm đó.

Đầu năm 1976, bài hát “Lắng tiếng quê hương” được duyệt và cho thu thanh với giọng hát của nghệ sĩ Thu Hiền. Buổi ca nhạc 19h30 tối ngày 15- 3- 1976 đã phát đi bài hát này. Sau đó nghệ sĩ Bích Vượng thu thanh thêm một băng và đến cuối năm 1976 lại được Đội văn nghệ của Trung tâm kỹ thuật âm thanh và Phòng Phát thanh viên phối hợp dàn dựng, mang đi tham gia hội diễn toàn thành phố Hà Nội tổ chức ở Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội. 

Sau đó tiết mục “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” của buổi phát thanh Văn hóa xã hội, buổi “Tiếp chuyện bạn nghe Đài”, buổi phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ Quốc”, buổi Ca nhạc theo thư yêu cầu của thính giả v.v... đều đã sử dụng nhiều lần bài hát “Lắng tiếng quê hương”. Đoàn Ca nhạc Đài TNVN đã dàn dựng và biểu diễn những lần kỷ niệm ngày thành lập Đài (7/ 9) với giọng hát của các nghệ sĩ Tuyết Thanh, Thanh Hoa, Hồng Liên.

“Chốc đà mấy chục năm trời/ Còn non còn nước còn người hôm nay”... Mới đó mà đã 71 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam, gần nửa thế kỷ của Đoàn 59 và cũng hơn 43 năm của những nốt nhạc đầu tiên trong chùm bài hát viết về Đài trên đất Côn Minh. Thời gian như được dừng lại trong những ngày này mà nghĩ về một thời để nhớ để thương. Nhớ đến tình người, tình đời, tình hữu nghị. Thương đến các anh các chị đã vì sự nghiệp Phát thanh mà vắng mặt trong những ngày này như: ông Thơ, ông Đạm, ông Định, ông Vang, ông Cương, ông Hưởng, Bà Tơ ...

Với tôi, Đài Tiếng nói Việt Nam đã là một nhịp cầu âm thanh để “Lắng tiếng quê hương” và nhiều các bài hát khác của tôi như: Bên lăng Bác Hồ, Cung đàn tuổi xanh, Gửi anh một khúc dân ca, Câu nhớ gửi người thương, Gửi anh một khúc dân ca, Quê hương chín nhớ mười mong… sớm được truyền đi trên làn sóng và phổ biến sâu rộng trong người nghe.

Khánh Thảo (Ghi theo lời kể của nhạc sĩ Dân Huyền)

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Sáng 1/5, các Trại tạm giam thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an công bố Quyết định đặc của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đã có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập, cải tạo, rèn luyện khi chấp hành án.

Sáng 1/5, Thượng tá Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trưởng Công an phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, sau khi VKSND tỉnh phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an phường đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can Phạm Thị Kim (SN 1979; thường trú tại TDP Phần Thất, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

Ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện kịp thời ngăn chặn 2 nhóm gồm 20 thanh, thiếu niên độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi ở huyện Đắk R’lấp hẹn nhau tụ tập chuẩn bị tổ chức đua xe trái phép, gây mất ANTT trên địa bàn.

Ngày 30/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở Việt Nam, lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Bộ Nội vụ Nam Sudan đã chúc mừng nồng nhiệt tới các sĩ quan Công an Việt Nam đang tham gia thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ).

Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đáp ứng tiến độ khởi công dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào tháng 12/2026 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung rà soát tổng thể các công trình, dự án đầu tư tại địa phương ảnh hưởng bởi dự án; đồng thời triển khai rộng rãi công tác dân vận đến tận khu dân cư để tạo thuận lợi trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB).

Ngày 30/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Đoàn diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND sau khi qua khán đài đã tiến qua nhiều tuyến phố trong tiếng reo hò, tình thương yêu của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.