Lập công trên trận tuyến chống buôn lậu phía Nam

18:54 11/01/2017
Mùa áp Tết, từ tuyến biên giới Tây Nam đến sân ga, bến cảng... vẫn luôn sôi động những chuyến hàng lậu tuồn về. Không kể ngày đêm vất vả, những trinh sát làm công tác phòng chống buôn lậu mùa này luôn tất bật, vất vả với nghề...


Hẹn nhau đã gần nửa tháng nhưng chúng tôi vẫn không gặp được Thượng tá Lê Thơm-Trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74). Lần này, chúng tôi quyết định tiến thẳng lên phòng làm việc thì bất chợt gặp anh vừa kết thúc chuyến công tác từ các tỉnh biên giới Tây Nam trở về. Chưa kịp mở cửa phòng đã có những vị khách không hẹn mà gặp, anh cười và bảo: "Mùa buôn lậu, trinh sát cũng như lãnh đạo đơn vị không một giờ ngồi yên...".

Hàng chục năm lăn lộn, gắn bó với nghề phòng chống tội phạm buôn lậu ở địa bàn Tây Nguyên rồi xuống TP Hồ Chí Minh, miền Tây, vào Nam ra Bắc, lên rừng, xuống biển..., ở nhiều nơi khó khăn, vất vả, Thượng tá Lê Thơm đều kinh qua. Nhưng anh cũng thú thật, càng lao vào nghề nhiều mới thấy sự hiểm nguy và gian nan, suốt tuần qua lãnh đạo phòng cùng anh em trinh sát "ăn nằm" ở khắp các ngõ ngách vùng biên giới Tây Nam để nắm tình hình buôn lậu.

Qua khảo sát tình hình cho thấy, mùa buôn lậu năm nay khá phức tạp vì phần lớn người dân vùng biên khó khăn, mất mùa nên họ sẵn sàng nhận tiền đi cõng, chở hàng thuê rất nhiều để kiếm tiền tiêu Tết. Từ thuốc lá điếu đến đường cát, rượu ngoại và nhiều hàng hóa khác, bất kể hàng gì, miễn bán có lời nhiều là họ tìm cách tuồn về trong nước để kiếm tiền.

Hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy vào phía Nam không có giấy tờ.

Để triệt phá những đường dây buôn lậu lớn, các trinh sát phải nắm chắc địa bàn, mọi di biến động của các đối tượng, quy luật tập kết hàng hóa, trung chuyển, các "đầu nậu" điều hành buôn lậu... rồi mật phục bắt giữ.

Qua những vụ vận chuyển thuốc lá ngoại, đường cát... quy mô lớn do Cục C74 triệt phá vừa qua cho thấy tình trạng buôn lậu ở các tỉnh phía Nam vô cùng phức tạp. Riêng các mặt hàng thuốc lá ngoại, đường cát, rượu... buôn lậu qua tuyến đường bộ biên giới Tây Nam do các đối tượng chủ mưu cầm đầu tạo vỏ bọc rất kín kẽ, không trực tiếp xuất hiện mà tổ chức điều hành hoạt động buôn lậu từ nước ngoài rồi thuê người dân sống xung quanh khu vực biên giới, chủ yếu là những đối tượng không có công ăn việc làm vận chuyển hàng lậu về Việt Nam. C

ác đối tượng chủ mưu còn gắn trách nhiệm bồi thường hàng hóa nếu bị mất, bị bắt giữ cho đối tượng vận chuyển thuê nên bọn chúng hoạt động hết sức liều lĩnh, bất chấp các quy định pháp luật, sẵn sàng chống trả lực lượng làm nhiệm vụ.

Cụ thể như vụ bắt giữ thuốc lá lậu ở Long An đã dẫn đến việc các đối tượng vận chuyển hàng lậu vây đánh làm anh Nguyễn Kim Danh, cán bộ Đội số 1, Quản lý thị trường Long An tử vong.

Thượng tá Lê Thơm kể về việc bắt giữ 18.000 gói thuốc ngoại lá ở địa bàn Đức Huệ, Long An; 89.450 gói thuốc lá ngoại ở địa bàn xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; hay vụ buôn lậu 63 tấn đường cát, 37.500 gói thuốc lá ngoại do các đối tượng Hoàng Văn Phẩm, Phạm Hồng Hà, Nguyễn Đức Thế thực hiện ở địa bàn Long An... cho thấy sự phức tạp của tình hình buôn lậu hiện nay.

Có những lúc lực lượng phòng chống tội phạm về buôn lậu ở phía Nam phá án liên tiếp trong 3 ngày ở các địa bàn Tây Ninh, Long An, thu giữ 122.750 bao thuốc lá ngoại nhập lậu, 14 xuồng máy, nhiều xe gắn máy và các phương tiện vận chuyển hàng lậu...

Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác phòng chống buôn lậu cũng cho thấy, công tác xử lý hình sự đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá ngoại còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có hướng dẫn của các ngành trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại và Luật Đầu tư để xử lý thống nhất các hành vi trên...

Trong khi đó, địa hình buôn lậu phía Tây Nam rất phức tạp, sông rạch chằng chịt, bọn buôn lậu còn xây dựng cả "đội quân" chuyên theo dõi xe, di biến động của lực lượng phòng chống buôn lậu nên rất khó triển khai lực lượng vây bắt. Mặt khác, có lúc, có nơi sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ nên công tác phòng chống tội phạm về buôn lậu cũng gặp không ít khó khăn...

Vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường sắt Bắc Nam cũng có diễn biến phức tạp.

Cùng với nạn buôn lậu qua các tuyến biên giới đường sông, đường bộ, việc nhập hàng lậu bằng các thủ đoạn trá hình qua cảng biển cũng hết sức phức tạp và tinh vi.

Trong vòng chưa đầy 2 tháng, Phòng 6, Cục C74 phối hợp với Cục Chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, Bộ đội Biên phòng và Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1... đã phát hiện bắt giữ 7 vụ vận chuyển ngà voi từ các nước châu Phi về Việt nam với số lượng lớn. Hàng tấn ngà voi được các đối tượng buôn lậu bố trí, cất giấu rất tinh vi trong các hộp gỗ nhập khẩu, hàng quá cảnh tạm nhập tái xuất...

Theo các trinh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu ở địa bàn phía Nam cho biết, các tuyến đường thủy, cảng biển khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, thủ đoạn buôn lậu chủ yếu các đối tượng thuê mướn giấy tờ cầm cố, trộm cắp của người khác để lập công ty "ma", núp bóng danh nghĩa công ty "sạch", chưa vi phạm trong hoạt động xuất nhập khẩu nhằm được ưu tiên trong việc mở tờ khai hải quan, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu.

Đây là khe hở trong quy trình thủ tục mở tờ khai hải quan điện tử được các đối tượng buôn lậu tận dụng triệt để. Trong khi đó, việc gian lận thương mại, trốn thuế qua các cửa khẩu, cảng biển thường tập trung vào các mặt hàng phi mậu dịch, vải, gạch, hàng bách hóa Trung Quốc... bằng các thủ đoạn khai báo sai số lượng, chủng loại, hoặc khai giá thấp hơn giá thực tế.

Liên tiếp trong tháng 12-2016, Cục C74 phối hợp với lực lượng Hải quan cửa khẩu khu vực 4, kiểm tra phát hiện nhiều doanh nghiệp khai báo hàng hóa nhập khẩu không đầy đủ.

Cụ thể như kiểm tra 3 container hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Hoàng Tiên (Gò Vấp, TPHồ Chí Minh) khai báo là giấy dán tường nhưng kết quả kiểm tra phát hiện nhiều mặt hàng không khai báo hải quan như keo, hoặc kê khai không đầy đủ hàng trăm cuộn giấy dán tường.

Tương tự, kiểm tra hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Mai Xuân Phương (TP Hồ Chí Minh) phát hiện nhiều hàng hóa không khai báo hải quan như vỏ ấm inox, phụ tùng bếp hồng ngoại bằng kính, đĩa dốt lửa bếp gas, bộ phận nồi áp xuất điện...

Tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép trên tuyến đường sắt Bắc-Nam thời gian qua cũng diễn biến hết sức phức tạp với các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ... 

Qua công tác trinh sát, các phòng nghiệp vụ của Cục C74 đã phối hợp cùng Công an Đồng Nai bắt giữ một lượng hàng hóa lớn nhập lậu và vận chuyển qua tuyến đường sắt từ Bắc vào Nam, tập kết tại ga Biên Hòa với giá trị trên 7 tỷ đồng.

Cùng với tuyến đường sắt, nạn buôn lậu trên tuyến hàng không cũng được thực hiện khá tinh vi với các thủ đoạn lợi dụng hình thức nhập khẩu phi mậu dịch, quà biếu hoặc chia nhỏ hàng lậu để xách tay qua khỏi khu vực hải quan. Hàng hóa nhập lậu qua tuyến này chủ yếu như mỹ phẩm, điện thoại, đồ trang sức, điện tử...

Và gần đây, tuyến hàng không còn xuất hiện thủ đoạn lợi dụng hình thức quá cảnh, tạm nhập tái xuất hàng hóa để buôn lậu bằng cách rút ruột hàng trên đường vận chuyển đến cửa khẩu tái xuất.

Nhiều khó khăn hiện nay về mặt pháp lý trong công tác phòng chống tội phạm buôn lậu là Cục C74 chưa có chức năng điều tra, xử phạt hành chính các vụ việc vi phạm pháp luật mà chỉ bắt giữ và chuyển giao cho các cơ quan thẩm quyền khác xử lý.

Trong khi đó, các quy định trong lĩnh vực hải quan về hoạt động xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa còn tạo khe hở dễ bị đối tượng buôn lậu lợi dụng triệt để...

Đang trong câu chuyện dở dang với chúng tôi thì Thượng tá Lê Thơm lại nhận tin có hàng lậu tuồn về trên đoàn tàu số hiệu HH7 từ Hà Nội vào Ga Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Anh triển khai nhanh lực lượng phối hợp cùng các cơ quan chức năng địa phương kiểm tra trên 9 toa tàu có chứa nhiều mặt hàng điện tử, máy kéo, bánh kẹo và quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

Đặc biệt, tại toa tàu có ký hiệu 211 chứa nhiều pháo nổ, hoá chất, giày dép, quần áo, đồ gia dụng... xuất xứ từ Trung Quốc với giá trị ước tính hàng tỷ đồng nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Cùng lúc, tin báo hàng lậu, hàng cấm ở các tỉnh biên giới Tây Nam cũng đang tuồn về nên Thượng tá Phạm Ngọc Sơn; Thiếu tá Trần Minh Thông - Phó trưởng Phòng 6, C74 cùng các trinh sát lại tất bật lên đường...

Sự ra đời của Phòng 6, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu ở phía Nam chính thức mới chừng nửa năm, dưới sự điều hành chỉ đạo trực tiếp của Trung tá Trần Thanh Hiển - Phó Cục trưởng Cục C74 đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trên mặt trận chống buôn lậu đầy cam go ở phía Nam.

Mỗi chiến công luôn gắn với nhiều mồ hôi, trí tuệ và sự hy sinh thầm lặng của những cán bộ chiến sĩ làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về buôn lậu nhưng đó cũng là niềm vinh dự góp công sức của mình để bảo vệ cho sự phát triển công bằng, bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Ngọc Như

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文