Lên đồng - trò sốt múa may

10:56 30/11/2016
Bạn thân nữ Tổng thống Hàn Quốc vướng tai tiếng dùng dị đoan can thiệp vào tình bạn, làm lộ bí mật nhà nước, là một thí dụ về nạn đồng bóng ở nước này thịnh hành thế nào.


Xứ Hàn “nhà ngoại cảm” gọi là mudang hay pháp sư. Nôm na là các “ông đồng bà cốt” được xem là có khả năng làm “giao liên” giữa người sống với người chết, trong những buổi “lên đồng”.

Vào các năm bầu cử ở Hàn Quốc, các pháp sư nổi tiếng đều kín “ lịch lên đồng”. Các chính khách dù theo đạo Phật hay đạo Thiên Chúa đều đến nhờ cậy họ, ví dụ nhờ cải táng mộ người thân để có thể trúng cử.

Các pháp sư  không bác bỏ tôn giáo nào, kết hợp các tín ngưỡng và rất mau thích hợp với sự thay đổi của xã hội. Quản thủ Yang Jong Sung của Bảo tàng Dân gian Hàn Quốc nói ngay cả tín đồ Thiên Chúa cũng lên núi ban đêm, để “kính xin” thần thánh ban ơn cho con họ đậu đại học, chồng họ trúng được hợp đồng làm ăn lớn…

Ngay tại Seoul có khoảng 300 “am” của các “ông đồng bà cốt”,  trên những ngọn đồi chỉ cách trung tâm thành phố chưa đầy 1 giờ xe. 

Theo Hiệp hội Cúng bái Hàn Quốc (tổ chức của các pháp sư) thì hiện có khoảng 300.000 pháp sư, hoặc  cứ 160 người dân thì có 1 là mudang. Đa số là nữ, hoạt động độc lập, tin những vị thần khác nhau, nhưng sử dụng chung những câu bùa chú. 

Họ cũng thích ứng với thời hiện đại như lập các địa chỉ web để “cung cấp dịch vụ bói toán qua mạng”. Nhiều mudang trẻ cũng có trang facebook để lôi kéo “tín chủ”.

Làm lễ cầu an

Mỗi thứ Bảy, khoảng 20 “đồng cốt” gặp nhau tại một điểm gần Tòa thị chính để làm lễ cầu an cho hồn các phụ nữ chết mà lúc còn sống, họ bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính quân phiệt Nhật Bản thời Thế chiến 2. Họ treo tấm bảng ghi tên 181 nạn nhân đã chết thời gian gần đây.

Trên bàn thờ là mâm quả và những cây nhang tỏa khói nghi ngút. Các lễ hay những buổi “lên đồng” này gọi là gut, thường do tín chủ “đặt hàng”, và “đồng cốt” thường dâng cúng một con heo quay cho các vị thần thánh, cầm những khẩu súng đồ chơi để an ủi linh hồn một đứa trẻ chết yểu, và họ “hù” quỷ sứ bằng cách đi chân trần trên những lưỡi dao nhọn hoắt… trước sự chứng kiến của các thân chủ. 

Một buổi “lên đồng” ngoài trời.

“Ông đồng” Kim Sang-soon, thành viên Hiệp hội Bảo tồn Gut tỉnh Hwanghae (HGPA) cho biết: Ngày nay, lễ này tập trung vào việc cầu an cho các nạn nhân, chứ không tha thứ cho kẻ gây tội ác cho người chết và “đâm một mũi lao vào tim người còn sống”.

HGPA là một tổ chức tư nhân muốn bảo tồn “gut” ở tỉnh Hwanghae (nay thuộc CHDCND Triều Tiên) hàng năm đều cầu an cho các nô lệ tình dục kể từ năm 1990.

Trong lần “lên đồng” đầu tiên ngày 13-7 năm ấy ở Seoul, 8 “đồng cốt” đã mơ thấy những cô gái đau khổ và họ cho rằng đó là hồn những nạn nhân vẫn còn luyến lưu cõi trần vì lúc còn sống, họ không được cơ hội sống đời thiếu nữ tỏa hết nét xuân thì.

Đảm nhận “nhập vong”

“Bà cốt” Yang Soon Im cùng hai “cộng sự” mất hàng giờ “lên đồng”, để  giúp một thân chủ là nữ y tá 51 tuổi muốn ly dị ông chồng ưa thói lăng nhăng. Nhưng bà Yang lại hứa giúp cặp này hòa giải, với giá 5 triệu won (5.400 USD).

Khi Yang “lên đồng” - hay gọi là “nhập vong” tức hồn người chết nhập vào xác đồng - Yang phán: ông chồng đã “hóa thành một con bướm ngựa hút tủy sống của vợ”, hai vợ chồng gấu ó vì vợ bị đứa con “ám” từ khi bị mẹ phá thai, một người chú cũng “ám” sau khi tự sát và còn do… một cái giếng bị vợ chồng bà y tá lấp từ nhiều năm trước…

“Bà cốt” hét vào mặt bà khách: “Bà dám dùng súng hãm thanh giết chồng nữa đấy. Nhưng hãy nhớ: cái con vật gọi là người luôn trở về với vợ, cũng như con chó đi hoang vẫn quay về nhà. Các linh hồn nói lần này sẽ giúp bà”.

Sau đó hai người phụ nữ ôm nhau khóc, khi người mẹ quá cố của bà khách “hiện về nói chuyện”, trong lúc “cộng sự” Chung Joon Ha 42 tuổi (cựu trung sĩ quân đội Hàn)múa chân trần trên những lưỡi dao bén, miệng ngậm một tảng thịt heo sống. Khi “lai tỉnh”, ông này nói: “Chúng tôi như một cái bệnh viện, chữa trị sự xui rủi cho người ta”….

Yang khoe từ lúc 7 tuổi đã tiếp xúc với những vị sơn thần hoặc hồn ma những người lính. Nhưng bà chỉ thật sự trở thành “bà đồng” để làm “cầu nối” giữa người chết với người sống hồi 25 năm trước, khi đứa con trai của bà vẫn sống sau lần bị đâm dao tưởng chết.

Bà kể hồi nhỏ thường nói “nhăng cuội”, gia đình chẳng ai hiểu nổi, nên bố mẹ bà không cho đi học nữa, nhốt trong nhà. Cô bé trốn lên đồi để “nói một mình” cũng bị đánh, cho đến khi một pháp sư nói Yang  “có số làm mudang”. Bà nội liền xây cho cháu gái một cái “am”, Yang dần nổi tiếng và thường được “cõng” qua các làng khác xem bói. Cô bé được trả công bằng lúa hoặc kẹo nhưng ông bố vứt hết.  

Khi Yang lấy chồng hồi 38 năm trước, bà cũng muốn thôi làm mudang, nhưng con bò trong nhà lăn ra chết rồi, ngôi nhà bị sụp một cách bí ẩn. Thế là hai vợ chồng quyết định lên thủ đô.

Tại Seoul, Yang phải đi rửa chén cho các nhà hàng ăn, nhưng bà thường thức và khóc  lúc rạng sáng: “Các linh hồn không từ bỏ tôi”. Chồng bà là Choi Jong Sam 62 tuổi, kể chuyện vợ ông lúc 4 giờ sáng thường lên mái nhà “hát” ông ổng, cầm 4 gói thuốc lá vái tứ phương là cách để bà “cảm ơn” các sơn thần ban phép lạ cứu sống đứa con trai.

Ông phải “vả” vào mặt vợ để bà “lai tỉnh” nhưng “Lúc đó mắt mụ vợ tôi tóe lửa như một con chó dại sắp cắn người”!.Hiện "bà cốt" Yang 60 tuổi có nhiều thân chủ nhất Seoul. Một ngày bà có thể  “lên đồng” ba lần, ở những nơi kín đáo vì thân chủ chẳng muốn cho người thân biết. Mỗi tháng bà chỉ “ngơi” 3 ngày.

Hầu hết các “cầu nối” âm - dương khẳng định họ tự phát hiện khả năng từ sau khi trải qua một căn bệnh nặng. Họ cho rằng các linh hồn - của những người thân qua đời hoặc hồn một con cáo ẩn mình trong vùng núi sau ngôi làng, hoặc là một gốc cây cổ thụ, thậm chí hồn của một lò gồm - hiện diện khắp nơi, “giao lưu” với người sống và tác động đến số phận người sống. Vì thế, khi người Hàn có nếp nghĩ cổ hủ bị bệnh hoặc bị xui xẻo trong chuyện làm ăn hoặc con gái ế chồng, họ đều “tư vấn” các pháp sư.

Kim Hong Kyung 33 tuổi, là “khách mối” của Yang, nói: “ Nếu tôi tiếp xúc với một người đàn ông bị ung thư dạ dày, tôi bị đau bụng suốt nhiều ngày. Nếu tôi gặp một bà chết lúc đẻ con, bụng tôi cũng phình như có chửa”. “Bà cốt” Kim Myung Soon 41 tuổi vừa tay không bứt đầu một con gà sống để tế, vừa khàn giọng: “Thiên nhiên giờ bị phá nhiều quá. Hồn cây hồn đá đều mất chỗ ở nên ám người sống. Thế mới hiểu vì sao đất nước nay loạn quá” !

“Vong” tướng Mỹ nhập xác

Trò “ông đồng, bà cốt” ở Hàn có nguồn cội từ thế kỷ 19, nhưng rồi bị các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa phá, rồi phải “hoạt động chui” thời bị Nhật đô hộ. Sau đó, các chế độ quân sự Hàn Quốc gọi trò này là mê tín dị đoan, cấm hoạt động và đốt các “am”.

Nhưng ngày nay, cả người xem là mê tín dị đoan cũng thừa nhận trò này giữ một phần quan trọng trong việc tái lập bản sắc văn hóa Triều Tiên, do nó bảo tồn được các dạng thức âm nhạc, điệu múa và trang phục truyền thống. Seoul gần đây cũng tổng hợp các tài liệu và xem những lễ nghi là “các tài sản văn hóa phi vật thể”, nên mudang lại nổi lên thành một bản sắc văn hóa của cả Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên

Theo Giáo sư Hong Tea Han của Đại học Chung Ang ở Seoul chuyên nghiên cứu về mudang, các pháp sư thờ khoảng 273 vị thần thánh, từ Đức Jesus, Bà Maria của đạo Thiên Chúa cho đến cố độc tài quân sự Park Chung - hee hoặc… tướng Mỹ  Douglas MacArthur!. 

Khi ông tướng này “nhập” vào họ, các “thầy đồng” cũng đeo kính mát, ngậm tẩu và nói “xì lô xì là” gì đó nhưng “khách tin như sấm” rằng “ông tướng đang nói tiếng Anh” với họ. Một mudang kể hơn chục năm trước còn có vài “đồng nghiệp” đến lạy tượng MacArthur ở thành phố cảng Incheon.

Bích Ngọc (theo New York Times)

Chỉ tính riêng tại 24 dự án chung cư trên địa bàn các quận 1, quận 4, quận 7, quận 10 và TP Thủ Đức ở TP Hồ Chí Minh hiện đã có ít nhất 8.740 căn hộ được chủ sở hữu đem tham gia vào việc cho thuê lưu trú ngắn hạn qua ứng dụng Air Bed and Breakfast (Airbnb). Đây là nền tảng trực tuyến kết nối giữa những người có nhu cầu thuê nhà, phòng nghỉ với người có nhu cầu cho thuê.

Tối 25/4, hàng ngàn người dân TP Hồ Chí Minh đã mãn nhãn khi theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Dù trời đổ mưa lớn trước giờ bắt đầu, nhưng khán giả vẫn chật kín hai bên đường, trong không khí xúc động và tự hào.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (26/4), khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đã có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 40mm như: Ea Tul (Đắk Lắk) 53.6mm, Chư Gu (Gia Lai) 40.6mm, Lộc Ninh (Bình Phước) 60.4mm…

Những động thái gần đây từ chính quyền Tổng thống Donald Trump cho thấy khả năng Mỹ rút khỏi vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine đang trở thành một kịch bản ngày càng hiện hữu. Nếu điều này xảy ra, tiến trình đàm phán vốn đã mong manh sẽ đối diện nguy cơ đổ vỡ, đẩy Kiev vào thế bị động và làm thay đổi đáng kể cán cân chiến lược ở châu Âu.

CLB bóng đá Công an Hà Nội sẽ đá trận bán kết lượt về Cúp C1 Đông Nam Á (ASEAN Club Championship) 2024-2025 trên sân Hàng Đẫy đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu "Victory Vietnam" (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chiều 25/4, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.