Lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật

07:07 05/11/2018
“Bố mẹ mình đều là trẻ mồ côi. Bố đi ở đợ cho người ta, chỉ học đến lớp 5. Mẹ không biết chữ. Nhưng ông bà nuôi dạy sáu anh em mình ăn học đến nơi, đến chốn, có người là tiến sỹ. Mình chỉ hy vọng giúp cho các em thiệt thòi bị mắc bệnh down, thiểu năng trí tuệ có bạn, có trường, biết đọc, biết viết ” – Cô giáo Lê Thị Hòa mở đầu câu chuyện như thế về một lớp học tình thương miễn phí mà cô là người khơi nguồn và “tiếp lửa” suốt 11 năm nay.


"Em không ở nhà đâu"

Đến chùa Hương Lan ở thôn Đông Cựu, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội vào những ngày se lạnh của tiết trời cuối thu. tiếp chúng tôi trong chén nước trà mới pha giữa giờ nghỉ giải lao của lớp học tình thương, cô giáo Lê Thị Hòa trải lòng: Cô là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Trường Tiểu học Đông Sơn (xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ), vốn là một phật tử hay lui tới chùa. Cô giáo Hòa và sư Thích Đàm Tiền đều có những băn khoăn về những đứa trẻ không được đến trường trong xã.

Cô giáo Lê Thị Hòa đang chỉ bảo từng nét chữ cho học sinh khuyết tật trong lớp học tình thương.

“Tuổi thơ của mình đã từng rất cơ cực nên khi biết được các em học sinh quanh vùng có hoàn cảnh đặc biệt như: mắc bệnh down, câm điếc bẩm sinh và thiểu năng trí tuệ có hoàn cảnh éo le như gia đình nghèo, bố mẹ bỏ nhau… mình muốn làm một điều gì đó để sẻ chia khó khăn cùng các em. Từ đó lòng mình khởi lên một tình thương để cưu mang và nâng đỡ các em tiếp tục con đường học vấn” – cô giáo Lê Thị Hòa chia sẻ.

Nhà sư Thích Đàm Tiền đã bàn với cô giáo Hòa tìm cách giúp cho những đứa trẻ không may mắn đó được biết chữ. Tâm nguyện của ông và cô giáo đã được nhiều người dân trong vùng và chính quyền ủng hộ. Sư Thích Đàm Tiền sửa sang lại gian nhà tiếp khách của chùa thành lớp học, đến từng ngôi trường trong xã để xin những chiếc bàn ghế, bảng cũ... 

Khi đã có cơ sở vật chất, nhà sư và cô giáo Hoà khai giảng cho lớp học đặc biệt này. Ngày 14/10/2007, lớp học mang tên “Tình thương” ra đời trong ngôi chùa Hương Lan, ban đầu với 8 em khuyết tật tuổi từ 7 đến 20. Cô Hòa đi vận động các thầy, cô trong trường bớt chút thời gian để kèm các em. 

Cô giáo Hòa đang rèn tập đọc cho học sinh khuyết tật trong lớp học tình thương.

Chỉ trong vòng 1 tháng, nghe trong chùa Hương Lan có lớp học tình thương, các bậc phụ huynh đã mang con em đến nhờ cô giáo Hòa dạy. Hiện nay, lớp học đã tiếp nhận thêm 60 cháu khuyết tật, bị ảnh hưởng từ bố mẹ nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh. 

Có em câm điếc bẩm sinh, có em thiểu năng trí tuệ và lại có em mắc chứng bệnh down, chưa từng đến lớp và những học sinh kém “ngồi nhầm” lớp. Những học sinh “ngồi nhầm” lớp chủ yếu là con em các gia đình nghèo, bố hay mẹ mất sớm hoặc có hoàn cảnh rất khó khăn.

“Bản thân mình luôn mong muốn các em tuy bị khiếm khuyết về cơ thể nhưng phát huy được tính tự lập, ý thức cao trong sinh hoạt và học tập để không phụ sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ nên cố gắng đưa các em vào trong khuôn khổ, môi trường khá kỷ luật. Mục đích cao nhất là muốn các em nâng cao ý thức hơn, tận dụng tốt thời gian để tập trung cho học hành. 

Tuy vậy, do các em là những đứa trẻ đặc biệt bị mắc các bệnh như down, thiểu năng trí tuệ nên nhiều lúc quá hiếu động mà không kiểm soát được bản thân và nhận thức rất chậm nên tôi cũng phải tạo sự gần gũi, lắng nghe chia sẻ của các em để chúng tránh bị áp lực ”– cô giáo Hòa cho hay.

Cô giáo Hòa đang luyện từng nét chữ cho học sinh khuyết tật.

Ban đầu khi gửi các em vào lớp học tình thương miễn phí đặc biệt của mình, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự lo ngại vì các cháu bị mắc bệnh nên trí nhớ kém và ngờ nghệch, không giám sát được các em đi đâu, làm gì, sinh hoạt ra sao. Thế nhưng, mỗi khi đến thăm lớp và đưa đón con đi về là mỗi lần thấy con hoàn toàn thay đổi trong nhận thức, cách ứng xử với mọi người, trong cả lối sống sinh hoạt hàng ngày nên họ cũng yên tâm hơn.

Chúng tôi đang trò chuyện với cô giáo Lê Thị Hòa thì bắt gặp ánh mắt vô tư hồn nhiên của cậu học sinh Lê Văn Hoàng (sinh năm 2008). Hoàng bị tật nguyền từ nhỏ ở đôi tay và đôi chân. Năm phút em mới viết được tên mình trên giấy. Tuy thế, chữ Hoàng đẹp. Làm tính cũng rất nhanh. Hoàng phát âm khó khăn: “Bây giờ em biết đọc, biết viết rồi. Đến lớp chơi với các bạn vui lắm”.

Hoàng chưa phải là học sinh nhiều tuổi nhất trong lớp học tình thương. Em Nguyễn Duy Khoa năm nay 20 tuổi. Khi được hỏi, Khoa vất vả lắm mới nói được từ: “Em hai mươi tuổi”. Khoa bị thiểu năng trí tuệ ngay từ khi lọt lòng và chưa từng được đến lớp, tiếp thu bài cũng không nhanh nhưng đặc biệt chăm chỉ. 

Nhà Khoa ở xã Thanh Bình, cách lớp học tình thương ba cây số. Cuối tuần nào, Khoa cũng đi bộ đến lớp học, kể cả những hôm mưa gió. Mỗi khi nhà chùa có khóa lễ phải nghỉ thì Khoa lại rơm rớm: “Em không ở nhà đâu”.

Chắp cánh ước mơ cho học sinh nghèo

Lớp học hoàn toàn miễn phí. Tiếng lành đồn xa, những gia đình có con khuyết tật không thể đến trường lần lượt mang con đến xin học. Thời điểm cao nhất có hơn 60 học sinh từ nhiều xã trong huyện theo học. Bên cạnh đó, cô Hòa còn nhận cả các cháu học chậm, nhà nghèo, học sinh ngồi nhầm lớp… theo học.

Phòng khách của chùa Hương Lan chỉ vỏn vẹn 18 mét vuông, kê vừa đủ 10 chiếc bàn đôi. Số học sinh đông dần, lớp học ngày một chật chội. Các cô giáo chia số học sinh ra làm năm lớp, từ lớp  một đến lớp năm. Mỗi lớp học một góc, quay về một hướng để tiện học bài. Sau 11 năm lớp đi vào hoạt động, cô giáo Hòa vui mừng khi thấy các em đọc thông, viết thạo và hoà nhập với bạn bè ở trường. 

Lớp học tình thương của cô giáo Lê Thị Hòa.

Do cô giáo Hòa còn bận thời gian giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Sơn nên lớp học đặc biệt này chỉ học vào thứ Bảy, Chủ nhật. “Thương các con thì đến dạy chứ không có đồng công nào cả. Nhiều lúc cô giáo còn đưa các con đi về. Nhiều khi học sinh đông quá, phải kê thêm bàn cho các em ra ngoài sân chùa để học”, cô giáo Hòa chia sẻ.

Điều khiến cô giáo Lê Thị Hòa trăn trở nhất là làm sao duy trì được lớp học đó, làm sao để nâng cao được chất lượng cho học sinh, đặc biệt là các bạn học yếu. Cố gắng để lớp học phát huy được hiệu quả, giúp các em nâng cao được kiến thức biết đọc, biết viết một cách thuần thục. Vì thế, học sinh trong lớp học tình thương được cô giáo Hòa dạy dỗ chu đáo. 

Kinh phí phần lớn do cô Hòa tự bỏ tiền lương hàng tháng để hỗ trợ cho các em về sách vở và đồ dùng học tập. Vì là lớp học đặc biệt nên phương pháp dạy cũng đặc biệt.“ Các em đều là những trẻ khuyết tật, chậm hiểu nên mình phải giảng từ từ, kiên nhẫn, thậm chí dạy kèm từng em. 

Có những em dạy phải kèm với dỗ cho kẹo. Có những em đang học trong lớp, vệ sinh cá nhân không tự chủ được, rớt rãi chảy quanh miệng, mình lại tắm giặt cho các em như một người mẹ. Để có phương pháp truyền tải kiến thức dành cho những em khuyết tật đặc biệt như vậy, hàng ngày ngoài giờ lên lớp là mình lại vào Internet, đọc sách báo và thậm chí phải khăn gói lên tận các trung tâm dạy học dành cho người khuyết tật để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Từ đó, mình rút ra những phương pháp và kiến thức phù hợp nhất đối với các em”.

Phần lớn phụ huynh học sinh các em đều nghèo. Có nhà làm nông. Có gia đình làm ở khu công nghiệp. Mọi người đều cảm tạ tấm lòng của các cô giáo ở đây. Mặc dù cô Hòa hiện đang dạy học ở Trường Tiểu học Đông Sơn; nhưng không nghỉ ngơi, cứ cuối tuần cô Hòa lại xuống chùa dạy chữ cho các em.

Trần Toản

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phòng, phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo BĐBP Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công An tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới.

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Chủ đề thảo luận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) là vấn đề tiền bạc. Ai sẽ chi trả cho các nước đang phát triển để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu?

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文