Malaysia sẽ chuyển đổi quyền lực sau Thượng đỉnh APEC?
- Chile quyết tổ chức thượng đỉnh APEC bất chấp tình hình bất ổn
- Hơn 6 tỉ rúp chi phí cho Hội nghị thượng đỉnh Apec
- Hội nghị thượng đỉnh APEC thông qua 5 văn kiện về tăng trưởng sáng tạo
Tiến sĩ Mahathir bin Mohamad, Thủ tướng Malaysia, 94 tuổi, cho biết ông sẽ không bàn giao nhiệm vụ trước Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) mà Malaysia sẽ tổ chức vào tháng 11-2020, nhưng có thể sẵn sàng sau đó. Khi được hỏi liệu có thể bàn giao vào tháng 12-2020 hay không? Tiến sĩ Mahathir nói: “Tại đây, chúng tôi sẽ xem xét điều đó khi đến lúc”.
Mối quan hệ đầy biến động giữa hai người đàn ông - đồng minh đã trở thành đối thủ quyết liệt, người sau đó đã tái hợp để giành quyền lực - đã định hình chính trị ở Malaysia trong nhiều thập kỷ.
Tiến sĩ Mahathir bất ngờ được bầu vào năm 2018 với tư cách là người đứng đầu một chính phủ liên minh có đảng lớn nhất lãnh đạo bởi Anwar, 72 tuổi, người đã bị bỏ tù 2 lần về các cáo buộc riêng biệt và vì tham nhũng - những cáo buộc mà ông Anwar nói là có động cơ chính trị.
Thủ tướng Mahathir từng làm thủ tướng 22 năm từ 1981 đến 2003. Anwar là phó của ông Mahathir từ năm 1993 đến 1998, khi hai người xung đột, Anwar bị bỏ tù năm sau. Mặc dù Tiến sĩ Mahathir hứa sẽ trao quyền lực cho Anwar trong chiến dịch tổng tuyển cử năm 2018, nhưng những nghi ngờ đã tăng lên sau khi ông nói rằng cần thêm thời gian để lèo lái đất nước đang bị mắc nợ.
Tiến sĩ Mahathir cho biết ông hy vọng sẽ có một thỏa thuận ngoài tòa án với Goldman Sachs sớm về vụ bê bối 1MDB khiến nợ Malaysia tăng vọt. Ông cũng nêu ra khả năng bán cổ phần ở Petronas cho các tỉnh giàu dầu khí. Cùng với kế hoạch trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC 2 lần, ôngMahathir đã cố gắng củng cố di sản của mình như một nhà lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo.
Với 1MDB, Mahathir nói rằng ông hy vọng sẽ sớm đạt được một thỏa thuận bên ngoài tòa án với Goldman Sachs về vụ bê bối này, nhưng khoản bồi thường 1 tỷ đô la mà ngân hàng đưa ra là quá nhỏ.
Chính phủ đã buộc tội Goldman và 17 giám đốc hiện tại cùng cựu giám đốc của các đơn vị vì đã lừa dối các nhà đầu tư về doanh số trái phiếu với tổng trị giá 6,5 tỷ đô la Mỹ mà ngân hàng Mỹ đã giúp gây quỹ cho quỹ tài sản có chủ quyền.
Ông Mahathir cho biết chính phủ đã yêu cầu 7,5 tỷ đô la Mỹ từ Goldman và các cuộc đàm phán đang diễn ra.
Theo ông Mahathir, Malaysia sẽ không đồng ý thỏa thuận với nhà tài chính chạy trốn Jho Low, bị cáo buộc đóng vai trò trung tâm trong vụ bê bối. Low đã liên tục phủ nhận những hành động sai trái và nói rằng ông không mong đợi một phiên tòa công bằng ở Malaysia miễn là Tiến sĩ Mahathir nắm quyền. "Chúng tôi nghĩ ông ấy có tội. Chúng tôi có bằng chứng về điều đó", Tiến sĩ Mahathir nói về Low. "Chúng tôi muốn giải quyết nó theo luật".
Tiến sĩ Mahathir cho biết chính quyền Malaysia không liên lạc được với Low hay đại diện của ông và không biết ông ta đang ở đâu. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hồi tháng trước, họ đã ký một thỏa thuận để thu hồi 1 tỷ đô la Mỹ trong các quỹ được cho là bị cướp từ 1MDB.