Mong một môi trường giáo dục hoàn thiện

14:41 09/09/2016
Tháng 9, mùa tựu trường của hơn 22 triệu học sinh trên mọi miền đất nước. Đâu đâu cũng ngập tràn không khí vui tươi, rực rỡ sắc màu. Sự hân hoan, niềm tin vào những điều tốt đẹp cho một năm học mới ngời lên trong ánh mắt thầy trò.

Đó là tất cả những gì có thể thấy được tại các thành phố lớn những ngày qua. Ấn tượng về ngày khai giảng sẽ luôn là một kỷ niệm đẹp đẽ khi các thế hệ học trò trưởng thành, bước vào đời và là chủ nhân tương lai của đất nước.

Còn ở những mái trường nơi vùng sâu, vùng xa, dễ dàng nhận thấy những hình ảnh đối lập hoàn toàn: Mưa lũ ngập trên các con suối, từng tốp học sinh dìu nhau giữa làn nước xiết; Dọc đường đến trường, bùn lầy ngập những bàn chân nhỏ bé, nhưng các em nhỏ vẫn nhẫn nại từng bước cho kịp dự lễ khai giảng; 

Trên những bãi đất trống, nhiều em bé còn lấm lem ngồi ngay ngắn lắng nghe thầy hiệu trưởng tuyên bố lễ khai giảng năm học mới; Không có hoa tươi, chẳng có băng rôn, chỉ có dòng chữ ngay ngắn "Khai giảng năm học mới" được viết trên tấm bảng to…

Minh họa Lê Tâm

Những hình ảnh khiến chúng ta nghẹn lòng. Bao năm rồi, hình ảnh buồn bã đó vẫn đeo bám các em nhỏ vùng cao. Cuộc sống nơi đây còn muôn vàn khó khăn và để có được cái chữ, các thầy cô cắm bản và bao em nhỏ nơi đây phải vất vả biết nhường nào.

Trước ngày khai giảng, lại thấy ồn ào về sự đổi mới cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cách đây 2 năm, ngành giáo dục đã quyết tâm đổi mới bằng một kỳ thi quốc gia với bao hệ lụy, gây áp lực cho phụ huynh và học sinh khiến nhiều người nhớ lại vẫn còn choáng váng.

Năm vừa qua, sự đổi mới lại diễn ra khi xét tuyển vào các trường đại học. Mọi sự thấy có vẻ êm, dư luận bớt ồn ào thì năm nay, sự đổi mới lại nhằm vào khâu thi cử. Chưa thấy hiệu quả thiết thực, chỉ thấy mệt mỏi và bất an.

Vẫn biết, đổi mới là cần thiết, phù hợp với xu thế và đảm bảo sự phát triển chung của xã hội, nhưng đổi mới liên tục, mỗi năm một kiểu khiến người ta hoài nghi, khó chịu bởi các em học sinh bỗng trở thành "chuột bạch" khi phải nạp vào đầu quá nhiều những nội dung từ cuộc đổi mới đó.

Có một việc không chỉ tôi mà nhiều người đều có chung nguyện vọng, đó là chấm dứt nạn bạo lực trong trường học. Suốt năm qua, hàng trăm clip ghi lại cảnh học sinh mặc đồng phục đánh nhau trong lớp học, tại sân trường hay cảnh giáo viên có hành vi thô bạo với học sinh…

Quả thật, nó là những hình ảnh vô cùng phản cảm và người ta phải đặt câu hỏi: Vì sao học sinh bây giờ lại có những hành động đáng xấu hổ đến thế? Tất nhiên, để cho cái ác, cái xấu tồn tại trong nhà trường, lỗi thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội, nhưng cái ác ngang nhiên diễn ra, cái xấu không bị lên án tại nơi được coi là trong sạch, thân thiện nhất là điều khiến chúng ta, những người lớn phải nhìn lại mình, bởi hình như chính chúng ta cũng có lỗi.

Mong muốn của cả xã hội vào một nền giáo dục rất đơn giản: Thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp. Nói một cách ngắn gọn, đó là một môi trường sư phạm hoàn thiện.

Thầy giáo sẽ truyền đạt cho các học trò không chỉ kiến thức mà còn là những bài học làm người. Và học trò, các em sẽ lớn lên mỗi ngày qua từng bài giảng, nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng sau này là công dân có ích trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong nhiều quan điểm được đưa ra nhân dịp khai giảng, tôi đặc biệt đồng tình với ý kiến cho rằng, nhân tố quyết định của thắng lợi chính là đội ngũ thầy cô giáo.

Hầu hết các thầy cô tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" nhưng chỉ tâm huyết chưa đủ, thầy cô giáo cần phải có năng lực, kiến thức mở rộng, đáp ứng được các chuẩn để dạy theo phương pháp tiếp cận năng lực.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần xây dựng cả lộ trình tinh giản biên chế những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không có khả năng đứng trên bục giảng.

Vì lẽ đó, cùng với sứ mệnh truyền đạt kiến thức, chắp cánh ước mơ, bồi đắp phẩm chất làm người cho học sinh, đội ngũ thầy cô giáo phải gánh trên vai một sứ mệnh cao cả nhưng cũng rất nặng nề là tự hoàn thiện bản thân.

Mỗi thầy cô phải là một tấm gương học hỏi không ngừng, góp phần nối tiếp, bồi đắp truyền thống hiếu học của dân tộc và quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục nước nhà.

Tuấn Nguyễn

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文