Mưu sinh trong mùa hạn, mặn

07:45 01/04/2020
Người thiếu nước uống, lúa thiếu nước tưới, đất đai khô cằn, cây cối xác xơ… Đó là trận hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử 100 năm qua đang bủa vây các tỉnh miền Tây...


Bán nước ngọt - nghề "hái" ra tiền

Hạn, mặn ảnh hưởng nhiều nơi tại tỉnh Bến Tre. Các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú... giống như một “sa mạc” khát. Một nơi từng là vựa nước ngọt khổng lồ thì nay người dân xót xa khi phải mang tiền đi mua nước ngọt. Nghề bán nước ngọt bỗng nhiên trở thành “cơn sốt” kiếm tiền tại đây.

Từ đầu mùa hạn đến nay, nhà anh Nguyễn Văn Bảy (xã Tân Xuân, huyện Ba Tri) trở thành địa chỉ bán nước ngọt nổi tiếng của vùng. Anh Bảy làm việc liên tục từ 2 giờ sáng tới 10 giờ đêm mới nghỉ.

Các kênh rạch ở miền Tây cạn trơ đáy vì hạn.

Mỗi xe nước ngọt khoảng trên 1m3, anh Bảy bán với giá 100 đến 200 ngàn đồng tùy thuộc vào khoảng cách xa gần của từng nhà. Mỗi ngày, anh Bảy thu về 1 triệu đồng. Nhờ trời, giếng khoan nhà anh Bảy có mạch nước ngọt dồi dào, từ đầu mùa hạn đến giờ, anh không nhớ nổi đã bán bao nhiêu m3 nước, thực hiện bao nhiêu chuyến xe chở nước.

Trung bình gia đình 4 người một tháng xài tiết kiệm nhất cũng phải từ 3 đến 4 xe nên tiền mua nước đang là một thách thức không nhỏ với nhiều hộ nông dân lâm vào cảnh mất mùa lại thất nghiệp.

Nhiều tổ chức từ thiện, Mạnh Thường Quân ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã về các tỉnh miền Tây “cứu khát” bằng những xe nước ngọt nghĩa tình, phần nào vực dậy tinh thần cho người dân vùng hạn mặn. Nhưng đó chỉ như những cơn mưa rào chợt đến rồi chợt đi, cái khát vẫn chờ mỗi ngày.

Bà Lê Thị Em (Bảo Thạnh, Bình Đại) than thở, tiền trợ cấp bị ảnh hưởng chất độc da cam của bà mỗi tháng được hơn 700 ngàn chỉ đủ mua nước ngọt dùng sinh hoạt cho gia đình 5 người. Bà chưa bao giờ nghĩ có ngày phải mua nước ngọt như thế này nên rất lo lắng.

Hơn một tháng nay, các cháu của bà thèm một lần được tắm thật thoải mái mà không được. Vừa rồi bà đưa cháu đi thăm ba mẹ làm công nhân ở Bình Dương, nó được cho đi bơi một trận mà về nhớ mãi, nhắc hoài.  

Những vựa lúa có nguy cơ chết cháy vì thiếu nước ngọt.

Bà Em cho biết, nước ngọt đi mua là nước lấy từ giếng tầng nông, giếng khoan chỉ có vị ngọt chứ chưa hề qua lắng, lọc nên còn nhiều tạp chất. Muốn dùng nước sạch, mỗi hộ phải lọc qua một lần nữa. Tuy nhiên, do nhu cầu dùng nước quá lớn, các đại lý bán nước ngọt không đủ cung cấp nên nhiều hộ dân vẫn phải mua nước có độ mặn trên 1% về sử dụng.

Ông Nguyễn Thành Lâm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Ba Tri cho biết, nước máy lấy từ nguồn nước mặt ở các sông đưa về nhà máy xử lý nên dù là nước sạch vẫn còn độ mặn. Người dân đành phải chấp nhận dùng nước mặn trong mùa này.  

Nhận thấy nhu cầu nước ngọt quá cao, ông Nguyễn Văn Tài (Bình Đại) đã bỏ tiền ra đầu tư mua lại một giếng khoan của hộ dân để kinh doanh. Ông Tài mua cả giếng 10 triệu đồng, được tùy ý sử dụng trong vòng 2 tháng. Trung bình mỗi ngày ông Tài chở được từ 6 - 8 xe nước, trừ hết chi phí xăng dầu, ông thu về khoảng 1,2 triệu.

Nghề bán nước ngọt giúp gia đình ông Tài có thu nhập khá, nhưng ông Tài thú thật là không cảm thấy vui vẻ thoải mái chút nào. “Nếu tôi không bán thì có người khác bán, bà con vẫn phải mua nước để dùng. Tôi chỉ mong mưa về càng sớm càng tốt để người dân quê mình đỡ khổ”, ông Tài bộc bạch.

Bỏ ruộng vườn đi kiếm sống

Nắng nóng, hạn mặn diễn ra ngày càng gay gắt khiến đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có một nghề mà nghe hạn mặn, nắng nóng kéo dài thì niềm vui của họ dài thêm. Đó là nghề làm muối. Năm nay diêm dân ở Bạc Liêu, Bến Tre vui mừng phấn khởi vì mùa muối trúng đậm, giá thành ổn định. Nhiều nông dân từ các vùng thiệt hại lúa, cây ăn trái đã đầu quân cho diêm dân vựa muối lớn nhất nhì miền Tây này.

Hai tháng nay, anh Lê Văn Thủy (38 tuổi, ngụ Kiên Giang) trở thành diêm dân ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) sau khi phải phá bỏ 4 công đất trồng xoài năm thứ 6. Nhờ được mùa nên chủ vựa muối cũng hào phóng trả anh Thủy 9 triệu/tháng. Bù lại, anh phải làm việc trên cánh đồng muối, cả ngày nắng nóng bỏng rát.

Anh Bảy cung cấp nước ngọt cho bà con trong vùng.

Mới 2 tháng mà da anh đen xám lại, tóc vàng cháy như cây lúa mùa hạn. Khổ cực mà có tiền gửi về nuôi vợ mới sinh con, anh Thủy lấy đó làm niềm vui. Sau khi hết mùa muối, anh Thủy định lên thành phố Hồ Chí Minh làm phụ hồ nhưng lại đúng vào lúc dịch bệnh nên anh chưa biết phải đi đâu, làm gì cho hết mùa hạn này. 

Thông lệ, ăn tết xong mới xuất hiện nước mặn nhưng năm nay hạn mặn kéo về từ cuối tháng 11. Thời điểm này cây đang trổ đòng trở nên “ngắc ngoải”. Mặc dù người nông dân đã cố gắng cứu vớt bằng nhiều cách nhưng giọt nước ngọt trở nên khan hiếm, con người còn khát thì lấy gì cho cây.

Ông Lê Văn Điềm (50 tuổi, Hòn Đất, Kiên Giang) ngày nào cũng ra ruộng lúa hơn 1 ha của gia đình ngồi bần thần giữa cánh đồng khét cháy mùi đất, ông bất lực nhìn trời, rồi lắc đầu ngao ngán, tuyệt vọng.

Những ngày đầu, ông lặn lội đi chở nước tại con kênh nội đồng về tưới cho lúa, chỉ được 3 ngày là nước mặn tràn về xâm lấn, các con sông, dòng kênh nhiễm mặn. Ông mua nước tại giếng khoan của dân, nhưng chỉ như mưa phùn trên sa mạc, được một ngày đâu lại vào đó, đất nứt nẻ, lúa vàng cháy. Biết là không thể cầm cự nổi, ông Điềm quyết định cắt bỏ lúa mang về cho bò ăn dần, phải làm nhanh kẻo ít hôm nữa lúa cháy khô thì phí.

Năm nay mất trắng vụ lúa Đông Xuân, vốn là nguồn thu nhập chính của gia đình ông Điềm. Tiền công nợ, phân bón, giống má trở thành khoản vay lãi, mỗi ngày nở thêm ra. Ông Điềm tới huyện Đông Hải (Bạc Liêu) làm muối thuê mong muốn kiếm chút tiền sinh sống cho gia đình 4 miệng ăn.

Mỗi ngày, ông Điềm ra đồng muối từ rất sớm, đây là công đoạn vất vả nhất trong cả quá trình làm muối, đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, dẻo dai và chịu được nắng nóng. Sau khi lấy nước vào ruộng, chờ cho muối kết tủa, lao động như ông Điềm phải cào muối chất thành từng đống rồi dùng xe rùa đẩy muối về.

Là nông dân chính hiệu, ông Điềm đã quen với việc cuốc cày, dãi nắng dầm mưa nhưng lần đầu tiên làm diêm dân trên ruộng cực nhọc muốn bỏ cuộc. Mỗi ngày, ông Điềm được trả công 300 ngàn đồng, bao ăn ở. Ông tiết kiệm hết sức, không dám tiêu vào số tiền công để gửi về nhà trả nợ và nuôi vợ con.

Đời muối cũng như đời ruộng rẫy đều phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có thành quả. Nhiều đêm, ông Điềm giật mình nghĩ đến thiên tai, nếu năm nào cũng hạn mặn và khan hiếm nước ngọt như năm nay thì phải làm sao, tương lai nào cho các con của ông.

Ruộng nhà ông chỉ có công năng làm lúa, muốn trồng hoa màu phải đổ đất, đào mương dẫn nước, mà nước đâu để dẫn. Ông không thể làm thuê mãi thế này được, tuổi tác xô đẩy sức khỏe, vài năm nữa xương cốt rệu rã không thể đi làm được.

Hàng xóm nhà ông Điềm là gia đình anh Nguyễn Văn Khiếm (30 tuổi) cũng rơi vào tình cảnh dở khóc dở mếu bởi hạn mặn. Vợ chồng anh Khiếm lấy nhau được 7 năm, có hai mặt con. Ngày ra riêng ba mẹ cho 6 công đất trồng chanh. Dày công vun xới, chăm bón vườn chanh, mỗi năm anh Khiếm thu được 2 mùa, kinh tế tạm ổn.

Nay thì thất thu toàn bộ, chanh đang đơm hoa nhưng chẳng có nước, không thể đậu quả và có nguy cơ chết cả vườn. Anh Khiếm cứu vớt bằng cách vượt 30 cây số đi mua nước ngọt về tưới, hết nước, anh đánh liều đi mua nước đá về đổ gốc chanh. Đã làm hết sức, hết tiền mà chưa có mưa, anh Khiếm ngồi bên vườn chanh bật khóc.

Không còn nguồn thu, nợ chồng nợ, vợ chồng anh Khiếm đóng cửa, gửi hai đứa con bên nhà ngoại rồi dắt nhau tới Đồng Nai kiếm sống. Anh chị vừa nhận được tháng lương đầu tiên, chi phí nhà trọ, ăn uống còn dư được 3 triệu gửi về quê nuôi con.

Những tưởng cuộc sống công nhân như thế là chấp nhận được, anh Khiếm dự định sẽ làm tới cuối năm có chút vốn trở về khôi phục lại vườn chanh. Nhưng đùng một cái, dịch bệnh ập tới, vợ anh Khiếm làm phục vụ cho nhà hàng tiệc cưới bị mất việc do nhà hàng đóng cửa. Một tuần nay, chị vật vờ ở phòng trọ ăn bám vào chồng, vừa buồn tủi vừa nhớ con.

Trong những cuộc tháo chạy khỏi làng quê vì hạn mặn, đa số người dân tìm đến các thành phố lớn kiếm sống. Không phải ai cũng có thể đi làm công nhân vì công ty giới hạn tuổi tác và trình độ tay nghề. Những người trên 40 tuổi gần như không có cửa vào công ty nên họ làm nghề tự do.

Bà Bùi Thị Năm (46 tuổi, Bình Đại, Bến Tre) rời khỏi làng quê sau khi không thể cứu nổi 5 công lúa, 2 công xoài. Nếu như những năm trước, hạn mặn trong vòng kiểm soát thì gia đình bà vẫn có thể sống ổn vào nguồn thu nhập từ lúa và xoài. Năm nay thì mất trắng, nước mắt của bà, khóc bao nhiêu cũng không thể thành nước mưa tưới mát cho ruộng vườn.

Bà lên thành phố Hồ Chí Minh xin làm “osin”. Làm được 2 tuần thì nhà chủ đưa con về quê tránh dịch nên thanh lý hợp đồng sớm. Rất khó kiếm việc làm trong mùa dịch ở thành phố lớn, bà Năm ngậm ngùi quay trở về mảnh vườn đang khát cháy của mình.

Ngọc Thiện - Cát Tường

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

Đợt không khí lạnh tăng cường khiến các tỉnh thành ở miền Bắc nền nhiệt tiếp tục giảm, trời rét. Thủ đô Hà Nội ngày nắng, về đêm và sáng sớm lạnh. Vùng núi cao một số nơi dưới 16 độ C.

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文