Ngăn chặn tội phạm mua bán người ở xứ biển Bạc Liêu

15:07 13/08/2017
Những năm gần đây, tình trạng buôn bán người diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Bạc Liêu, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân, bọn tội phạm đã sử dụng các phương thức, thủ đoạn tiếp cận, dụ dỗ để đưa nhiều phụ nữ ra nước ngoài bán làm vợ, thậm chí nhiều trường hợp còn bị bán vào các động mại dâm


Thời gian qua, cán bộ chiến sỹ (CBCS) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Bạc Liêu đã khám phá thành công nhiều vụ buôn người, truy bắt nhiều đối tượng phạm tội, buộc chúng phải nhận hình phạt thích đáng.

Thiếu tá Đinh Văn Nhà  Phó Đội trưởng Đội Phòng chống tệ nạn xã hội và mua bán người, Phòng PC45 Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết: Tình trạng một số đối tượng buôn bán người giả danh người đại diện của các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động, tìm đến dụ dỗ các cô gái nhẹ dạ trong độ tuổi mới lớn ở các làng quê thuộc vùng sâu, vùng xa trong tỉnh đi làm việc ở nước ngoài với mức lương cao, đang ngày một gia tăng. Các đối tượng "vẽ bức tranh đổi đời" để lôi kéo nạn nhân và đã khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh dở khóc, dở cười.
Đại tá Dương Tứ Phương - Trưởng phòng PC45 Công an tỉnh Bạc Liêu.

Để "chặt đứt" những cái "vòi bạch tuộc" của bọn tội phạm nhằm giúp bà con nhân dân yên tâm làm ăn, lãnh đạo Phòng PC45 Công an tỉnh Bạc Liêu đã cử nhiều tổ trinh sát phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương trực tiếp ăn ở cùng dân tại các điểm "nóng" để nắm bắt tình hình, xác định phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm để mở hướng điều tra phá án.

Đầu năm 2016, các trinh sát phát hiện một số đối tượng lạ mặt ăn mặc lịch sự, trang sức đeo đầy người, tay lúc nào cũng xách cặp táp lén lút lui tới nhiều địa điểm thuộc vùng sâu, vùng xa huyện Vĩnh Lợi tiếp giáp với huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đặt vấn đề tuyển lao động.

Nhận thấy có dấu hiệu khả nghi, các trinh sát quyết định bám theo và nhanh chóng xác định các đối tượng này đang tiếp cận một số gia đình có con gái đang trong độ tuổi mới lớn tìm cách thuyết phục họ đưa con đi lao động ở nước ngoài với tiền lương cao.

Tuy nhiên, để có thể thu thập đầy đủ chứng cứ nhằm xác định hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng, đòi hỏi phải có sự tố giác của người dân, nhưng lúc đó tất cả những bậc cha mẹ đều từ chối hợp tác vì trong đầu họ nghĩ rằng con mình chắc chắn sẽ được đổi đời nếu được đi lao động ở nước ngoài. 

Thêm gần nửa tháng tìm đủ mọi cách động viên, giải thích mà những người dân vẫn cứ "im như thóc" và còn tỏ thái độ khó chịu với các trinh sát, cho rằng các anh đang tìm cách phá hỏng tương lai của con cháu họ.

Sự việc tưởng chừng như đi vào bế tắc thì một ngày nọ, bà Nguyễn Thị Đào ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng tìm đến nhờ cơ quan Công an giải cứu giúp cô con gái tên Nguyễn Thị Ánh T. trước đó bị một số đối tượng (trong đó có một người tên Hoa hay Pha) dụ dỗ đưa sang Trung Quốc lao động nhưng khi đến nơi thì ép bán cho một người đàn ông mua về làm vợ.

Công an tỉnh Bạc Liêu phối hợp tổ chức tuyên truyền chống buôn người.

Do không thỏa thuận được giá cả nên đang bị các đối tượng này ép vào làm tại động mại dâm. Muốn không bị bán đi làm gái mại dâm thì gia đình phải gửi một số tiền sang chuộc thân, nhưng vì số tiền bị đòi hỏi quá lớn, hoàn cảnh gia đình bà Đào không thể đáp ứng.

Nhận đơn tố cáo, các trinh sát lập tức phối hợp với Công an các địa phương tiến hành rà soát đối tượng và chỉ trong vòng một tuần đã có được bản danh sách hàng trăm người bị người phụ nữ tên Hoa và Pha dụ dỗ.

Tiếp tục biện pháp phân loại, các trinh sát tập trung vào hai đối tượng có nhiều nghi vấn nhất để tiến hành theo dõi và bắt quả tang Lý Búp Pha (41 tuổi) tại ấp Chùa Phật, thị trấn Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Đây là đối tượng lấy chồng hờ ở Trung Quốc, đang dùng chiêu giới thiệu việc làm để dụ dỗ một cô gái để đưa sang Trung Quốc bán cho đàn ông mua về làm vợ.

Lúc đầu khi được mời về trụ sở Công an để làm việc, Lý Búp Pha liên tục phản ứng và cho rằng lực lượng Công an đã lạm quyền, bắt người trái pháp luật. Ngoài ra cô ta còn đòi thưa ra tòa và đòi Công an phải bồi thường danh dự.

Thậm chí khi các điều tra viên cho mời bà Đào cùng một số người dân có con từng bị Pha lừa bán sang nước ngoài đến đối chất, cô ta vẫn một mực phản ứng, cáo buộc những người dân thông đồng với Công an làm hại mình. Chỉ đến khi bà Đào đưa ra đoạn phim ghi lại cảnh Pha đang thao thao bất tuyệt dụ dỗ con gái bà thì cô ta mới im lặng, cúi đầu nhận tội.

Theo lời khai của Lý Búp Pha, năm 2014, được một người môi giới đưa sang Trung Quốc nhưng sau đó cũng bị ép bán vào động mại dâm. Sau đó Pha được một người đàn ông bản địa bỏ tiền chuộc đưa về làm vợ bé. Nhận thấy sự mất cân đối về giới tính (thừa nam, thiếu nữ) ở Trung Quốc, Pha bàn với chồng hờ tìm về Việt Nam dụ dỗ các cô gái mới lớn ở các vùng quê nghèo mang sang bán cho đàn ông làm vợ, cô nào không có người mua thì bán cho mấy tay chủ động mại dâm.

Giữa năm 2015, Pha cùng chồng về Bạc Liêu, sau khi nghiên cứu tình hình, Pha quyết định lập đường dây mua bán người theo dạng đa cấp. Để thực hiện âm mưu của mình, vợ chồng Pha nhanh chóng móc nối với đối tượng Sơn Thị Lan (51 tuổi) ở ấp Kim Cấu, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu và giao cho Lan nhiệm vụ tuyển các cô gái đưa đi bán với giá 90 triệu đồng/người nhưng yêu cầu Lan phải tìm cho Pha ít nhất thêm hai đối tượng khác để nối dài chuỗi đa cấp tuyển người.

Phiên tòa xét xử Lý Búp Pha và đồng bọn.

Ngay sau đó, Lan tìm cách câu kết với Nguyễn Văn Phục (56 tuổi) ở ấp Nhà Thờ, thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi và cũng giống như Pha, Lan yêu cầu người này ngoài tìm tuyển lao động nữ với giá 70 triệu đồng/người phải tìm được hai người khác để nối tiếp vào chuỗi đa cấp.

Để có thể lừa được nhiều thôn nữ, Phục tiếp tục móc nối với Lê Văn Tăng (Tuấn), ở ấp Cù Lao và Lê Tấn Phong (53 tuổi) ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước (tạm trú ấp Nhà Thờ, xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi) với thỏa thuận hai người này nếu dụ dỗ được một cô gái thì được hưởng 5 triệu đồng/người, còn Phục tự thỏa thuận với gia đình các cô gái. Với chiêu trò này, chỉ trong vòng nửa năm, các đối tượng này đã dụ dỗ được tổng cộng 7 cô gái mang bán sang Trung Quốc.

Nói về các biện pháp phòng chống tội phạm buôn người, Đại tá Dương Tứ Phương Trưởng phòng PC45, Công an tỉnh Bạc Liêu trầm giọng: "Để triệt phá thành công các băng nhóm tội phạm buôn người là chuyện không hề đơn giản. Bọn tội phạm không bao giờ tập trung ở một điểm cố định mà thường rải khắp nơi nên xác minh chính xác đối tượng và hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng, các trinh sát phải liên hệ với rất nhiều tổ chức, ban, ngành ở nhiều địa phương khác nhau. 

Ngoài ra còn một số vấn đề khó khăn khác là bị hại thường không sẵn sàng hợp tác do ngại mang tiếng với bà con xóm giềng, sợ mình cũng bị liên lụy, sợ bị các đối tượng trả thù, đặc biệt do trình độ nhận thức giới hạn nên khi phát hiện con cháu mình bị lừa thì bà con thường không có thông tin cụ thể khiến cho lực lượng Công an phải mất nhiều thời gian mới xác minh được".

Bắt tội phạm buôn người là trách nhiệm của lực lượng Công an, nhưng để phòng chống thật hiệu quả thì rất cần sự phối hợp của bà con nhân dân. Hằng tuần, hằng tháng, đơn vị đều có chương trình phối hợp với các ban, ngành địa phương tổ chức vận động, tuyên truyền, thậm chí cho in tờ rơi gửi đến từng nhà và cho cán bộ tiếp cận những người không biết chữ để truyền đạt song có một điều đáng buồn là học vấn của bà con còn khá thấp, lại ít hiểu biết về xã hội, pháp luật và nhất là quá nhẹ dạ cả tin nên mới dễ bị bọn tội phạm dụ dỗ.

Hàng trăm cô gái bị dụ dỗ bán sang nước ngoài và phần lớn phải chịu cảnh như làm trâu, ngựa, nhưng chỉ một vài cô may mắn tìm được tấm chồng đàng hoàng có chút ít tiền gửi về cho cha mẹ xây nhà thì hàng trăm hộ gia đình khác nhìn vào và lập tức muốn cho con cái mình đi "làm giàu".

Ngoài ra, do các đối tượng mua bán người thường dùng vật chất cám dỗ, người nông dân nghèo thấy đồng tiền quá lớn nên nhắm mắt ném con mình vào chỗ nhơ nhớp.

Cũng theo Đại tá Dương Tứ Phương, ngay sau khi vụ buôn người do Lý Búp Pha cầm đầu bị triệt phá, lãnh đạo Phòng đã yêu cầu CBCS trong đơn vị ngoài việc kiên trì tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng thôn xóm, còn phải thường xuyên làm công tác rà soát nắm tình hình để ngăn chặn ngay từ trong trứng nước, không để các đối tượng buôn người kịp đưa nạn nhân ra khỏi địa phương. Với phương thức phòng chống này, trong năm qua, CBCS trong đơn vị đã ngăn chặn thành công hai đường dây mua bán người nhắm vào các cô gái vùng nông thôn trong tỉnh.

Đức Cương

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文