Nghịch lý Phố sách Hà Nội và TP HCM

10:53 31/12/2017
Trong năm 2017, đường sách Nguyễn Văn Bình, TP HCM thu hút 2,4 triệu lượt người đến thăm, đạt doanh thu 50 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm ngoái. Trong khi đó, sau nửa năm hoạt động, ở Hà Nội, nhiều đơn vị làm sách viết đơn kiến nghị đến Ban quản lý phố sách chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng thưa vắng khách, dẫn đến kinh doanh thua lỗ.


Phố sách TP Hồ Chí Minh tấp nập, phố sách Hà Nội lèo tèo…

Ngày 27-12, tại TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông- Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Hoàng Vĩnh Bảo đã có cuộc gặp gỡ với các đơn vị làm sách hoạt động tại đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1). Theo thống kê sơ bộ của Ban điều hành Đường sách, trong năm 2017, số lượt người đến mỗi ngày ở đây dao động từ 5.000 - 6.000 lượt (ngày thường), 10.000 lượt (ngày nghỉ hoặc cuối tuần).

Tổng cộng có khoảng 2,4 triệu người ghé thăm Đường sách trong năm nay. Theo đó, doanh thu của Đường sách tăng từ 26,4 tỉ đồng vào năm 2016 lên khoảng 50 tỷ đồng trong năm 2107. Trong năm qua, có 167 sự kiện ra mắt sách, giao lưu tác giả được tổ chức tại đây.

Phố sách Hà Nội thưa khách. 

Trước đó, tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm của hoạt động Đường sách, Ban điều hành cho biết, số lượt người tương ứng là 2,500 lượt (ngày thường), 4,500 lượt (ngày nghỉ hoặc cuối tuần). Tổng cộng 6 tháng có khoảng 500.000 lượt người đến với Đường sách. Doanh thu từ 20 gian hàng tại đây trong 6 tháng đầu năm đạt 15 tỉ đồng, trong đó có 5 đơn vị đạt doanh thu hơn 1 tỉ, các đơn vị còn lại đạt doanh thu từ 200-500 triệu đồng.

Nhắc lại những con số này để thấy, số lượt người ghé thăm cũng như doanh thu của Đường sách sau một năm nhìn lại ổn định và có chiều hướng càng ngày càng tăng. Đây là những con số biết nói, những con số doanh thu ấn tượng sau một năm đưa mô hình này đi vào hoạt động. Thành công của Đường sách TP Hồ Chí Minh được xem là một trong những điểm sáng của Hội Xuất bản Việt Nam trong năm qua.

Trong khi đó, sau khi khai trương ngày 1-5, Phố sách 19/12 tọa lạc cạnh Tòa án nhân dân Hà Nội, một đầu thông ra phố Lý Thường Kiệt, đầu kia thông ra phố Hai Bà Trưng được kì vọng là một trong những điểm đến văn hóa mới của Thủ đô.

Tuy nhiên, sau hơn nửa năm hoạt động, Phố sách này rơi vào tình trạng ế ẩm, khách ghé thăm càng ngày thưa thớt, lèo tèo, kinh doanh thua lỗ. Thực trạng đó khiến cho các đơn vị làm sách "nhấp nhổm", ăn không ngon, ngủ không yên nên đã cùng nhau gửi kiến nghị tới Ban quản lý Phố sách.

Theo đó, trong khoảng ba tháng đầu đi vào hoạt động, do có sự hỗ trợ truyền thông của Thành phố nên tình hình kinh doanh của các gian hàng tại Phố sách Hà Nội tạm ổn với doanh thu trung bình mỗi gian hàng 125 triệu đồng/tháng.

Tác giả Nguyễn Phong Việt trong sự kiện ra mắt sách mới tại đường sách Nguyễn Văn Bình. 

Thế nhưng, trong 3 tháng sau đó, tình hình kinh doanh tại các gian hàng vô cùng ảm đạm, lượng khách rất ít, đa số là các bạn học sinh, sinh viên đến chụp ảnh "tự sướng". Trong khi đó, chi phí tổ chức sự kiện, thuê loa đài, dựng phông bạt tốn kém; thành ra, các sự kiện được tổ chức thưa dần, dẫn đến doanh thu giảm mạnh, mỗi gian hàng chỉ còn 50 triệu đồng/ tháng.

Một người hoạt động trong ngành Xuất bản ngao ngán thở dài: Mấy sự kiện trong tháng cuối cùng của năm 2017, đối với anh em ngành sách, có lẽ chẳng vui vẻ gì. Đó là Lẩu sách 24 tấn; Các gian hàng trên phố sách HN kêu cứu; trên Tiki, Amazon của ngành sách Việt Nam, trong Top 100 tựa bán chạy tháng này, toàn chiết khấu 50-60%.

Với mức chiết khấu này, thì công ty sách lãi ở đâu ra, nếu không phải bù lỗ. Bối cảnh kinh tế ngành như này, công ty sách nào dám mở rộng, dám đầu tư; và chưa bao giờ, khởi nghiệp trong ngành Xuất bản lại tiềm ẩn rủi ro lớn như hiện nay.

Kiến nghị đề nghị Thành phố hỗ trợ chi phí chăm sóc cây xanh, thảm cỏ vì đây là cảnh quan chung của Thành phố; cắt giảm các lực lượng như vệ sĩ, vệ sinh... để đảm bảo mức thu phí mặt bằng không quá 200.000 đồng/m2. Thành phố cần hỗ trợ Phố sách hệ thống âm thanh, loa đài và sân khấu tại quảng trường trung tâm để làm tốt hơn công tác truyền thông và tổ chức sự kiện của Phố sách.

Những kinh nghiệm rút ra từ Đường sách TP Hồ Chí Minh

Cùng kinh doanh một mặt hàng, cùng là hai điểm đến văn hóa đọc ở 2 thành phố lớn nhất cả nước nhưng thực trạng đối lập nhau giữa hai nơi một lần nữa đặt ra vấn đề quy hoạch đô thị.

Hẳn nhiều người còn nhớ trước khi Phố sách mới ở Hà Nội đi vào hoạt động chính thức, khi kế hoạch còn đang nóng hổi trên giấy trình Thành phố phê duyệt, rất nhiều chuyên gia cũng như người dân tỏ ra lo ngại về tính khả thi của phố sách này.

Bởi lẽ, trước đó, Hà Nội không phải không có Phố sách nào. Dù là phố sách "tự phát" nhưng hàng chục năm qua, hễ cần mua sách, người dân Thủ đô lại kéo nhau ra Đinh Lễ. Thậm chí, trong tình cảnh càng ngày càng vắng khách của Phố sách 19/12, thì phố sách Đinh Lễ vẫn tấp nập như thường.

Vấn đề ở đây là, đã đi vào hoạt động, thì phải làm ra sao để thu hút người dân đến? Mới đầu, phố sách có thể thu hút người dân vì tò mò, háo hức. Thế nhưng, khi những tò mò đó qua đi, làm sao để biến nơi đây cũng trở thành một địa chỉ văn hóa đọc như Đường sách Nguyễn Văn Bình đã làm được?

Hiện nay, bên cạnh một bất lợi là sự tồn tại và phát triển của Phố sách Đinh Lễ, Phố sách 19/12 chưa có những chính sách để kích cầu cũng như những chính sách kéo người dân đến với địa chỉ này. Mọi hoạt động diễn ra đang còn bị động, chưa phát huy hết được những thế mạnh của mình. Chi phí thuê gian hàng còn ở mức cao. Hoạt động rời rạc, mạnh ai người nấy làm, chưa có một thể thống nhất.

Tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, nhiều cuộc giao lưu, tác giả kí tặng sách cho độc giả được diễn ra.

Không phải tự nhiên Đường sách Nguyễn Văn Bình trở thành "thương hiệu" của Thành phố. Để có được thành quả như ngày hôm nay, Ban điều hành đường sách đã có nhiều cải tiến, thay đổi tích cực, như tăng cường các tiểu cảnh cây xanh giữa lòng đường đi bộ, mở thêm nhiều không gian dừng chân đọc sách cho các độc giả, bố trí dù che nắng mưa cho các sự kiện.

Đồng thời, nhiều chuyên đề, nhiều cuộc trò chuyện, nhiều triển lãm sách và ảnh cũng được tổ chức thành công tại đây, thu hút và tạo thói quen cho người dân đến đây. Ngoài ra, cũng thu hút một số lượng đáng kể khách vãng lai là người nước ngoài, khách du lịch đến đây và biết đến đường sách như một địa chỉ văn hóa thú vị của Thành phố, bên cạnh Nhà thờ Đức Bà, Dinh độc lập, Bưu điện Thành phố…

Đặc biệt, Đường sách Nguyễn Văn Bình được các đơn vị xuất bản xem như một kênh để nắm bắt nhu cầu người đọc và qua đó quảng bá hình ảnh của đơn vị. Ngoài ra, các đơn vị sách liên tục làm những khảo sát thị trường, qua đó nắm bắt tâm lý người dân để đưa ra những chính sách phù hợp.

Tất cả các gian hàng thông qua mức thu - chi hằng ngày đều đủ để chi trả cho các chi phí về bộ máy hoạt động và khấu hao tài sản của các đơn vị. Không có tình trạng bù lỗ.

Sắp mở Đường sách tại Vũng Tàu

Theo thông tin từ UBND TP Vũng Tàu, tháng 3-2018, TP Vũng Tàu sẽ có Đường sách đầu tiên. Đường sách Thành phố Vũng Tàu dự kiến sẽ nằm trên đường Ba Cu, đoạn sát với công viên Quang Trung. Đây được xem là con đường đẹp nhất TP Vũng Tàu, nằm gần sát bờ biển (chỉ cách con đường Quang Trung). Đây là vị trí được đánh giá đáp ứng được nhiều tiêu chí như phù hợp với việc đi bộ tham quan, đông du khách, có không gian thoáng mát, rộng rãi, dễ bố trí các địa điểm giữ xe…

Đường sách TP Vũng Tàu dự kiến có tổng diện tích khoảng 1.903m², gồm có các khu vực riêng biệt như 9 gian sách tiêu chuẩn với kích thước 30m²/gian. 2 gian sách lớn có kích thước 70m²/gian. 2 gian cà phê sách với kích thước 170m²/gian và 6 gian văn phòng phẩm có kích thước 16m²/gian. Chi phí thuê gian sách từ 10 đến 16 triệu đồng/tháng, gian cà phê sách khoảng 60 triệu đồng/tháng, còn các gian văn phòng phẩm có mức thuê khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh việc kinh doanh, bày bán sách, Đường sách TP Vũng Tàu còn dự kiến là nơi tổ chức nhiều hoạt động như sinh hoạt của các CLB sách, sáng tác, tổ chức các cuộc giao lưu, giới thiệu sách, là nơi để diễn ra các lễ hội văn hóa…

Phương thức đầu tư của Đường sách sẽ dựa trên mô hình xã hội hóa. Hoạt động điều hành đường sách sau này sẽ trên cơ sở thành lập Công ty CP Đường sách Vũng Tàu do các đơn vị ở đường sách cùng tham gia. Hội Xuất bản Việt Nam (Văn phòng phía Nam tại TP Hồ Chí Minh) đóng vai trò hỗ trợ, cố vấn.

Để chuẩn bị cho Đường sách, dịp Tết Mậu Tuất 2018, TP Vũng Tàu sẽ tổ chức Hội sách Xuân Mậu Tuất tại chính địa điểm trên như một cuộc thử nghiệm cho hoạt động của đường sách sau này. Hội sách sẽ có kết cấu giống y như Đường sách như có cùng kiểu gian hàng, cùng kiểu phân chia các khu vực riêng biệt như 9 gian sách thường, 2 gian sách lớn, 2 khu cà phê sách, 6 gian văn phòng phẩm… Đồng thời tổ chức nhiều cuộc giao lưu, biểu diễn văn hóa tại đây.

Dự kiến, Hội sách sẽ chính thức khai trương từ ngày 12-2 (27 tháng Chạp) cho đến hết ngày 25-2 (mùng 10 Tết). Đến nay, theo thông tin từ Ban điều hành Đường sách, ngoài các đơn vị phát hành tại địa phương, đã có 4 đơn vị xuất bản và phát hành lớn của cả nước đồng ý tham gia gồm: NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, Công ty Văn hóa Nhã Nam, Công ty Văn hóa Phương Nam.

Cốc Vũ

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文