Ngựa đá tâm linh, ngơ ngác hồn du khách

09:00 17/01/2014

Khó có một địa phương nào lại có biểu tượng về ngựa trong văn hóa nhiều như Huế. Đến Huế, du khách sẽ bắt gặp hình tượng ngựa ở khắp nơi, đặc biệt là tại các di tích.

"Ngơ ngác" với những con ngựa đá

Các lăng tẩm triều Nguyễn đến thời điểm hiện tại vẫn còn hiện tồn 10 tượng ngựa đá nguyên bản. Trong đó, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng khánh, lăng Khải Định mỗi lăng vẫn còn lưu giữ được 2 tượng ngựa đá. Riêng lăng Tự Đức thì hai tượng ngựa đá được làm lại sau này nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên bản khi xây dựng.

Theo Đại Nam thực lục, năm 1831 vua Minh Mạng đã sai bộ Công nghĩ mẫu tượng đá quan văn, quan võ, lính thị vệ, voi đá, ngựa đá để thợ Quảng Nam, Thanh Hóa chế tạo. Tượng quan văn, quan võ mỗi thứ một đôi, sáu tượng lính thị vệ, đều cao 3 thước 6 tấc, voi đá hai con, mỗi con cao 4 thước 1 tấc; ngựa đá hai con, mỗi con cao 2 thước 7 tấc. Khi chế tạo xong đệ về kinh, vua sai đem bày ở lăng Thiên Thọ (tức lăng Gia Long).

Đến Huế vào năm Giáp Ngọ 2014, du khách hãy dành chút thời gian để đi đến các lăng tẩm và bỏ một chút thời giờ để ngắm các con ngựa đá. Không biết có một sức cuốn hút nào không mà nhà thơ Ngô Quân Miện, trong tập Núi thơ, Nxb Hội Nhà văn (1993), từng viết trong bài "Gửi lại Huế" rằng:

Những lầu bia, lăng tẩm, sân rồng
Tôi ngơ ngác trước bái đình loang lổ
Ta đâu phải những văn thần áo mũ Đứng xếp hàng bên voi, ngựa đá thềm vua.

Như vậy, có thể nói rằng, các tượng ngựa đá ở Huế không những lưu giữ được nét văn hóa tâm linh của cung đình mà còn lưu giữ cả tâm hồn "ngơ ngác" của du khách trước một vẻ đẹp bí ẩn không thể cưỡng lại của mảnh đất đền đài lăng tẩm nổi tiếng như xứ Huế.

Cuốn hút với "ngựa hóa rồng"

Đã từ rất lâu, hình tượng long mã (ngựa hóa rồng) đã đặc trưng cho văn hóa tâm linh ở Huế. Tại các đình chùa, điện thờ, miếu mạo ở Huế, long mã thường được khắc họa hay đúc tượng trên các vật thể như bình phong, hoành phi để vừa trang trí chốn tôn nghiêm, vừa có công dụng phong thủy trừ tà, khử trược. Nhưng nhiều nhất vẫn là trên các bức bình phong.

Bình phong là một "sản phẩm đặc trưng" của xứ Huế. Người Huế dựng bình phong ngay sau cửa ngõ để ngăn chặn các loại uế khí và độc khí phát sinh từ các vật lạ thâm nhập vào nhà, đồng thời, khiến cho căn nhà trở nên ấm cúng, an toàn hơn. Và linh vật được chọn lựa để trang trí trên bình phong xứ Huế nhiều nhất chính là long mã.

nh phong long mã nổi tiếng nhất ở Huế chính là bức bình phong xây dựng năm Thành Thái bát niên (1896) ở trường Quốc học Huế. Long mã trên bình phong này chính là nguyên mẫu của hình ảnh long mã trên logo của Festival Huế.

Như vậy, có thể nói, hình tượng "ngựa hóa rồng" không những đã in sâu vào văn hóa Huế mà nó còn là niềm cảm hứng vô tận dành cho du khách khi đến Huế, dù là lần đầu hay là các lần sau đi chăng nữa.

Dịch vụ du lịch xe ngựa. Ảnh tư liệu.

"Mãn nhãn" với đội quân ngựa giấy

Huế nổi tiếng với nghề làm hàng mã từ xưa. Trong đó, không thể không kể đến mặt hàng ngựa giấy.

Ngựa giấy là ngựa cúng trạng, cúng quận, cúng cô nên việc làm một con ngựa giấy hết sức cẩn thận và tinh xảo.

Bởi thế, tuy là ngựa giấy nhưng con ngựa này vẫn đầy đủ thân, chân, cổ, đầu, móng, đuôi, yên cương, bờm, tai, mũi, mắt, râu… Các bộ phận ngựa giấy sẽ được ráp bằng đinh bấm hoặc keo, hồ nhưng phải làm cho con ngựa chắc chắn, không bị lung lay ở bất cứ bộ phận nào.

Như vậy, có thể nói một con ngựa giấy không những phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ mà còn phải toát ra được thần thái của một con chiến mã hùng dũng như đang ở sa trường.

Đến Huế trong năm nay, du khách nhớ ghé đến các xóm, khu phố, làng nghề làm hàng mã ở Huế như Chi Lăng, Kim Long để có dịp mãn nhãn với đội quân ngựa giấy, ngàn con hùng dũng như một, như sẵn sàng tiến ra sa trường.

"Da diết" điệu Lý Ngựa ô

Huế thường buồn. Không biết lý do là răng? Nhưng vào một đêm mưa lại càng buồn bã hơn. Đến với Huế vào một đêm như thế chắc hẳn du khách ai cũng mong muốn nghe một câu hò Huế với những nhịp phách tiền để xoa dịu đi sự u uất của cõi lòng.

Ca Huế từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần của người dân xứ Huế. Đó là sự giao thoa, tiếp thu văn hóa giữa nhã nhạc cung đình và ca hát dân gian, là một nghệ thuật văn hóa đặc sắc, nổi bật của xứ Thần Kinh. Có thể nói ca Huế đã trở thành "đặc sản" của xứ Huế mộng mơ.

Bởi thế đến với Huế, nếu du khách chưa một lần nghe ca Huế trong đêm thì xem như chẳng bao giờ đến được với vùng đất và con người Cố đô. Bởi còn gì đáng tiếc bằng việc bỏ qua việc buông thuyền trên dòng sông Hương thơ mộng về đêm để thả hồn vào những điệu hò mênh mông, những câu hát Nam Ai, Nam Bình sâu lắng và cả điệu Lý Ngựa ô da diết:

Ngựa ô ô í a ngựa ô ô ô
Dây thắm kiệu vàng ới bạn chúng mình ới bạn mình ơi!
Yên tra tra í a yên tra tra tra
Yên tra khớp bạc bộ lục lạc đồng đen
Một bộ lá sen sợi dây cương nhuộm thẳm
Một cặp yếm trắng,
Tình tang nỏn tình tang nỏn tang tính tính tang nỏn tang tình
Thiếp sắm cho chàng xinh lại lại thêm xinh
Thiếp sắm cho chàng dinh đáo lại lại về dinh.
Nón lông í a nón lông lông lông
Nón lông phủ phất giày tất nệm gấm
Thêu hoa chén ngọc đũa ngà
Nâm thấu ba địch dù canh giới mỏ vịt
Cái điếu sắc điểm bạc
Con cá dưới nước, con ngựa ban chiều
Tình tang nỏn tang tính tính tang nỏn tang tình
Thiếp sắm cho chàng xinh lại lại thêm xinh
Thiếp sắm cho chàng dinh đáo lại lại về dinh.
"Thả hồn" theo những đám mây hình con ngựa

Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận 2 huyện, huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 60km về phía Nam. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu rất trong lành. Vườn Quốc gia Bạch Mã còn giữ được hầu như nguyên vẹn những thảm thực vật phong phú và những cánh rừng nguyên sinh bát ngát... Đặc biệt, khí hậu ở đây gần giống Ðà Lạt, Sa Pa, Tam Ðảo, nhưng do gần biển nên nhiệt độ mùa đông không bao giờ xuống dưới 4ºC và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè ít khi vượt quá 26ºC. Các chuyên gia nước ngoài đánh giá Bạch Mã là một trong những vùng khí hậu dễ chịu nhất của những nơi nghỉ trên vùng núi Đông Dương.

Những con ngựa được thờ ở Huế thường có phong thái rất uy nghi. Ảnh: Nguyễn Văn Toàn.

Đến với Vườn Quốc gia Bạch Mã, du khách còn được nghe truyền thuyết về cái tên Bạch Mã đầy thú vị. Người dân nơi đây từng kể rằng, các cụ ngày trước thường gặp tiên ngồi đánh cờ, ngựa đi ăn cỏ đồng xa. Một lần, ngựa mải ăn, đi xa quá, khi trở lại thì tiên đã bay về trời, ngựa nhớ chủ lang thang đi tìm, hóa thành mây trắng mang hình con ngựa. Cái tên Bạch Mã có từ đó.

Thú vị sự tích "Ngựa Thượng Tứ"

Trong bài hát "Rất Huế" của mình, nhạc sĩ Võ Tá Hân đã thừa nhận con gái Huế có một cái gì đó e thẹn, khép nép, dịu dàng nhưng sâu lắng lạ: Dạ thưa, ngọt lịm ai mê say/Em đi gót nhẹ xanh hồn cỏ/Và hơi thở mềm sương khói bay. Tuy nhiên, ở Huế, khi nói về một người đàn bà hung dữ, có lời ăn tiếng nói thô lỗ, cử chỉ vùng vằng, người ta thường ví kẻ đó như "Con ngựa Thượng Tứ". Vậy vì sao lại có nguyên cớ này, chắc hẳn du khách đến Huế ai cũng muốn sẽ có dịp tận mắt tìm hiểu.

Nguyên nhân bắt đầu từ địa điểm có tên là Đông Nam Môn. Đông Nam Môn nằm ở góc Đông Nam Kinh Thành. Sở dĩ cửa có tên gọi là Thượng Tứ ngày xưa, ở gần bên trong cửa thành này (khoảng vị trí Trường Tiểu học Trần Quốc Toản hiện nay), triều đình đã thiết lập một cơ quan tên là Viện Thượng Tứ, chuyên trông coi việc nuôi ngựa để kéo xe cho vua.

Những con ngựa này thường là dữ dằn nên phải do đội phi kỵ vệ và khinh kỵ vệ nuôi dạy, huấn luyện cho ngựa trở nên thuần. Người đàn bà dữ dằn lúc nào cũng lồng lên như ngựa chứng thì có gọi là "Con ngựa Thượng Tứ", dân gian gọi riết rồi thành thói quen cho đến tận bây giờ.

Và cửa Đông Nam vì ở gần khu Thượng Tứ nên cũng được người dân gọi luôn là cửa Thượng Tứ, không ai còn để ý đến hai chữ Đông Nam ghi trên vọng lâu nữa.

"Thong thả" cưỡi ngựa ngắm cảnh Cố đô

Du khách đến Huế mà cứ ngồi trên xe khách hoặc taxi để đi đến các địa điểm di tích thì mất hẳn cái thú thưởng ngoạn phong cảnh nên thơ, trữ tình của vùng đất Cố đô. Thực ra, nếu du khách lựa chọn ngựa để làm phương tiện dưới đây thì thú vui du lịch chắc hẳn sẽ được kéo dài đến… bất tận.

Đánh vào tâm lý và nhu cầu của du khách, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các công ty dịch vụ du lịch đã đưa ngựa và xe ngựa, một phương tiện giao thông đặc thù vào các địa điểm du lịch then chốt.

Chẳng hạn, tại Huế đã có dịch vụ xe ngựa đón khách tại Trung tâm dịch vụ Festival 11 Lê Lợi - Huế đi đến các di tích Hoàng thành, các lăng tẩm, chùa chiền và các danh lam thắng cảnh theo yêu cầu của khách. Du khách chỉ mất một giờ để đi chợ Đông Ba hay đến thăm khu nhà vườn Phú Mộng (Kim Long) hoặc xa hơn là lăng Khải Định, lăng Tự Đức. Quả thật, được thong dong dạo quanh xứ Huế bằng xe ngựa như thế thì còn gì thú vị bằng!

Nguyễn Văn Toàn

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文