Những dịch chuyển có tác động lớn tới thế giới năm 2015

10:00 07/02/2016
Năm 2015 đã khép lại với rất nhiều diễn biến có tác động tới nhân loại. Chuyên đề Cảnh sát Toàn cầu xin được điểm lại một số sự kiện an ninh – chính trị, kinh tế, xã hội – môi trường… nổi bật, vốn đã “vẽ” lên bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2015.


Nga tham gia chiến dịch không kích lực lượng khủng bố tại Syria

Có thể nói đây là sự kiện quốc tế để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lĩnh vực an ninh – chính trị năm 2015. Quyết định của Moskva đã làm thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến chống khủng bố, khiến cộng đồng quốc tế phải thực sự bắt tay với nhau.

Quyết định của Nga còn đẩy Mỹ vào thế bị động, buộc Washington phải điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung, chính sách đối với đối thủ tầm toàn cầu là Nga và đối thủ trong khu vực là Iran nói riêng. Bên cạnh đó, từ việc gạt Iran ra khỏi cuộc chiến chống khủng bố tại Syria thì bây giờ Mỹ lại làm điều ngược lại.

Thêm nữa, trong gần 10 tháng vừa qua, Mỹ và các đồng minh phương Tây, Arab theo đuổi một quan điểm nhất quán là Tổng thống Syria Bashar al-Assad không được nắm giữ vai trò gì trong chính phủ Syria, đồng thời đưa ra điều kiện tiên quyết cho bất cứ giải pháp chính trị nào cho Syria là phải loại bỏ ông Assad.

Nhưng đến bây giờ, Mỹ và đồng minh đã gián tiếp công nhận vai trò của Tổng thống Syria. Trên thực tế, cả phía Nga và Mỹ trong thời gian gần đây đều tỏ ra mềm mỏng hơn trong vấn đề Syria so với trước đây.

Cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất tại châu Âu

Khủng hoảng tại Hy Lạp hay Ukraine không còn là điều mấy quan tâm ở châu Âu hiện nay, vấn đề đáng quan tâm nhất thời gian qua là khủng hoảng di cư lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến II. Trong bối cảnh tình hình chính trị, an ninh bất ổn tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi còn nhức nhối thì cuộc khủng hoảng người tị nạn còn là bài toán nan giải đối với các nước châu Âu.

Dòng người di cư đổ xô vào châu Âu chủ yếu vì hai lý do, thứ nhất là họ phải trốn chạy khỏi quê hương do nội chiến, khủng bố, bị truy đuổi và thứ hai là vì mục đích kinh tế. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đó chỉ là vẻ bề ngoài.

Trên thực tế, nhiều quốc gia đã đứng ra tài trợ và tổ chức cho làn sóng người di cư, nhằm mục tiêu chiến lược lâu dài trong cuộc cạnh tranh địa – chính trị. Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman từng gọi làn sóng người tị nạn tới châu Âu là “cuộc xâm lăng có tổ chức”.

IMF đưa đồng nhân dân tệ (NDT) vào giỏ tiền tệ quốc tế

Ngày 30-11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố đồng NDT của Trung Quốc đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một đồng tiền “tự do sử dụng” và sẽ “có mặt” trong giỏ tiền tệ quốc tế, còn được gọi là Quyền rút vốn đặt biệt (SDR), cùng với USD, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật.

Đối với Việt Nam, theo các chuyên gia kinh tế, quyết định trên của IMF sẽ ảnh hưởng rất ít tới nền kinh tế Việt Nam, hầu như không đáng kể, thậm chí phải mất ít nhất 6 tháng tới 1 năm nữa mới thấy rõ được tác động dây chuyền này. Tuy nhiên, về lâu dài, tác động của quyết định trên còn mạnh hơn theo hướng bất lợi nhiều hơn là có lợi, đồng thời cũng ảnh hưởng tới chính sách giữ ổn định giá ngoại tệ của Việt Nam. 

FED nâng lãi suất cơ bản

Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, rạng sáng 17-12 (giờ Việt Nam), Chủ tịch Fed Janet Yellen tuyên bố FOMC đã bỏ phiếu thông qua quyết định tăng 0,25% lãi suất cơ bản, theo hai biên độ từ 0 - 0,25% và từ 0,25 - 0,5%.

Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của FED kể từ khi đưa lãi suất xuống gần 0% vào năm 2008 trong bối cảnh kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Đối với Việt Nam, cùng với quyết định của IMF đưa đồng NDT vào SDR, quyết định tăng lãi cơ bản của FED lại tạo thêm một áp lực mới đối với đồng VND. Về dài hạn, quyết định của FED sẽ tạo ra một số bất lợi.

Thứ nhất, việc Mỹ tăng lãi suất sẽ cản trở dòng vốn ngoại gia nhập các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Như vậy, yếu tố dòng tiền sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai, việc Fed tăng lãi suất tạo áp lực nhất định lên tỷ giá. Khi rủi ro tỷ giá còn treo lơ lửng thì tất cả các khoản đầu tư bằng đồng VND đều sẽ chịu ảnh hưởng, người ta sẽ ngại đầu tư hơn, và dòng tiền vào thị trường cũng sẽ bị hạn chế.

Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba

Ngày 20-7-2015, sau 54 năm đóng băng quan hệ, Mỹ và Cuba chính thức nối lại quan hệ ngoại giao, với việc mở cửa trở lại Đại sứ quán tại mỗi nước. Đây là một đột phá khiến cả thế giới phải chú ý. Đối với Mỹ, cải thiện quan hệ ngoại giao với Cuba được xem là một tiền lệ đối ngoại quan trọng, góp phần cải thiện hình ảnh quốc gia của Mỹ.

Với riêng Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, việc bình thường hóa quan hệ với Cuba được nhìn nhận là thành tựu ngoại giao lớn, trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Mỹ không gặt hái nhiều thành công trong hai nhiệm kỳ vừa qua. Với Cuba, thỏa thuận tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ đồng nghĩa sự công nhận chính thức của Mỹ đối với Chính phủ Cách mạng Cuba.

Mỹ điều tàu khu trục hiện đại tuần tra trên Biển Đông

Ngày 26-10, Mỹ đã điều khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Lassen vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông, cụ thể là đến gần bãi Subi và Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là những bãi đá chìm khi nước triều dâng cao trước khi bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành các đảo nhân tạo năm 2014.

Việc đưa tàu vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh tiến hành bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép trên Biển Đông được coi là hành động mạnh mẽ nhất của Mỹ trước tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trước đó. Quyết định của Mỹ cũng được cho là động thái chặn đứng ý đồ “viết lại luật pháp quốc tế” của Trung Quốc, để ngang nhiên tuyên bố cái gọi là “chủ quyền” với Biển Đông.

PCA ra phán quyết

Ngày 29-10, tòa Trọng tài Thường trực (PCA), được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của LHQ về Luật Biển (“Công ước”) để giải quyết vụ việc do Philippines khởi kiện Trung Quốc về tranh chấp tại Biển Đông, đã ra Phán quyết về Thẩm quyền và Khả năng tiếp nhận: 1) Có toàn quyền thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc, bác bỏ quan điểm của Trung Quốc. 2) Trung Quốc không tham gia phiên tòa không ảnh hưởng tới phán quyết của PCA. 3) PCA tiếp tục xử vụ án này và sẽ kết thúc vào năm 2016. Phán quyết của PCA đã đẩy Trung Quốc vào thế bị động.

Theo đó, nếu Bắc Kinh tiếp tục chống lại PCA đồng nghĩa với việc chống lại cả thế giới, bộc lộ bản chất là nước hiếu chiến, không thân thiện với cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực, phủ định cái gọi là “Trung Quốc phát triển hòa bình”, và cho thấy Trung Quốc không phải là một quốc gia có trách nhiệm đối với nền hòa bình thế giới. 

Khổng Hà

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư; ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文