Những trận đánh trước ngày tiêu diệt 2 “ông trùm” ma túy

15:39 04/07/2018
Đã từ lâu, khi nhắc đến địa danh Lóng Luông, người ta nghĩ ngay đến ma túy bởi nơi đây là hang ổ của những ông trùm buôn bán ma túy khét tiếng.

 Có kẻ đã bị bắt, phải chịu tội trước vành móng ngựa nhưng cũng còn có kẻ đang lẩn trốn trong bóng tối, bí mật hoạt động với những đường dây xuyên biên giới. Và trong trận đánh mới đây, cơ quan chức năng đã phá chuyên án, bắt giữ và tiêu diệt một trong những ông trùm ma túy khét tiếng nhất vào thời điểm hiện tại. 

Nhưng ít ai biết, trước khi phá được chuyên án này, các cán bộ chiến sĩ tham gia chuyên án đã có 5 năm dài “nếm mật nằm gai” và phải trải qua nhiều “trận đánh” đầy nguy hiểm trên những con đường mòn vận chuyển ma túy...

Nơi các đối tượng cố thủ với số vũ khí “khủng”.

“Thủ phủ ma túy”

Với 250km đường biên giới giáp với Lào, cách trung tâm ma túy lớn nhất thế giới - vùng “tam giác vàng” - khoảng 500km, tỉnh Sơn La từ lâu đã “nổi danh” với tội phạm ma túy. Còn nói đến xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), nhiều người nghĩ ngay đến cái tên “thủ phủ ma túy” và những câu chuyện rùng rợn “có đi mà không có về” để miêu tả về sự nguy hiểm của địa phương này.

Khác với những “điểm nóng” về ma túy như Hang Kia hay Pà Cò, xã Lóng Luông nằm ngay sát quốc lộ 6A, điểm đầu của huyện Mộc Châu (Sơn La), cách biên giới Việt – Lào khoảng 15km. 

Đường vào Lóng Luông là đường độc đạo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, thật khó để có thể đi vào xã mà không bị phát hiện. Nhất cử nhất động của bất kì ai khi đi vào Lóng Luông đều có thể gặp phải sự dò xét không mấy thiện cảm của người dân bản địa. 

Với đặc điểm là 87% dân số thuộc dân dân tộc Mông, lại có mối quan hệ thân thiết với người Mông bên nước bạn Lào nên đã góp phần khiến cho Lóng Luông trở thành một địa bàn nhức nhối về ma túy.

Số vũ khí thu giữ được từ nhà “ông trùm” Nguyễn Thanh Tuân.

Theo các cán bộ địa phương cho biết, có một điểm đặc thù, đó là đồng bào dân tộc Mông luôn có quan điểm khi đã có thân tộc, dòng họ sống ở bên Lào thì họ quên luôn khái niệm biên giới quốc gia. 

Cũng vì thế, khi gắn với hoạt động tội phạm ma túy, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc đấu tranh của lực lượng chức năng. Bởi khi họ đã tin nhau, kết nghĩa anh em thì việc tham gia, mua bán, vận chuyển ma túy dễ dàng hơn bao giờ hết. Họ có thể lấy “hàng” mà không cần trả tiền ngay, sau khi bán xong thì mới trả lại tiền cho đối tượng cung cấp ma túy.

Được biết, xã Lóng Luông có 11 bản, hơn 1.200 hộ dân với gần 6.000 nhân khẩu nhưng có tới hơn 15% số người nghiện ma túy, với hàng trăm đối tượng đang thi hành án về các tội liên quan đến ma túy, cùng với đó là hàng chục đối tượng đang thuộc diện truy nã đặc biệt. 

Tại Lóng Luông, nhưng tội phạm ma túy chủ yếu tập trung vào các bản chính là Lũng Xá, Tà Dê, Co Tang và Lóng Luông. Với số lượng tội phạm ma túy lớn như vậy, ở đây thường xuyên xảy ra những cuộc đọ súng giữa cơ quan chức năng và các đối tượng truy nã. 

Sự nguy hiểm của vùng đất này nổi tiếng đến mức, muốn bắt xe ôm hay taxi vào trong bản là điều vô cùng khó khăn. Với những người lái xe, Lóng Luông là một vùng cấm với những “luật ngầm” mà chỉ dân địa phương ở đây mới có thể hiểu.

Phá chuyên án lớn

Qua quá trình đấu tranh với trùm ma túy Tráng A Tàng (Tàng Keangnam), theo nguồn tin từ quần chúng, cơ quan chức năng đã phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy qua biên giới mà các đối tượng đều là người dân tộc Mông mang quốc tịch Lào, có trang bị vũ khí quân dụng.

Sau khi có đầy đủ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về đường dây vận chuyển ma túy của nhóm người Mông mang quốc tịch Lào này, Công an tỉnh Sơn La đã báo cáo các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. 

Được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo Trung ương, tháng 6-2014, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với Cục Phòng chống tội phạm về ma túy (C47 - Bộ Công an) xác lập chuyên án với mục tiêu chuyển hóa địa bàn trọng điểm về ma túy tại xã Lóng Luông.

Xe bọc thép tiến vào bản Tà Dê.

Trong thời gian từ tháng 7-2014 đến tháng 3-2017, ban chuyên án đã bắt giữ nhiều đối tượng, thu giữ nhiều tang vật và vũ khí. Trong quãng thời gian này, tổ công tác cũng trải qua nhiều trận đánh ác liệt, vây bắt những nhóm đối tượng hàng chục tên được trang bị đầy đủ vũ khí và sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện. Và với nhiều trận đánh như vậy, không tránh được khỏi việc có những hy sinh, mất mát.

Cụ thể vào ngày 19-7-2014, tổ công tác phát hiện 25 đối tượng có vũ trang đang vượt qua biên giới tiến vào địa bàn xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ). Khi bị phát hiện, mặc dù tổ công tác đã dùng loa kêu gọi đầu hàng, nhưng các đối tượng đã manh động chống trả quyết liệt. 

Trong trận đấu súng này, Thượng úy Lường Phát Chiêm, Trung đội trưởng Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động Công an tỉnh Sơn La đã anh dũng hy sinh khi mới tròn tuổi 32. 

Đại úy Chu Văn Quang, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn đặc nhiệm số 1 cũng bị thương ở chân khi truy kích các đối tượng. Chiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Sơn La cũng bị thương bởi làn đạn của bọn tội phạm.

Chuyên án đã được tổng kết vào năm 2017. Qua hơn 3 năm đấu tranh, với 9 giai đoạn, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiêu diệt, bắt giữ 25 đối tượng, thu giữ 498 bánh heroin cùng nhiều loại vũ khí quân dụng...

Tiêu diệt "ông trùm"

Sau khi phát hiện nhiều đối tượng truy nã ở các địa bàn khác đã chọn địa bàn Lũng Xá, Tà Dê làm sào huyệt, mua bán ma túy. Trong đó, nổi lên 2 đối tượng Nguyễn Thanh Tuân (35 tuổi, quê quán ở huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) và Nguyễn Văn Thuận (34 tuổi, quê quán ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), đây là hai đối tượng đặc biệt nguy hiểm trong đường dây vận chuyển trái phép 2.700 bánh heroin. 

Tuân là đối tượng có 4 lệnh truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, gồm 2 lệnh truy nã của cơ quan CSĐT Bộ Công an, 1 lệnh truy nã của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh, 1 lệnh truy nã của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La. 

Còn Thuận là đối tượng có 2 lệnh truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy; trong đó có lệnh truy nã của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh, 1 lệnh truy nã của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La.

Từ thông tin trinh sát báo về, Tuân và Thuận đã xây dựng địa bàn hoạt động tại bản Tà Dê, xã Lóng Luông. Các đối tượng xây dựng có nhiều tường rào, hầm trú ẩn… để lẩn trốn và chống đối khi bị cơ quan Công an bắt giữ. Các đối tượng thiết kế nhà có hệ thống linh hoạt, có camera, tích trữ gas, xăng, vũ khí để tự vệ. 

Ngoài ra, hai “ông trùm” này cũng lôi kéo các đối tượng truy nã, đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng nghiện ma túy đến trông coi, bảo vệ, tạo thành đường dây mua bán ma túy. Nhà đối tượng Nguyễn Thanh Tuân thường xuyên có 14 đối tượng, nhà Nguyễn Văn Thuận thường xuyên có 3 đối tượng sinh sống, ra vào.

Lực lượng chốt chặn bên ngoài bản Tà Dê.

Từ năm 2015, Công an tỉnh Sơn La đã xác lập chuyên án đấu tranh đối với Nguyễn Thanh Tuân và chuyên án đấu tranh đối với Nguyễn Văn Thuận. 

Để tập trung cao việc đánh giá chỉ đạo, lãnh đạo Bộ Công an đã thành lập Ban chỉ đạo, huy động các lực lượng của Bộ hỗ trợ Công an Sơn La như: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục CSĐT tội phạm về ma túy, Công an Hòa Bình và một số đơn vị nghiệp vụ khác của Bộ Công an… giao cho Giám đốc Công an tỉnh Sơn La làm trưởng ban 2 chuyên án.

Trước khi tổ chức lực lượng triệt phá ở nhóm của hai “ông trùm”, Công an Sơn La đã phối hợp với Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh nhiều lần viết thư kêu gọi, kiên trì, thuyết phục vận động 2 đối tượng ra đầu thú. Tuy nhiên, đối tượng Tuân và Thuận ngoan cố không ra đầu thú mà còn thách thức, ráo riết chuẩn bị các phương tiện, vũ khí chống đối, tuyên bố “tử thủ” với lực lượng Công an.

Đối mặt với sự ngoan cố và manh động đó của các đối tượng, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an quyết tâm triệt phá ổ nhóm này vào ngày 26-6-2018. 

Kế thừa những kinh nghiệm thu được từ sau khi phá chuyên án, Công an tỉnh Sơn La đã tổ chức đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ và huy động số lượng lớn cán bộ chiến sĩ cùng nhiều xe bọc thép để tham gia triệt phá ổ nhóm này. 

Qua đó đã tiêu diệt được 2 đối tượng Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận, bắt giữ nhiều đối tượng khác, thu giữ nhiều loại vũ khí quân dụng mà các đối tượng dùng để chống trả lại lực lượng Cảnh sát...

Sau khi tiêu diệt 2 “ông trùm”, an ninh tại xã Lóng Luông đã được siết chặt và người dân cũng yên tâm hơn bởi luôn có lực lượng chức năng túc trực. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn tỏ ra lo ngại bởi biết đâu vẫn còn nhiều đối tượng trốn truy nã, tội phạm ma túy đang lẩn trốn tại “thủ phủ ma túy” này.

Đinh Hiền

Sáng 11/5, TP Hải Phòng tổ chức chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng biểu dương lực lượng chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025. Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương đến dự.

Liên quan đến vụ sụt lún nghiêm trọng tại đường dẫn lên cầu Hòa Bình, thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành (Tây Ninh), trưa 11/5, UBND huyện Châu Thành (Tây Ninh) cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định do mưa lớn kéo dài, làm vỡ túi bùn cục bộ gây ra. Vụ việc khiến 5 người bị thương nhẹ, trong đó có 4 người đã trở về nhà.

Đã qua 2,5 năm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc bị “đứng hình”, gây thiệt hại lớn. Hợp đồng với đối tác tại Phú Quốc lên đến 955 tỷ đồng, nhưng chỉ mới thực hiện được khoảng 15% và đến nay không thể tiếp tục thực hiện. Ông Sự cho biết đã nhiều lần đề nghị Cục Thuế Kiên Giang cho xuất hóa đơn điện tử nhưng đều bị từ chối.

Sau khi Báo CAND có bài viết: “Núi rừng Vĩnh Ô lại rỉ máu vì “vàng tặc”, phản ánh tình trạng khai thác vàng trái phép ở rừng phòng hộ Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc. Ba chốt kiểm soát được thiết lập tại các tiểu khu 582, 583 (xã Vĩnh Ô) và 575H (xã Vĩnh Hà).

Sáng 11/5, Thượng tá Lê Minh Hoàng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tiếp nhận chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi và thông tin trao đổi của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, đơn vị đã phối hợp với Tổ công tác của phòng CSHS Công an tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng trên đường chạy trốn, sau khi có liên quan đến vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Từ Nghị quyết 68 đến hành động là một chặng đường. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội này như thế nào? TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND về chủ đề này. 

Trong bối cảnh thu nhập giảm sút, kinh doanh khó khăn, giá điện tăng khiến người dân, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Giá điện tăng vào mùa nắng nóng, doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất. Người dân lo chắt bóp chi tiêu để bù vào tiền điện.

Trong lúc cải tạo đất để sản xuất nông nghiệp, một nông dân ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã phát hiện một thùng kim loại đựng nhiều băng đạn đồng, khoảng 300 viên.

Khoảng 97% bệnh nhân nội trú được thanh toán viện phí online, 100% các phim chụp X-quang không còn phải in phim, thời gian khám bệnh trung bình giảm xuống 50%, chỉ mất 30-40 giây để đăng ký khám lần đầu, từ lần thứ hai chỉ mất 5-8 giây với hệ thống mạng ổn định, tra cứu đơn thuốc, lịch sử khám dễ dàng… Đây là bức tranh toàn cảnh về những bệnh viện (BV) đi đầu trong chuyển đổi số của Hà Nội.

Đối với lực lượng Công an xã những người “gần dân, sát dân” nhất trong hệ thống bảo vệ an ninh Tổ quốc, công nghệ đang mở ra một cánh cửa mới của đổi mới tư duy, nâng tầm nghiệp vụ, và hơn hết là cửa của một hành trình phụng sự nhân dân hiệu quả, sâu sát và nhân văn hơn bao giờ hết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.