Nỗ lực vì một môi trường sống trong lành

15:00 17/11/2015
9 năm kể từ ngày thành lập một chặng đường chưa phải là dài nhưng lực lượng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường đã lập được những chiến công to lớn, phát hiện, đấu tranh quyết liệt với tội phạm môi trường. Đã phát hiện, điều tra, xử lý hơn 40 nghìn vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường và an toàn thực phẩm; chuyển cơ quan điều tra, xử lý hình sự 1023 vụ, 1895 đối tượng phạm tội; xử phạt hành chính hơn 400 tỷ đồng; góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Ô nhiễm môi trường cùng tội phạm môi trường trở thành vấn đề "nóng" của mỗi quốc gia. Hậu quả, tác hại của nó gây bức xúc, nhức nhối toàn xã hội, ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong cuộc chiến quyết liệt ấy, những chiến sĩ Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường luôn vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, đoàn kết một lòng, mưu trí, dũng cảm không khoan nhượng với  tội phạm, lập nên những chiến công, thành tích xuất sắc.

Hàng trăm chuyên án lớn cùng hàng nghìn hành vi, vi phạm pháp luật về môi trường đã được các anh triệt phá, chặn đứng, điều tra làm rõ; góp phần giữ bình yên môi trường, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

Mạnh tay với tội phạm môi trường

9 năm kể từ ngày thành lập một chặng đường chưa phải là dài nhưng lực lượng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường đã lập được những chiến công to lớn, phát hiện, đấu tranh quyết liệt với tội phạm môi trường. Đã phát hiện, điều tra, xử lý hơn 40 nghìn vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường và an toàn thực phẩm; chuyển cơ quan điều tra, xử lý hình sự 1023 vụ, 1895 đối tượng phạm tội; xử phạt hành chính hơn 400 tỷ đồng; góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Cảnh sát môi trường giám định mức độ ô nhiễm nguồn nước.

Được sự giới thiệu của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (C49), chúng tôi có dịp trao đổi, trò chuyện với những trinh sát giỏi, tinh nhuệ của hai đơn vị chủ lực, mũi nhọn được coi là "khắc tinh" của tội phạm môi trường đó là Phòng 2, Phòng 6 - C49. Hàng chục chuyên án lớn, hàng trăm vụ án vi phạm pháp luật về môi trường đã được các anh phát hiện, điều tra làm rõ, làm nức lòng nhân dân, thể hiện sự mưu trí, sáng tạo trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Gần 30 năm gắn bó với lực lượng Cảnh sát và gắn bó với C49 ngay từ những ngày đầu thành lập, Đại tá Lê Quang Đồng - Trưởng Phòng 2 cùng Đại tá Phạm Văn Bình, Trưởng phòng 6 C49 chia sẻ rằng: Không nóng bỏng, khốc liệt đối mặt với những hiểm nguy rình rập như đấu tranh với tội phạm "gieo rắc cái chết trắng", hình sự; nhưng công việc của những chiến sĩ Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường cũng đầy những thử thách, gian khó, hy sinh.

Để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoài việc mỗi chiến sĩ phải nhanh nhạy, mưu trí còn phải biết dựa vào nhân dân, bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình để phá án. Một vụ án đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng các chiến sĩ Cục C49 đó là vụ án phát hiện xả thải trái phép xảy ra tại Nhà máy sản xuất khung nhôm định hình, Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang (Đài Loan) trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Theo Đại tá Lê Quang Đồng, đây được coi như vụ án "Vedan" thứ hai xả thải ra thẳng sông Ghẽ, Hải Dương bởi tính chất, mức độ nguy hại của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sạch sinh hoạt hàng ngày của người dân. Để phát hiện được vụ việc, thu thập được  toàn bộ những chứng cứ sai phạm của Công ty Tung Kuang, ròng rã suốt 3 tháng trời, hàng trăm trinh sát của C49 thay phiên nhau dầm mình dưới lòng sông, luồng nước bị "bức tử" ô nhiễm nặng bởi các hóa chất độc hại; đối mặt với những bất trắc, hiểm nguy cận kề.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo C49, lực lượng trinh sát phối hợp với đơn vị PC49 Công an tỉnh Hải Dương và chính quyền xã Cẩm Phúc bắt quả tang nhà máy có hệ thống xử lý nước thải nhưng không hoạt động mà thực hiện bơm nước thải chưa qua xử lý theo một hệ thống đường ống ngầm để xả ra thẳng sông Giẽ. Nước thải ra sông là những hóa chất vô cùng độc hại, có màu trắng đục, bốc mùi vô cùng khó chịu. Tổ công tác lập biên bản, thu mẫu nước thải để kiểm định, kết quả cho thấy trong 8 chỉ số kiểm định thì có 7 chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép trong đó có chỉ số CrVI-một tác nhân gây ung thư vượt trên 10 lần.

Chỉ cách đó vài trăm mét, nhà máy nước của huyện Cẩm Giàng, Hải Dương đã sử dụng nước của sông Ghẽ để xử lý thành nước sạch, cung cấp cho các hộ dân trong huyện. Với việc xả nước thải sản xuất ra lòng sông, mỗi tháng Công ty Tung Kuang tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của người tiêu dùng đang trở thành "nóng" diễn biến phức tạp, khó lường. Các đối tượng sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng với những thủ đoạn biến tướng tinh vi, trở thành nỗi ám ảnh của nhân dân, là "ung nhọt" gây hại cho xã hội.

Lật lại những trang hồ sơ án, Đại tá Phạm Văn Bình kể lại chiến công của các anh trong đấu tranh, khám phá một chuyên án, bắt giữ gần 7 tấn hạt nêm, mỳ chính giả. Qua công tác nắm tình hình, trinh sát Đội 2, Phòng 6 C49 phát hiện một đường dây chuyên làm giả mỳ chính, hạt nêm của các thương hiệu lớn như Miwon, Ajnomoto, Knorr do đối tượng Đặng Thị Thu Hà, SN 1970, trú tại TP Nam Định cầm đầu. Hoạt động phạm tội của Hà diễn ra từ lâu cùng với thị trường tiêu thụ vô cùng lớn ra các tỉnh phía Bắc, miền Trung nhất là vào thời điểm giáp Tết âm lịch.

Thủ đoạn hoạt động của đối tượng là thu mua mỳ chính, hạt nêm nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ trôi nổi trên thị trường và bao bì của các thương hiệu lớn như Miwon, Ajnomoto, Knorr đã được bảo hộ sau đó tổ chức đóng gói làm giả đem tiêu thụ trên thị trường.

Sau một thời gian tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, hồi 15h ngày 15/1/2015, các trinh sát Phòng 6/C49 phối hợp với Công an tỉnh Nam Định phát hiện Trần Quang Vinh, điều khiển xe mô tô BKS 18P7-8013 có dấu hiện nghi vấn nên đã tiến hành kiểm tra, phát hiện trên xe chở 3 bảo tải dứa, bên trong có nhiều gói hạt nêm nhãn hiệu Knorr.

Cảnh sát môi trường triệt phá đường dây tiêu thụ rùa biển quý hiếm. 

Theo lời khai anh Vinh, số hàng hóa trên được Hà sản xuất, đóng gói vào bao tải dứa và thuê anh Vinh vận chuyển cho khách hàng. Căn cứ vào lời khai ban đầu của anh Vinh, tổ công tác Phòng 6/C49 phối hợp cùng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định tiến hành bắt quả tang đối tượng Hà đang tổ chức và chỉ đạo 7 nhân viên  đóng gói hàng giả là hạt nêm Knorr, mỳ chính Ajnomoto, Miwon giả với số lượng lên đến gần 7 tấn…

Cần chế tài đủ mạnh "đặc trị" tội phạm môi trường

Hệ thống pháp luật về môi trường của nước ta hiện nay đã tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh. Lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường được thành lập từ Trung ương tới địa phương, trở thành lực lượng chuyên trách, mũi nhọn sắc bén trong đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường. 

Ngày 5/1/2015, Chủ tịch nước ký Lệnh số 01/2015/L-CTN công bố Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/6/2015. Pháp lệnh được ban hành đã khắc phục những hạn chế, bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật trước đây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường còn gặp phải không ít khó khăn do chế tài xử phạt chưa đủ mạnh.

Mỗi năm, lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường phát hiện khoảng 5-6 ngàn vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, số vụ việc xử lý hình sự còn chưa nhiều bởi nhiều nguyên nhân, yếu tố trong đó có việc không xác định được tác hại, hậu quả của tội phạm môi trường cũng như không giám định được thiệt hại. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện, xây dựng những chế tài đủ mạnh để có thể "đặc trị" tội phạm môi trường; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm môi trường; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn thể nhân dân về bảo vệ môi trường sống…

Dẫu biết rằng chặng đường dài đấu tranh với tội phạm môi trường ở phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách, gian nan nhưng vượt lên trên hết những chiến sĩ Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường vẫn âm thầm, lặng lẽ cống hiến, quyết tâm chiến đấu mang lại môi trường sống trong lành cho nhân dân.

Việt Hưng

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đã lập thành tích xuất sắc, phá thành công chuyên án mua bán người, bắt 2 đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo, đưa công dân sang làm việc tại nước ngoài sau đó bán cho các ổ nhóm tội phạm lừa đảo quốc tế tại các đặc khu Tam Giác Vàng.

Ngày 11/4, tại cuộc họp báo Quý I/2025 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố cho biết dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (tên thương mại Golden Hills City, của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam) hiện đang được Bộ Kinh tế và Tài chính thẩm tra theo thẩm quyền.

Đại tá Vũ Thành Thức, Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can điều tra làm rõ về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Về hành vi làm nhục người khác, cơ quan điều tra đang làm rõ nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ khởi tố.

Ngày 11/4, một công trường xây dựng tàu điện ngầm ở khu Gwangmyeong, ngay phía Nam Seoul (Hàn Quốc), đã bất ngờ bị sập, khiến hai công nhân mắc kẹt. Giới chức Seoul đã phát lệnh sơ tán với người dân xung quanh khu vực này. 

Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá thành công chuyên án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "tàng trữ, mua bán các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ" quy mô lớn, liên quan đến nhiều đối tượng trong cả nước.

Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 14/4, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (viết tắt là Tổng Công ty Chè) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè.

Tưởng củ ấu tàu có chất bổ, ăn được, nhiều người đã mua về ngâm rượu uống, hoặc ăn thay bữa cơm. Các bác sĩ cảnh báo, trong củ ấu tàu có chất độc acotinin được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A.

Sau 3 ngày xét xử và nghị án, ngày 11/4, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với bị cáo Hồ Đình Thái Hòa và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn (TTDNLX Sài Gòn) thuộc Công ty TNHH Phát triển giáo dục và dạy nghề 3T (Công ty 3T).

Thực hiện 164 vụ trộm trên khắp địa bàn các tỉnh, thành Tây Nam Bộ với tổng giá trị tài sản bị thiệt hại hơn 10 tỉ đồng, băng siêu trộm bị TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt trên 210 năm tù.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文