Nỗi khổ của người dân sống gần khu khai thác đá

10:00 17/02/2016
Mỗi khi người ta cho nổ mìn, nhà cửa rung chuyển như động đất, máy nghiền đá gầm rú từ sáng đến nửa đêm. Không những vậy, nhiều ngôi nhà bị nứt toác, cửa kính vỡ vụn. Gần chục năm nay người dân thôn Trán Voi, xã Phú Mãn (Quốc Oai, Hà Nội) phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu vì tính mạng và sức khỏe của mình bị đe dọa.


Dân chạy loạn như thời chiến

Chúng tôi đến thôn Trán Voi vào đúng những ngày khô hanh nhất. Khắp thôn bị phủ trắng bởi bụi từ mỏ đá Đồng Vỡ 3, trực thuộc Công ty cổ phần ViMeCo tỏa xuống. Nhà nào cũng đóng cửa im ỉm, cây cối khắp nơi phủ một màu trắng. Chưa kể chốc chốc lại có những chiếc xe ben chở đá cày nát đường, bụi tung trắng xóa, tiếng nghiền đá làm rung chuyển cả một vùng. Cô Đinh Thị Thao bức xúc: "Dân chúng tôi khổ trăm đường, bụi mù mịt suốt ngày. Rửa rau để nấu canh cả chục lần không sạch. Đến giờ ăn cơm là phải đóng vào tận trong buồng mà ăn, nếu không bụi bay vào chẳng thể ăn nổi đâu".

Nhà bà Kiểm bị ảnh hưởng nặng nhất từ việc nổ mìn.

Cách đây hơn 10 năm, nghe theo sự vận động của các cấp chính quyền, người dân thôn Trán Voi đã đồng ý để cho mỏ đá Đồng Vỡ 3 đi vào khai thác. Thế nhưng, mỏ đá này chỉ đi vào hoạt động một thời gian đã khiến cuộc sống của nhiều hộ dân tại đây trở nên đảo lộn. Cứ khoảng 11h trưa hằng ngày, mỏ đá cho nổ mìn khai thác là lúc người dân lại hò nhau ra khỏi nhà vì sợ sập.

Chị Nguyễn Thị Tịch kể: "Khi nghe thấy tiếng pháo báo hiệu từ trong mỏ đá là chúng tôi ra khỏi nhà. Rung chuyển kinh khủng lắm, như động đất vậy. Sau đó là khói bụi bay khắp nơi. Nhiều người lạ đến đây mà thấy cảnh tượng đó còn hét toáng lên vì hoảng loạn. Họ ôm đầu chạy vì không biết chuyện gì đang xảy ra".

Thời gian nổ mìn thường kéo dài 5 đến 10 phút, lượng thuốc nổ tập trung.  Có lẽ đây là nguyên nhân chính khiến cho hàng loạt ngôi nhà của nhiều hộ dân sống quanh mỏ đá bị rạn nứt, hư hỏng nghiêm trọng. Theo quan sát của chúng tôi hầu hết các ngôi nhà tại đây (dù được xây khá kiên cố) đều bị nứt, cửa kính vỡ hoặc rụng xuống đất. Còn những ngôi nhà cấp 4 thì hầu hết phải sử dụng tôn để lợp bởi mỗi lần nổ mìn ngói sẽ tự động rơi xuống.

Được người dân đưa đi tìm hiểu về tình trạng nứt nhà chúng tôi mới thực sự lo lắng cho sự an nguy của họ. Như ngôi nhà 2 tầng khá kiên cố của cô Thao dù mới xây dựng từ năm 2009 nhưng cũng bị nứt khá nặng ở phần trần và cổ trần.

Ngôi nhà khá kiên cố nhưng chủ nhân vẫn lo lắng vì đang có hiện tượng nứt trần.

Hay gia đình chị Nguyễn Thị Tịch phần trần của tầng 2 cũng đang rạn nứt khá nghiêm trọng. Đặc biệt là ngôi nhà của bà Phí Thị Kiểm, xung quanh những vết nứt dài đang ngày một lớn dần. Đèn trang trí trong nhà, trần thạch cao cũng rơi rụng do ảnh hưởng của chấn động nổ mìn…

Mặc dù hiện tượng nứt nhà xảy ra vài năm gần đây, bà con có phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng không có hồi âm. Bà Kiểm nói: "Cách đây khoảng 2 năm chúng tôi có lên chính quyền xã để kêu nhưng đều không được giải quyết. Chính quyền xã có nói là mang đơn lên phản ánh với công ty, vì họ gây ra họ phải có trách nhiệm".

Bên cạnh việc nổ mìn, hiện nay theo phản ánh của nhân dân thôn Trán Voi, mỏ đá thường xuyên cho máy nghiền chạy với công suất lớn, thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Trước đây mỏ đá sử dụng 1 chiếc máy nghiền, sau này để tăng công suất cho lắp đặt thêm 1 cái nữa. Đặc biệt hơn, mỏ đá này cho công nhân làm kéo dài từ sáng đến tận 12 giờ đêm, thậm chí kéo dài đến 1h sáng. Trước đây mỗi khi nghiền đá họ phun nước để tránh bụi, gần đây việc phun nước đã bị mỏ này bỏ qua khiến bụi bay khắp nơi.

Chị Thanh (nhà sát với mỏ đá) tiếp lời: "Quần áo cũng chẳng biết phơi ở đâu cho hợp lý. Mặc vào ngứa ngáy kinh khủng. Rồi còn đồi chè của gia đình nữa, có bán cũng chẳng ai mua. Họ bảo bị bụi đá bám bẩn, uống vào người sẽ hại sức khỏe. Nửa đêm máy vẫn nghiền khiến những nhà gần mỏ cửa cứ rung lên như động đất. Nhất là tiếng ồn của máy phát ra, người già thì không ngủ được, trẻ con cũng không học được bài. Nhiều đêm chồng tôi không chịu nổi, bấm máy cho lãnh đạo mỏ để kêu nhưng cuối cùng vẫn đâu vào đấy. Mấy năm trước người ta còn có tí quà Tết cho bà con xung quanh đây. Bây giờ tuyệt nhiên chẳng có gì. Chúng tôi tha thiết mong cơ quan có thẩm quyền xử lý thế nào cho dân bớt khổ".

Bà Thao lo lắng vì những vết nứt chạy dài quanh nhà.

Lãnh đạo mỏ đá né tránh trách nhiệm?

Trước tình trạng của địa phương, nhân dân thôn Trán Voi đã nhiều lần cử đại diện lên gặp lãnh đạo mỏ đá nhưng đều bất thành. Vì quá bức xúc, người dân đã tập hợp lại, đánh trống chặn đường xe vào mỏ để phản đối.

Cô Thao kể lại: "Lúc đó khoảng 4h chiều, khi chúng tôi đánh trống, chặn xe thì bị một toán người đi ô tô đến, tay cầm dao đuổi đánh bà con. Hôm đó có cháu Tống Nhữ Huy bị đánh trọng thương. Sau khi bị đánh chúng tôi còn cho cháu vào tấm ván khênh lên mỏ đá để trình bày nhưng cũng chẳng ai đoái hoài đến nơi". Sau lần bị một toán người lạ đến dằn mặt và đánh người, bà con thôn Trán Voi hoảng sợ và dường như không còn chút phản kháng nào với hiện tượng nổ mìn, nghiền đá tại đây.

Trước sự bức xúc của bà con, chúng tôi có trao đổi với ông Nguyễn Đình Hoan, trạm trưởng mỏ đá Đồng Vỡ 3. Ông Hoan khẳng định việc nhà cửa của bà con bị nứt hoàn toàn không liên quan đến việc nổ mìn của mỏ đá Đồng Vỡ 3 gây ra. Vị này còn cho biết, quy trình khai thác của mỏ đá Đồng Vỡ 3 là đúng quy định của pháp luật, có đầy đủ giấy tờ để chứng minh điều này. Tuy nhiên việc cung cấp những giấy tờ liên quan thì vị lãnh đạo này từ chối.

Phía chính quyền địa phương lại khẳng định việc nổ mìn của mỏ Đồng Vỡ 3, trực thuộc Công ty cổ phần ViMeCo là một trong những nguyên nhân khiến nhà dân tại thôn Trán Voi bị nứt. Thế nhưng việc can thiệp vào hoạt động của mỏ đá ngoài khả năng, thẩm quyền của chính quyền địa phương!?

Xe tải quần liên tục khiến đường làng mù mịt và nhanh xuống cấp.

Chia tay chúng tôi, cô Thao nhìn về phía mỏ đả buồn bã: "Nghe nói người ta lại ký cho doanh nghiệp khai thác thêm nhiều năm nữa. Chẳng lẽ chúng tôi phải bỏ nhà, bỏ đất của cha ông mà đi. Mà đi thì chúng tôi biết đi đâu? Cả đời bám trụ vào đồng ruộng ở đây rồi?".

Thiết nghĩ để sớm ổn định đời sống cho bà con, các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan cần sớm tìm ra nguyên nhân của việc nứt nhà. Đồng thời có biện pháp bồi thường và khắc phục. Nếu tình trạng này còn diễn ra thêm một thời gian nữa, không hiểu tính mạng của người dân sẽ bị đe dọa đến mức nào?

Ông Bùi Văn Thảo, Chủ tịch UBND xã Phú Mãn cho biết: Rõ ràng việc nổ mìn phá đá làm ảnh hưởng đến nhà cửa của người dân. Tuy nhiên phía công ty chủ quản chưa có bất cứ một đền bù nào với bà con. Theo phản ánh của bà con, hiện nay có khoảng 10 đến 20 hộ bị ảnh hưởng. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ có những thống kê sớm nhất số nhà dân bị nứt do ảnh hưởng của mỏ đá Đồng Vỡ 3 gây nên. Chúng tôi sẽ có những yêu cầu phía doanh nghiệp có mức đền bù thỏa đáng với những gì đã gây ra.
Phong Anh

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文