Nữ Cảnh sát giao thông vùng cao tận tụy

13:26 16/08/2016
Có dịp tiếp xúc với Trung tá Đinh Thị Thu Hằng - Đội trưởng Đội tuyên truyền - xử lý, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hòa Bình, mọi người đều chung cảm nhận ở Hằng sự thân thiện, trách nhiệm với công việc. 


Gắn bó với người dân miền núi, Hằng thấu hiểu khó khăn, cơ cực mà người dân nơi đây phải đối mặt. Chỉ có tận tụy với công việc, hết lòng phục vụ thì người dân mới tin, mới hết lòng ủng hộ Công an thực thi nhiệm vụ. Chân lý ấy theo chân người cán bộ trẻ đến khắp các bản làng vùng cao của tỉnh Hòa Bình.

1.Theo đoàn công tác của Trung tá Đinh Thị Thu Hằng, chúng tôi ngược dốc Cun, xuôi quốc lộ 6A, vượt đỉnh Thung Khe "bốn mùa mây phủ" đến với bản Mông ở Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) để tuyên truyền luật giao thông.

Ở nơi thâm sâu cùng cốc này, có cán bộ Công an đến tuyên truyền, hướng dẫn luật giao thông, bà con mừng lắm. Mới 6h sáng khi các ngả đường xuống chợ vẫn còn phủ mờ sương thì tại chợ phiên ở xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình), bà con người Mông từ các ngả đường nô nức kéo về khu vực trung tâm, nghe các cán bộ giao thông truyền đạt luật giao thông.

Trước đây, chỉ cần no "cái bụng", ấm "cái lòng" là người Mông mãn nguyện rồi, cái đi, cái đứng từ khi sinh ra đã vậy, cần gì phải học tập Luật lại như cái vòng quấn cái cổ mình à! Theo thời gian, nhiều người Mông bị chết đường, chết chợ vì tai nạn giao thông khiến nhiều người dân ngỡ ngàng, không những vậy, nhiều con em người Mông bị xử phạt do vi phạm luật giao thông khiến người dân ý thức hơn khi tham gia giao thông. Từ đó, tự trang bị kiến thức về giao thông thôi thúc bà con đến ngày một đông hơn.

Khi cán bộ CSGT vừa căng tấm biển chỉ dẫn báo hiệu đường bộ lên, nhiều đồng bào dân tộc đã "vây" đến xem. Trung tá Đinh Thị Thu Hằng liền hỏi: "Thanh niên này, chắc không biết đi xe máy đâu nhỉ. Còn anh đứng bên cạnh chắc là biết đi, giỏi hơn thanh niên này rồi". Thế là Sùng A Lự (SN 1987), người dân tộc Mông giơ tay chỉ biển báo hiệu đường bộ và nói: "Cán bộ à, em biết đi xe máy chứ, biển kia là biển báo nguy hiểm, biển Stop là không được đi, biển báo đường đèo dốc là phải đi chậm và cẩn thận mới không ngã...".

Trung tá Đinh Thị Thu Hằng tuyên truyền, hướng dẫn Luật Giao thông tại một trường học.

Một phụ nữ người Mông, lưng địu một em bé, trên tay vẫn cầm chiếc mũ bảo hiểm, chăm chú nghe Cảnh sát giao thông tuyên truyền ATGT. Chị Mùa Y Sía nói: "Mình đã có 3 con rồi, chồng mình hay say rượu, lần trước gia đình mình xuống chợ, chồng uống rượu say, khi lái xe máy trên đường về nhà mấy lần ngã, giờ chưa khỏi, vẫn phải nằm ở nhà. Giờ mình tự đi xe máy cùng mọi người đến chợ". Cán bộ hỏi, Sùng A Nhà đã có bằng lái xe chưa, lái xe trên đường từ bản xuống chợ có đội mũ bảo hiểm không? Nhà đáp: "Chưa có mà, nhưng đi xe máy trên đường mình phải đội mũ bảo hiểm, nếu không Công an bắt mà, và nếu có ngã, đầu không bị chảy máu...".

Đây là một trong số nhiều hoạt động do Trung tá Đinh Thị Thu Hằng tổ chức tại cơ sở, hướng vào địa bàn vùng cao, vùng xa trong tỉnh. Buổi tuyên truyền thu hút rất đông bà con dân tộc Mông theo dõi. Gắn bó với bà con dân tộc, Trung tá Hằng nhận thấy, cuộc sống người dân mình nghèo lắm, làm sao để thay đổi nhận thức cho bà con, đưa luật giao thông trở thành nền nếp trong đời sống hàng ngày.

Không quản khó khăn, vất vả, Trung tá Hằng cùng đồng đội đến khắp các bản làng vùng cao, gặp gỡ từng người dân để tuyên truyền, giáo dục người dân. Hình ảnh nữ CSGT với nụ cười nở trên môi tạo thiện cảm với người dân địa phương. Chị ân cần thăm hỏi người già, gần gũi các em nhỏ, chị xúc động nghẹn ngào khi thăm các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Mỗi dịp như vậy, Trung tá Hằng như người con trở về gia đình, trong vòng tay ấm áp của người thân.

2. Sau khi tốt nghiệp Học viện CSND, chuyên ngành CSGT với tấm bằng xuất sắc, chị Đinh Thị Thu Hằng được phân công về Đội CSGT của Công an thị xã Hòa Bình (nay là thành phố Hòa Bình). Hòa Bình là tỉnh miền núi nghèo khó, song số người chết và bị thương do tai nạn giao thong ở mức cao và tăng dần hằng năm.

Chứng kiến nhiều gia đình tan vỡ, bố mất con, vợ mất chồng.., chị đau lòng lắm. Trong đó, nhiều vụ tai nạn giao thông do nhận thức hạn chế của người dân. Phải làm sao nâng cao nhận thức cho nhân dân, đưa việc chấp hành Luật Giao thông vào nền nếp. Chị thầm hứa sẽ đưa kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn công tác, góp phần làm giảm những cái chết thương tâm do tai nạn giao thông gây ra.

Đối với nữ cán bộ trẻ, việc công tác ở cơ sở, bám địa bàn, gắn bó với nhân dân là điều kiện thuận lợi để chị trau dồi kinh nghiệm và nâng cao năng lực công tác. Vừa làm việc, vừa học hỏi với tinh thần cầu thị, Đinh Thị Thu Hằng ngày càng trưởng thành, được lãnh đạo tin tưởng, đồng đội quý mến, ủng hộ.

CSGT không chỉ đơn thuần là tuần tra, kiểm soát, xử lý sai phạm mà quan trọng hơn, phải nâng cao nhận thức cho người dân, đưa luật giao thông vào cuộc sống để việc chấp hành luật giao thông trở thành nền nếp. "Phải hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của người dân trên lợi ích bản thân thì lực lượng Công an mới hoàn thành nhiệm vụ", Hằng chia sẻ.

Nhận thấy năng lực của nữ cán bộ trẻ, lãnh đạo Công an tỉnh điều động chị về Phòng CSGT Công an tỉnh. Ở lĩnh vực công tác mới, địa bàn rộng hơn, Hằng thỏa sức sáng tạo, đưa Luật giao thông đến với người dân bằng nhiều hình thức, phong phú, đa dạng hơn.

Theo chị Hằng, nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông phần lớn do ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Tai nạn giao thông khiến cho nhiều gia đình tan vỡ, cha mất con, vợ mất chồng... Làm thế nào hạn chế tai nạn giao thông, làm sao để giảm số người chết, bị thương do tai nạn giao thông?!

Những câu hỏi ẩn hiện trong đầu chị. Trên cơ sở đánh giá, khảo sát các địa bàn, lĩnh vực, "điểm đen" tai nạn giao thông, chị kiến nghị thủ trưởng đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về giao thông, hướng dẫn người dân các quy định bắt buộc khi tham gia giao thông. Chị trực tiếp xuống các trường học, xuống các bản làng, khu dân cư, cụm công nghiệp… để tuyên truyền, giáo dục về Luật giao thông.

Với lối truyền đạt thông minh, dễ hiểu, dễ nhớ, những kiến thức pháp luật khô cứng, đơn điệu kia trở nên hấp dẫn lạ thường. Chị đề xuất tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu hay hình thức sân khấu hóa.. .để truyền tải các quy định về an toàn giao thông. Hầu hết các buổi tuyên truyền đều thu hút rất đông các tầng lớp nhân dân tham gia. Ý thức của người dân từ đó được nâng lên.

Trung tá Hằng với phong thái gần gũi, giản dị để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân địa phương. Nhờ những đóng góp của chị mà tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh được kiềm chế và giảm dần. Tỉnh Hòa Bình là một trong số ít các địa phương trong cả nước 5 năm liên tiếp giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết và số người bị thương.

Một buổi học Luật Giao thông.

3. Trong chuyến công tác xuống cơ sở tuyên truyền Luật giao thông ở thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Trung tá Đinh Thị Thu Hằng được nghe câu chuyện xúc động về một cô gái từng là nạn nhân vụ mua bán người trước đây. Cô gái đó là Nguyễn Thị Hồng N, 20 tuổi. Nhắc lại chuyện cũ, N thoáng buồn, giọt nước mắt lăn dài.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường. N có tiếng là xinh đẹp, chăm ngoan, học giỏi, là niềm tự hào của gia đình. Câu chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như không có thời điểm N ham chơi, học hành sa sút. Chán nản với kết quả học tập của mình, N. thường la cà các quán internet.

Vào đầu tháng 8/2011, trong một lần "chát", N tình cờ quen biết với Lê Văn Tuấn, ở đội 4, xóm Mời Mít, xã Yên Mông, TP. Hòa Bình. Mặc dù chưa một lần gặp mặt, chưa hiểu về người con trai kia như thế nào, song vì thiếu hiểu biết, N nhận lời làm người yêu của Tuấn. Ngày 30/8/2011, N đi xe bus từ Lạc Sơn ra thành phố Hòa Bình để gặp mặt "người yêu" thì gặp Bùi Thị Linh, SN 1995, là người bạn cùng khu phố. Thấy vậy, N liền rủ Linh cùng ra thành phố.

Tuy chỉ lần đầu gặp mặt song qua "chát", cả 2 cảm thấy như đã quen biết từ lâu. Sau đó, cả 3 đi xe máy về nhà của Phan Ngọc Tuyền, SN 1991, trú tại xóm Máy 2, xã Hòa Bình (Tuyền là bạn của Tuấn). Khi tới nơi, ngoài Tuyền còn có Nguyễn Đức Quỳnh, SN 1992 ở Yên Mông, TP. Hòa Bình cũng đang ngồi ở đó.

Kế hoạch bán N ra nước ngoài nảy sinh từ việc Quỳnh có quen biết với một cô gái tên là Lê Thị Đằm (tên thường gọi là Đào), quê ở xã Tiến Tuyến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Thông qua Quỳnh, Đào có đặt vấn đề muốn tìm những cô gái còn trẻ, đẹp đưa sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Trở về Hòa Bình, Quỳnh rắp tâm dụ dỗ những cô gái trẻ để lừa bán. Sau khi nghe câu chuyện của Quỳnh, không những không ngăn cản, vì hám lời Tuấn đã gật đầu bán "người yêu" của mình để lấy tiền tiêu xài.

Tuấn và đồng bọn lập kế hoạch rủ N lên Sa Pa chơi, sau đó qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Để lấy lòng người yêu, Tuấn thuyết phục N sang Trung Quốc làm thuê kiếm tiền giúp hắn "trả nợ cho chị Đào". Sau khi nghe "người yêu" tâm sự về "hoàn cảnh éo le", vừa nói Tuấn vừa khóc đã khiến cho N mủi lòng và hứa sẽ sang Trung Quốc làm việc, lấy tiền để trả nợ cho "người yêu".

Sau khi hoàn tất việc lừa bán N sang Trung Quốc, Đào đưa cho Quỳnh 3 triệu đồng, số tiền 3 triệu còn lại Đào nói sẽ chuyển cho Tuấn. Sau đó, Đào và Quỳnh bắt xe khách trở về Hà Nội, bỏ lại N chịu cảnh tủi nhục nơi đất khách. Sau rất nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng, đến ngày 18/11/2011, N được giải cứu và trở về trong niềm vui khôn xiết của gia đình và người thân.

Cảm động trước hoàn cảnh đáng thương của N, Trung tá Đinh Thị Thu Hằng gặp gỡ, động viên N có thêm nghị lực đứng vững trước sóng gió cuộc đời và trở thành người có ích cho xã hội. "Cuộc sống ai cũng có sai lầm, quan trọng hơn phải biết đứng dậy, làm lại cuộc đời", chính những lời động viên chân thành, sâu sắc của Trung tá Hằng giúp em có niềm tin vào cuộc sống.

Mỗi chuyến công tác đến cơ sở là một kỷ niệm không thể nào quên với Trung tá Đinh Thị Thu Hằng. Hình ảnh nữ CSGT say sưa truyền tải hướng dẫn Luật Giao thông gây ấn tượng sâu sắc đối với người dân vùng cao trong tỉnh. Đam mê với công việc, mong muốn đưa Luật giao thông đến với bà con vùng cao là điều mà nữ CSGT trăn trở. Chúng tôi tin rằng, với tâm huyết, trách nhiệm của nữ CSGT Đinh Thị Thu Hằng và đồng đội, các cung đường vùng cao sẽ luôn thông suốt và yên bình.

Minh Huệ

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文