Phải học văn hóa giao thông ngay từ khi còn nhỏ

10:44 30/07/2017
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc xảy ra 9.593 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm hơn 4.100 người chết, 7.900 người bị thương. Tất nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng đều giảm ở 3 tiêu chí nhưng vẫn khiến chúng ta hết sức buồn lòng.


Hơn 4.100 người chết đồng nghĩa với việc có ngần ấy gia đình rơi vào nỗi đau tột cùng mà không gì có thể bù đắp nổi. Những nỗi đau ấy sẽ còn kéo dài theo năm tháng khi hình bóng người đã khuất vẫn ám ảnh người thân trong từng bữa ăn, giấc ngủ.

Các nhà chuyên môn đã phân tích quá nhiều nguyên nhân của tình trạng TNGT trong những năm qua, nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, đó là mật độ dân cư đông đúc, nhất là ở thành phố hay những đô thị lớn; đường sá ngày một xuống cấp và hạ tầng thường không đảm bảo an toàn, nhiều tuyến đường không đáp ứng được với số lượng phương tiện tham gia giao thông; nhiều người dân có thói quen lấn chiếm vỉa hè, sử dụng mặt đường làm nơi buôn bán, kinh doanh dẫn đến lòng đường trở nên chật hẹp và che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông…

Minh họa: Lê Tâm

Còn nguyên nhân chủ quan, có thể nói tới nguyên nhân đầu tiên là ý thức của người tham gia giao thông; thiếu hiểu biết về những quy định của Luật Giao thông và khá nhiều lái xe sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia mới đây vừa công bố một nghiên cứu về tình hình tham gia giao thông của học sinh THPT trong năm 2016 tại Hà Nội khiến nhiều người giật mình.

Đó là việc khá nhiều vụ TNGT liên quan tới học sinh THTP với một loạt lỗi vi phạm như: Đi bộ dưới lòng đường; đeo tai nghe nghe nhạc khi sang đường; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; khi rẽ, chuyển hướng thì đánh giá không đúng tốc độ của phương tiện đi tới và không bật tín hiệu xin đường; đi hàng hai, hàng ba; vượt đèn đỏ; phanh gấp; cố vượt qua nút giao khi đèn vàng…

Nếu như phần lớn học sinh tham gia giao thông ở độ tuổi 15 đều sử dụng các phương tiện phi cơ giới như đi xe đạp hay đi bộ tới trường thì học sinh THPT lại lựa chọn xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện di chuyển thông dụng.

Đáng báo động là tỷ lệ TNGT của nhóm học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất. Nghĩa là cứ 2 học sinh bị TNGT thì có 1 học sinh bị tai nạn liên quan tới xe đạp điện hoặc xe máy điện.

Điều đó cho thấy xe máy điện, xe đạp điện là phương tiện đến trường mất an toàn đối với học sinh THPT, đòi hỏi phải được hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường.

Văn hóa giao thông không phải là cái tự nhiên mà có. Nó phải được dạy dỗ ngay từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Điều này lý giải cho chúng ta một việc rất đỗi bình thường, rằng ở các nước tiên tiến, những đứa trẻ đã biết chấp hành những quy định tối thiểu khi tham gia giao thông trên đường.

Được biết, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa chỉ đạo các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian tới. Một trong những nội dung chính được nhiều người quan tâm là việc Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT có văn bản chỉ đạo các Sở GD&ĐT tăng cường thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn giao thông năm học 2017-2018; nghiên cứu đưa nội dung giảng dạy ý thức chấp hành luật lệ giao thông, văn hóa giao thông vào các cấp học từ mầm non, tiểu học... tạo nên thế hệ mới có ý thức chấp hành luật lệ giao thông, có văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự.

Chúng ta chưa hy vọng ngay một sớm một chiều văn hóa giao thông của mọi người sẽ tốt ngay. Song, một khi nó được quan tâm, đầu tư tích cực và có hệ thống căn bản để giáo dục ngay từ khi còn nhỏ thì chắc chắn chúng ta có quyền hy vọng vào những chuyển biến tích cực của những thế hệ tiếp nối. Điều đó không chỉ hạn chế rủi ro với từng cá nhân mà còn góp phần mang lại bình yên cho mọi nhà.

Tuấn Nguyễn

Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh việc thành lập, triển khai tổ chức bộ máy của Công an TP Huế là sự kiện chính trị rất quan trọng, đánh dấu một bước chuyển mới của lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi địa phương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Chiều 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới khi TP Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc rà soát tuyến nội đô, các ngã tư lớn, các tuyến phức tạp về an toàn giao thông (ATGT) để tập trung xử lý nghiêm vi phạm, ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người của CBCS để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông

Quy định 3 chế độ quản lý dao có tính sát thương cao gắn với mục đích sử dụng; bổ sung các loại vũ khí quân dụng; cắt giảm các giấy tờ, thủ tục cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ... là một số điểm mới được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

100 sinh viên Học viện CSND đến hiến máu trong lễ phát động Chủ nhật Đỏ lần thứ 17 - năm 2025. Chủ nhật Đỏ đã thu được hơn 400 nghìn đơn vị máu, phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho hàng trăm nghìn người bệnh trong suốt 16 năm qua.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文