Phân bón hữu cơ Con Cò Vàng

Phân bón hữu cơ bảo vệ môi trường, gia tăng giá trị nông sản

11:14 11/09/2017
Hàng trăm năm về trước, phát triển nông nghiệp chủ yếu dựa vào đất, phân xanh, phân chuồng... Nhưng nhiều thập kỷ gần đây, để đáp ứng lương thực cho việc bùng nổ dân số, nền sản xuất nông nghiệp phải sử dụng phân bón.


Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của FAO và WHO cho biết chưa có một loại phân bón hóa học nào dùng đúng liều lượng trong lĩnh vực nông nghiệp mà không có độc cho con người, gây ô nhiễm môi trường... nhiều loại cây biến đổi gen, làm thay đổi cơ chế di truyền, giảm phẩm cấp độ thơm ngon; còn đối với con người gây nhiễm sắc thể, bệnh ngoài da, dị ứng và nhiều bệnh khác.

Xu thế của thế kỷ

Việc sử dụng phân bón hóa học liên tục làm ô nhiễm môi trường, đất bị bạc màu và chua phèn, vai trò của vi sinh vật đất giảm. Đối với thảm thực vật, khi có một lượng dư thừa phân bón hóa học hàm lượng theo quy định, nếu quá vào lòng đất sẽ làm thay đổi độ toan, cũng như những chỉ số lý hóa khác của dung dịch đất, từ đó làm thay đổi cả cộng đồng của nó, kết quả là dẫn đến sự thay đổi trong quá trình sinh hóa diễn ra trong đất và chính các yếu tố trên là tác nhân góp phần làm lu mờ thực trạng của thảm thực vật tự nhiên.

Trong cơ chế thị trường càng hội nhập sâu với các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta thấy đa số sản phẩm nông sản Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng mẫu mã, thương hiệu mờ nhạt. Tỉ như Việt Nam xuất khẩu gạo gần 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế. Trong khi đó sau lưng ta, đi sau ta đất nước Campuchia tại Hội chợ Thương mại Lương thực quốc tế 2014 và 2015, gạo thơm Phka Romdoul (còn gọi là gạo Lài Campuchia) đã 3 lần trình làng được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới. Đất Campuchia giống đất ĐBSCL, cách nhau một con sông.

Ông Lại Xuân Môn, Ủy viên TW Ðảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đến thăm và tặng quà cho bà Nguyễn Kim Thoa - Tổng giám đốc Công ty TNHH Con Cò Vàng.

Xu thế thế kỷ 21 là xu thế của nền nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở phát triển chiến lược phân bón hữu cơ. Đó là phát biểu của Tổng giám đốc Maria Helena Semedo của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) nhân Hội nghị quốc tế kỷ niệm Ngày Sa mạc hóa 17-6-2000 tại Italia. Hội nghị đã khuyến cáo các nhà khoa học, các nhà quản lý và hệ thống tổ chức nông dân... Đề nghị thay thế dần phân bón vô cơ (hóa học) và chuyển mạnh chiến lược phát triển phân bón hữu cơ.

Sau năm 2005 đến nay, thế giới đã chuyển biến tích cực thành phân bón công nghệ cao và phân hữu cơ. Tại Hội nghị Phân bón quốc tế tại Paris năm 2009, nhiều tài liệu của Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật, Ấn Độ... cho thấy các nước có chuyển biến mạnh dùng công nghệ sản xuất phân hữu cơ và phân chuyên dùng chiếm bình quân từ 30-35%, có nước cao hơn 40-45% như Mỹ, Úc...

Hơn 20 năm qua, sản xuất phân bón trong nước và nhập khẩu trên 165 nghìn tấn phân bón các loại, chủ yếu là phân bón hóa học. Phát triển phân bón công nghệ cao, phân bón hữu cơ, phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh... Sản xuất phân hữu cơ ở một số doanh nghiệp như: Tập đoàn Hi-Tech Con Cò Vàng, Công ty cổ phần Long Việt, Tổng Công ty Sông Gianh, Công ty Tiến Nông... áp dụng công nghệ cao theo quy trình lên men đa chủng vi sinh vật, công nghệ Hitech, công nghệ nano, công nghệ tế bào gốc, công nghệ enzyme, công nghệ sinh học, công nghệ phân tử, công nghệ Nhật Bản...

Lợi ích không thể tranh cãi

Như trên đã đề cập, phân hữu cơ như các sản phẩm của Con Cò Vàng vừa cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, vừa cung cấp cho đất một lượng mùn lớn để duy trì hoạt động của các sinh vật và vi sinh vật, từ đó đóng góp vào cân bằng chất dinh dưỡng trong đất hơn. Khác với phân bón hóa học (vô cơ), các chất dinh dưỡng được tổng hợp từ công nghệ hóa và dưới dạng muối; các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ do được chuyển đổi từ những thành phần dễ phân hủy trong nguyên liệu hữu cơ như chất xơ, đường, tinh bột, protein, amino acid...

Bên cạnh việc cung cấp chất dinh dưỡng cho phát triển cây trồng, phân hữu cơ Con Cò Vàng còn cung cấp cho đất một lượng mùn đáng kể hình thành từ những phần chậm phân hủy gọi chung là chất mùn (humus) gồm các acid humuc, acid fulvic, humin. Những hợp chất này có cấu trúc phức tạp nên chậm chuyển hóa hơn và chúng chính là môi trường để các sinh vật và vi sinh vật cư trú và duy trì hoạt động. 

Chúng có nhiều tác dụng trong đất như: Liên kết với các ion kim loại, hydroxid, chất hữu cơ để tạo thành các hợp chất có thể hòa tan trong nước. Chính khả năng này của các hợp chất humic mà chúng có thể ḥa tan, chuyển tải kim loại và các hợp chất hữu cơ trong đất và trong nước cho cây trồng hoặc tích trữ như một kho tích trữ thực phẩm.

Từ xa xưa, kỹ nghệ hóa học (phân vô cơ) chưa phát triển thì nông dân đã tận dụng những nguyên liệu phế thải nông nghiệp từ hộ nông dân chế biến theo các phương pháp thủ công và theo kinh nghiệm từng hộ nông dân, địa phương làm ra các loại phân bón hữu cơ truyền thống để bón cho cây trồng. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 20 trên thế giới nói chung và khoảng cuối thế kỷ 20 đối với Việt Nam, các loại phân bón hóa học được đưa vào thị trường, nhanh chóng được sử dụng rộng rãi. Từ đó, làm lu mờ hệ thống sản xuất phân hữu cơ truyền thống.

Hiện nay trên thế giới ngày càng quan tâm tới an toàn thực phẩm và chất lượng nông sản, nhiều quốc gia đã quan tâm phát triển và chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Nhiều siêu thị đã phát triển mặt hàng nông sản hữu cơ có giá bán cao hơn các loại nông sản truyền thống. Các nước nhập khẩu nông sản đã bắt đầu kiểm tra rất nghiêm ngặt chất lượng các mặt hàng này. Đặc biệt, họ quan tâm tới tồn dư của các chất kháng sinh, tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng và hàm lượng các kim loại nặng trong nông sản.

Khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì vấn đề thuế quan không phải là điều trở ngại, mà trở ngại chính là hàng rào kỹ thuật mà thông số chính là hàm lượng tồn dư của các chất kể trên. Chính vì vậy, việc chuyển hướng theo xu thế nông nghiệp hữu cơ đang được chú trọng trong thế kỷ 21 nhằm đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm và đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng thì tất yếu phải phát triển một nền phân bón hữu cơ đi trước.

Chiến lược phát triển phân bón hữu cơ

Chính vì các lý do kể trên nên tất cả các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải nâng cao nhận thức về việc sử dụng phân bón hữu cơ và các nông sản một cách hợp lý hơn theo xu hướng bền vững - đó là xu thế nông nghiệp hữu cơ của thế kỷ 21. Như vậy, cần phải nhận thức đúng đắn về phân bón hữu cơ truyền thống và các loại phân hữu cơ sinh học và phân bón vô cơ khác trong nông nghiệp một cách nghiêm túc.

Thực hiện chương trình Liên Hiệp Quốc về phát triển nông nghiệp bền vững, trước hết phải phát triển một nền phân bón hữu cơ, và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Con Cò Vàng  đã tham gia tổ chức Hội thảo Phát triển chiến lược phân bón hữu cơ giai đoạn 2017-2020, TW Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ NN&PTNT, TW Hội Nông dân Việt Nam đồng nhất trí tổ chức hội thảo vào cuối tháng 8.

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng phát triển nông nghiệp hữu cơ trước hết là phải phát triển một nền phân bón hữu cơ và coi đây như thực hiện một cuộc cách mạng lâu dài nhiều năm, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản trước đây gọi là Cách mạng Xanh. Còn nếu chủ quan nhận thức vụng về, chỉ mời một số nhà quản lý, một số công ty, một số nhà báo đến họp thông qua trao đổi vài bài báo cáo là cách làm để báo cáo có thành tích nông nổi.

Các đại biểu đã đưa ra một số kiến nghị: Thứ nhất, Nhà nước cần quy hoạch cụ thể phân vùng thảm đất để khuyến cáo sản xuất phân bón cho chuyên vùng và chuyên dùng cho các loại cây trồng. Thứ hai, Nhà nước cần hỗ trợ tạo điều kiện khuyến khích các nhà khoa học, các nhà sản xuất phân bón nghiên cứu áp dụng sản xuất các loại phân bón công nghệ cao, phân hữu cơ và phân bón chuyên dùng.

Thứ ba, TW Hội Nông dân Việt Nam phát động phong trào nông dân nhà nhà làm phân bón hữu cơ. Thứ tư, đề nghị Bộ NN&PTNT là đơn vị được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón cần có những việc làm trước mắt như: tổ chức củng cố mạng lưới các trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định có chất lượng cán bộ và phương tiện phục vụ tốt; đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Văn phòng thường trực 389 Quốc gia có kế hoạch chỉ đạo các tỉnh, thành đồng loạt kiểm tra thị trường phân bón.

Thứ năm, Nhà nước cần có chỉ thị hoặc nghị quyết về chiến lược phát triển phân bón hữu cơ từ năm 2017-2020 và có các chính sách, cơ chế thích hợp về tài chính, về thuế má cho phát triển công tác này, để cho cuộc cách mạng phát triển phân bón hữu cơ, cho phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ ở nước ta thành công.

Bảo Trung

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文