Phía sau các dự án Trung Quốc

11:21 14/11/2017
Kể từ khi nhà cầm quyền hiện tại Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã đưa ra nhiều dự án uy tín, như Ngân hàng Ðầu tư và Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB).


Rõ ràng họ đang góp phần phát triển kinh tế trong khu vực, nhưng đó có phải là mục tiêu của Bắc Kinh khi đổ tiền đổ của đầu tư vào thương mại và cơ sở hạ tầng ở nước ngoài hay không?

Ông Evan Medeiros, Giám đốc Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Eurasia, phát biểu tại Diễn đàn Lãnh đạo thế giới về chính sách đối ngoại ngày 28-9 vừa qua ở New York: “Trung Quốc có chiến lược để chuyển đổi các khả năng kinh tế thành ảnh hưởng chính trị”.

Vì lý do này, Trung Quốc đã thành lập AIIB cùng với 56 quốc gia thành viên và mức vốn đầu tư ban đầu 100 tỷ USD. Năm 2016, ngân hàng này đã cam kết chi 1,7 tỷ USD cho 9 dự án, chủ yếu ở Trung Á.

Ông Medeiros cho biết, chiến lược của Bắc Kinh khi tung tiền đầu tư là sẽ khiến các nước chịu ảnh hưởng của mình mà không cần phải dùng các biện pháp mạnh.

Trước đó, Bắc Kinh đã nhiều lần sử dụng kinh tế để theo đuổi các mục tiêu chính trị. Chẳng hạn, năm 2010, họ ban hành lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, hoặc năm 2012 đã hạn chế nhập khẩu nông sản từ Philippines.

Mục tiêu của Trung Quốc là khiến Nhật Bản và Philippines phải nhượng bộ đối với các vấn đề tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông và mở rộng lực lượng hải quân tới Ấn Độ Dương. “Trung Quốc sử dụng nhiều công cụ khác nhau để ngăn các nước này tiếp cận thị trường Trung Quốc”, ông Medeiros nói.

Tuy nhiên, với các dự án đầu tư khổng lồ như Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) và AIIB, điểm nhấn lớn nhất là loại trừ các nước khỏi đầu tư của Trung Quốc.

BRI là dự án lớn nhất và cam kết thúc đẩy nền kinh tế của các nước Trung Á, được ông Tập Cận Bình công bố vào năm 2013. Có nhiều ước tính khác nhau, nhưng Trung Quốc đã huy động được tới 5 nghìn tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong vòng 5 năm tới tại 65 quốc gia dọc theo các tuyến đường bộ và đường hàng hải. Các cảng ở Sri Lanka, đường sắt ở Thái Lan, rồi những con đường lớn và các nhà máy điện ở Pakistan chỉ là một vài ví dụ về các khoản đầu tư theo kế hoạch.

Ý tưởng ban đầu nghe có vẻ hay: Hàng nghìn tỷ USD đổ vào các dự án cơ sở hạ tầng ở những khu vực kém phát triển nhất của khu vực Trung Á, giúp thương mại nở rộ, nền kinh tế sẽ thịnh vượng. Tuy nhiên, các chuyên gia tại Diễn đàn Lãnh đạo thế giới cho rằng nó đi kèm một nguy cơ đáng kể.

“Nhìn lại những gì BRI đã làm sau 4 năm, bạn sẽ thấy nó làm được ít hơn nhiều so với những gì mọi người tưởng tượng. Hãy xem những gì Trung Quốc từng cam kết. Chỉ khoảng 1/3 số đó được hiện thực hóa”, bà Elizabeth Economy, Giám đốc Nghiên cứu Châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, lưu ý.

Mặc dù không chính thức là một phần của BRI, dự án đập Myitsone ở Myanmar trị giá 3,6 tỷ đô la là một ví dụ về một dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở một nước rất nghèo không đạt được mục tiêu kế hoạch. Việc xây dựng đã bị đình chỉ trong 6 năm qua, vì 2 nước không đạt được đồng thuận về cách tiến hành.

Một ví dụ không thành công khác của Trung Quốc là ở Venezuela, theo ông Daniel Rosen, thành viên sáng lập của Tập đoàn Rhodium (RHG). Trung Quốc đã cho đất nước Nam Mỹ này vay 65 tỷ USD. 

“Nhưng phần lớn khoản vay sẽ không bao giờ được phục hồi. Nó thậm chí đã làm suy yếu quá trình phát triển của nó” - ông Rosen nói - “Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra một kế hoạch tuyệt vời nhưng lại không đạt được mục tiêu”.

Văn Nguyễn

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文