Phú Quốc: Cát sạch Kim Thuỷ Lâm với công nghệ Phan Thành

10:11 06/08/2019
Đảo Ngọc Phú Quốc từ lâu được biết đến là vùng đất nên thơ hữu tình với biển xanh cát trắng và những cánh rừng nguyên sinh. Bây giờ đến Phú Quốc du khách còn gặp bất ngờ nữa khi nơi đây đã có công nghệ biến cát biển thành cát xây dựng rất hữu ích cho ngành xây dựng và cuộc sống người dân.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng của huyện đảo, những công trình công cộng, dịch vụ, nhà cửa bắt đầu ồ ạt mọc lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân đảo Ngọc và du khách thập phương. 

Các đại biểu cắt băng khánh thành nhà máy chế biến cát biển đạt tiêu chuẩn cát xây dựng đầu tiên ở Việt Nam.

Thế nhưng, sự phát triển đó phần nào bị kìm hãm do Phú Quốc thiếu vắng một loại tài nguyên cơ bản cho xây dựng: cát sạch. Để xây dựng các công trình trên huyện đảo, người dân không có cách nào khác ngoài việc phải mua cát từ đất liền rồi vận chuyển bằng đường thủy ra đảo. Đây là một quá trình mất nhiều thời gian và tiền của.

Vì vậy, cát xây dựng trở thành một thứ rất đắt đỏ ở huyện đảo. Điều này kích thích cho nạn cát tặc hoành hành. Tình trạng trộm cát của những công trình xây dựng lớn trên đảo có diễn biến khá phức tạp, là một vấn nạn làm đau đầu các nhà thầu xây dựng cũng như các nhà chức trách trên huyện đảo. Hơn nữa, cát xây dựng đắt đỏ khiến các hộ dân khó khăn hơn trong việc xây dựng cho mình một mái nhà kiên cố vững chãi để che mưa che nắng, phòng tránh bão lụt. Việc phụ thuộc vào nguồn cát từ sông/suối để xây dựng cũng dẫn đến nạn tàn phá môi trường để hút cát, làm sạt lở sông suối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân các lưu vực.

Trăn trở trước những điều này, ông Nguyễn Chu Sâm, Giám đốc CTCP TM-DV Kim Thủy Lâm, gần đây đã nỗ lực tìm hiểu công nghệ và lắp đặt nhà máy chế biến cát biển thành cát xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Nhà máy cát sạch Kim Thủy Lâm đã được khánh thành vào ngày 31-7 vừa qua ở ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Theo công bố, nhà máy có diện tích hơn 6.000m², có công suất đạt 100-120m³/giờ/thiết bị và khi nhu cầu tăng sẽ thêm một modul để tăng công suất từ 200-220m³/giờ, được sử dụng công nghệ Việt.

Nhà máy được xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ chế biến cát sạch Phan Thành do ông Võ Tấn Dũng sáng chế. Ưu điểm đáng chú ý của dây chuyền công nghệ này là vận dụng áp lực va đập tách kết cấu tạm thời để rửa sạch muối, loại bỏ tạp chất hữu cơ, sàng lọc phân loại hạt… đưa ra các loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ nhu cầu đổ bê-tông, xây tô và sản xuất công nghiệp. 

Trước đó, đầu năm 2019, ông Võ Tấn Dũng đã tiến hành lắp đặt máy, hoạt động thử nghiệm, có sự thẩm định của các chuyên gia thuộc Viện Khoa học - Công nghệ và  Viện Bê tông (Bộ Xây dựng). Nguồn cát nguyên khai vùng biển Phú Quốc đưa vào chế biến cho ra sản phẩm cát đạt tiêu chuẩn cát xây dựng (theo TCVN 7570:2006).

“Việc chế biến thành công cát biển đạt tiêu chuẩn cát xây dựng sẽ góp phần tích cực khắc phục cơn sốt cát xây dựng trên thị trường, đáp ứng yêu cầu tận dụng nguồn cát biển đưa vào phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình biển đảo, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của quốc gia. Đồng thời, phát huy lợi thế sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm chi phí cát và vận chuyển cát trong đầu tư xây dựng công trình; nâng cao hiệu quả sử dụng công trình”, nhà sáng chế Võ Tấn Dũng cho biết.

Như vậy, nhà máy chế biến cát biển đạt tiêu chuẩn cát xây dựng tại đảo Phú Quốc đi vào hoạt động sẽ bước đầu giải quyết nhu cầu cát xây dựng cho các dự án đang triển khai rầm rộ tại “đại công trường” Phú Quốc, tiết kiệm chi phí vận chuyển cát sông ra đảo, góp phần tích cực giải quyết nạn sạt lở do thiếu hụt trầm tích cho vùng ĐBSCL. 

Với việc xử lý cát bẩn, biến cát biển thành cát sạch xây dựng, công nghệ Phan Thành có ý nghĩa to lớn trong thực tế hiện nay khi góp phần quan trọng trong việc tận dụng nguồn tài nguyên cát biển, hải đảo, xử lý thành cát sạch xây dựng cung cấp cho bê tông và vữa làm giảm giá thành vận chuyển từ vài chục đến vài trăm nghìn cho mỗi khối cát và các sản phẩm liên quan đến cát xây dựng như: Cống, kè và đặc biệt là dùng để sản xuất gạch không nung.

Điều này phù hợp yêu cầu triển khai thực hiện mục tiêu Quyết định 126/QĐ-TTg ngày 25.1.2019 “về việc phê duyệt đề án phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025”. Nội dung Quyết định 126, nêu rõ: “Nghiên cứu sản xuất các loại vữa trộn sẵn (xây, trát dùng cho bê tông) và các loại phụ gia có tính năng chống môi trường xâm thực phục vụ các công trình ven biển và hải đảo. Đầu tư cơ sở tuyển rửa, chế biến và sử dụng nguồn cát biển làm vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng công trình ven biển và hải đảo".

Như vậy, việc đưa nhà máy chế biến cát biển thành cát xây dựng tại Phú Quốc vào hoạt động đã mở ra tiềm năng và lợi thế rất lớn cho ngành xây dựng. Góp phần khắc phục cơn sốt cát xây dựng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tận dụng nguồn cát biển đưa vào phục vụ các công trình xây dựng. 

 “Việc ứng dụng công nghệ chế biến cát sạch vào thực tiễn sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cát xây dựng ngày càng gia tăng là cần thiết. Bộ Xây dựng ủng hộ và tạo điều kiện để doanh nghiệp quảng bá công nghệ chế biến nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực triển khai ứng dụng thực tế”, Bộ Xây dựng cho biết trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Ông Nguyễn Chu Sâm, Giám đốc CTCP TM-DV Kim Thủy Lâm, cho biết từ cách nay 4 năm, ông đã cất công tìm hiểu các công nghệ biến cát biển thành cát xây với mong muốn đáp ứng nhu cầu cát xây dựng giá rẻ của người dân và doanh nghiệp tại Phú Quốc. 

Tuy nhiên, các công nghệ nước ngoài như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản lúc đó có giá thành lắp đặt lên đến hơn 10 triệu USD, quá cao nên ông đã tạm ngưng và chuyển sang tìm kiếm và hỗ trợ công nghệ nội địa. 

Nay, với công nghệ Phan Thành có chi phí hợp lý, giá thành phẩm phù hợp với đời sống người dân nên Kim Thủy Lâm đã mạnh dạn đầu tư để chế tạo nhà máy biến cát biển thành cát xây đầu tiên của Việt Nam.

Long Viên

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文