Từ vụ án các cán bộ “xâm phạm chỗ ở người khác”:

Quản lý thế nào với các công ty đòi nợ thuê?

13:18 07/10/2019
Sau khi khởi tố vụ án hình sự để điều tra, Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TP HCM xác định có đủ cơ sở pháp lý nên đã khởi tố bị can, bắt tạm giam thẩm phán – Phó Chánh án Nguyễn Hải Nam và giảng viên trường Kiểm sát Lâm Hoàng Tùng để điều tra về hành vi xâm phạm chỗ ở người khác. Vụ việc này đã gây xôn xao dư luận, bởi những người vi phạm là cán bộ quản lý, thực thi pháp luật...


Xâm phạm chỗ ở người khác, bất chấp pháp luật

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an quận 1, TP Hồ Chí Minh đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Hải Nam (SN 1974), Phó Chánh án Tòa án nhân dân quận 4 và Lâm Hoàng Tùng (SN 1991, thường trú quận Bình Thạnh), Giảng viên Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh để điều tra về tội “Xâm phạm chỗ ở người khác” theo Điều 158 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, Cơ quan CSĐT Công an quận 1 cũng tiến hành khám xét chỗ ở của Lâm Hoàng Tùng.

Bị can Nam và Tùng là hai người được xác định liên quan trực tiếp đến vụ việc bị tố có hành vi “cướp” trẻ em và xâm phạm chỗ ở người khác tại căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1 của bà Hoàng Thị Thu Thảo (SN 1983, thường trú quận Bình Thạnh). Trước đó, ngày 27-9-2019, Cơ quan CSĐT Công an quận 1 cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án “Xâm phạm chỗ ở của người khác” xảy ra tại địa chỉ trên.

Hình ảnh bà Thảo leo cửa nhưng không thể vào nhà.

Khai nhận với Cơ quan CSĐT, bị can Tùng cho biết mình là người đồng sở hữu căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1. Trước khi thuê vệ sĩ đến đòi căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm vào ngày 19-9, Tùng đã nhiều lần gửi thông báo cho bà Hoàng Thị Thu Thảo (người mua căn nhà) nhưng không được hồi đáp.

Ngay trong buổi sáng 2-10, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư Hà Nội), người nhận bảo vệ quyền lợi cho bị can Lâm Hoàng Tùng đã gửi văn bản kiến nghị khẩn cấp đến các cơ quan tố tụng.

Theo luật sư này, căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế..., chủ sở hữu căn nhà đang xây dựng gắn liền với quyền sử dụng đất tại số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm là bà Hoàng Trọng Anh Chi (SN 1982, thường trú quận 1). Bà Chi chưa có biên bản bàn giao nhà cho bà Hoàng Thị Thu Thảo.

Vì vậy, bà Thảo không phải là người được phép sử dụng công trình đang xây dựng dở dang vào mục đích để ở cũng như kinh doanh. Việc bà Thảo cư trú trong nhà và cho người ngước ngoài lưu trú, theo luật sư của phía ông Tùng là bất hợp pháp.

Đồng thời, căn cứ vào Hợp đồng ủy quyền giữa bà Chi với ông Tùng lập ngày 8-1-2019, ông Tùng được toàn quyền quyết định việc xây dựng, sửa chữa công trình; ký các biên bản với các cơ quan chức năng trong việc xây dựng công trình; quyết định các vấn đề khác có liên quan đến việc xây dựng trong suốt quá trình thi công công trình; giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan đến công trình.

Ngoài ra, để sửa chữa, tháo dỡ những phần xây dựng sai phép trong căn nhà theo yêu cầu của Thanh tra Sở Xây dựng (theo sự ủy quyền của bà Chi?!) thì bắt buộc phải đưa những người đang sinh sống trong công trình ra ngoài. Do đó, luật sư của ông Tùng kiến nghị đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với ông Tùng, tránh xảy ra oan sai.

Tuy nhiên, trước đó, vào ngày 1-10, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết Cơ quan CSĐT Công an quận 1 đã nhận được đơn tố cáo của bà Huỳnh Thị Thu Thảo vào ngày 25-9-2019 về hành vi “Xâm phạm chỗ ở của người khác” xảy ra tại nhà số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Theo đó, vào khoảng 14h ngày 19-9, ông Lâm Hoàng Tùng, ông Nguyễn Hải Nam, bà Nguyễn Thị Hạnh - Trưởng Văn phòng thừa phát lại quận 1 và khoảng 30 người đến nhà địa chỉ trên, lúc này bà Thảo không có nhà. Sau đó, nhóm người này đã đuổi chị Huỳnh Thị Lụa (người giúp việc nhà của bà Thảo) ra khỏi nhà, đưa ba đứa con của bà Thảo ra ngoài nhà và chiếm giữ căn nhà trên.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy căn nhà trên bà Thảo mua lại của bà Hoàng Trọng Anh Chi (chủ sở hữu và đang thế chấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà tại ngân hàng, căn nhà đang được thi công chưa hoàn chỉnh theo giấy phép xây dựng) vào ngày 10-10-2017 với giá 25 tỷ đồng. Lúc đầu, khi ký hợp đồng mua bán, bà Thảo chuyển cho bà Chi số tiền 1 tỷ đồng để bà Chi không bán nhà cho người khác, giao lại các quyền điều chỉnh thi công xây dựng...

Ngày 2-11-2017, bà Thảo tiếp tục chuyển 6 tỷ đồng cho bà Chi, được xem như đặt cọc mua nhà và bà Thảo tiếp quản căn nhà đang xây dựng, tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh.

Sau khi bà Chi giải chấp ngân hàng, xong thủ tục hoàn công, hai bên sẽ tiến hành thủ tục công chứng chuyển quyền sở hữu. Bà Thảo đã thực hiện đúng các điều kiện của mình.

Tháng 3-2019, bà Thảo cùng gia đình vào cư trú tại nhà số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Việc bà Thảo vào ở trong căn nhà xuất phát từ sự thỏa thuận và có sự đồng ý của bà Chi. Cơ quan CSĐT có căn cứ xác định căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm là chỗ ở của gia đình bà Thảo.

Trong khi đó, theo đơn của bà Thảo, trong quá trình thi công, do căn nhà xây sai phép, nhưng bà Chi không hợp tác khắc phục nên không làm thủ tục chuyển nhượng được. Bà Thảo yêu cầu, nếu không thực hiện theo hợp đồng thì bà Chi trả lại tiền đặt cọc và chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng cho mình, nhưng bà Chi không đồng ý. Bà Thảo đã khởi kiện vụ việc ra Tòa án nhân dân quận 1 và đang được thụ lý, giải quyết.

Nhưng bất ngờ, khoảng 14 giờ ngày 19-9-2019, khi bà Thảo vắng nhà, mọi việc đã diễn ra như kể trên. Hành vi của nhóm ông Tùng, ông Nam đã gây ra sự phản ứng rất quyết liệt của những người đang ở trong căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhất là thời điểm ông Tùng - Nam bế ba cháu bé - con bà Thảo ra khỏi nhà.

Sự việc làm náo động, gây mất an ninh trật tự tại khu dân cư, khiến cho người dân trong khu vực hoang mang. Vụ việc còn đặc biệt gây sự chú ý của dư luận bởi những người tham gia đều đang cán bộ cơ quan tư pháp...

Có dấu hiệu đòi nợ thuê

Cơ quan CSĐT Công an quận 1 cho rằng việc Lâm Hoàng Tùng có hành vi thuê Công ty Bảo vệ Thành Hồ và Văn phòng Thừa Phát Lại quận 1 lập vi bằng về việc lấy lại nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, đưa những người đang sinh sống trong nhà ra ngoài, bế con chị Thảo lên xe taxi định chở đi nhưng bị ngăn cản; thuê Công ty TNHH Vận tải Đông Tây Nam Bắc tháo cửa phòng, thiết bị nội thất và gom quần áo trong nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm để mang khỏi nhà nhưng bị ngăn cản nên không thực hiện được là không có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà do Tùng tự ý thực hiện.

Ông Nguyễn Hải Nam khai không biết căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm đang tranh chấp nhưng biết nhà này do gia đình bà Thảo quản lý sử dụng. Trong quá trình đến tiếp cận, ông Tùng và người phụ nữ mặc áo vàng (được cho là bà Nguyễn Thị Hạnh - Trưởng văn phòng Thừa phát lại quận 1) mang các cháu bé con bà Thảo ra khỏi nhà cho thấy ông Nam đã có lời nói và hành động hỗ trợ ông Tùng, góp phần giúp sức cho ông Tùng thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác…

Vụ việc này với các tình tiết liên quan đến chuyện tranh chấp quyền lợi nhà đất, mua bán dân sự, nhưng sau đó với hành động vượt quá sự cho phép của pháp luật của các đối tượng liên quan, nhất là có mặt của các nhân viên công ty bảo vệ, khiến dư luận không khỏi liên tưởng đến hành động trấn áp, đòi nợ thuê như nhiều vụ việc xảy ra trước đó trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Bởi thực tế, theo phản ánh của bà Thảo, sau khi xảy ra chuyện bị các đối tượng, trong đó có cả các nhân viên của công ty bảo vệ được Tùng thuê, vào nhà chiếm giữ quyền kiểm soát, bà Thảo kiểm tra và đã phát hiện mất một số tài sản gồm 8 đồng hồ các loại, 1 đôi bông tai, 130 triệu đồng cùng nhiều mỹ phẩm đắt tiền…

Cơ quan CSĐT đọc lệnh bắt giữ ông Nam và ông Tùng.

Theo Thượng tá Nguyễn Đăng Nam, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh hiện có tới 67 công ty đòi nợ thuê nhưng chỉ 45 doanh nghiệp được cấp phép, tổng vốn điều lệ hơn 111 tỷ đồng và có 711 người lao động. Số doanh nghiệp “chui” còn lại không hoạt động tại địa điểm đã đăng ký và núp bóng biến tướng dưới dạng “xã hội đen”.

99% công ty đòi nợ thuê cấu kết băng nhóm “xã hội đen”, cử nhiều người xăm trổ, đầu trọc và nói năng côn đồ kéo đám đông tụ tập trước cơ sở kinh doanh hay nhà riêng của khách nợ làm sợ hãi, gây hoang mang, mất uy tín cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.

Ngoài ra, hiện nay các công ty đòi nợ thuê đã biến tướng thành lập thêm pháp nhân công ty bảo vệ, khi tiến hành đòi nợ thuê thì sử dụng nhân viên bảo vệ tham gia để gây áp lực khách hàng, dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý hành chính của cơ quan chức năng.

Hành vi biến tướng này gây khó khăn cho các cơ quan quản lý. Việc cho phép kinh doanh dịch vụ này vô tình là kẽ hở để một số người câu kết băng nhóm gây phức tạp về an ninh trật tự. Mặt khác, quan hệ vay - nợ, tranh chấp mua bán là hợp đồng dân sự, hoặc kinh tế. Khi có tranh chấp, các bên tự thỏa thuận hoặc khởi kiện ra tòa giải quyết. Nhà nước có đầy đủ hệ thống luật pháp, cơ quan bảo vệ, thi hành luật nên không cần thiết phải có dịch vụ đòi nợ thuê.

Liên quan việc các công ty đòi nợ thuê có dấu hiệu câu kết băng nhóm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, mới đây ngày 30-8, UBND TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị lần thứ hai tới Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ đưa loại hình hoạt động này vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh.

Theo UBND TP Hồ Chí Minh, Điều 15 Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định, nhân viên công ty thu hồi nợ phải có trình độ từ trung cấp trở lên, thuộc các ngành nghề: an ninh, luật, kinh tế, quản lý. Tuy nhiên, ngoài số nhân viên đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn theo quy định, đa số các công ty thu hồi nợ đã thành lập thêm pháp nhân công ty bảo vệ, tuyển dụng nhiều người có tiền án tiền sự. Đến khi thực hiện hợp đồng đòi nợ, công ty dùng lực lượng này tham gia gây áp lực cho khách hàng.

Nếu không thể cấm, UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị sửa đổi Nghị định 104/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, như: quy định cụ thể cơ quan thẩm quyền xử phạt, chế tài xử phạt và quy trình đòi nợ đối với khách nợ...

Công an TP Hồ Chí Minh dự kiến trong tháng 10 sẽ thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp hoạt động đòi nợ thuê. Đối với các công ty biến tướng (xã hội đen núp bóng), Phòng Cảnh sát Hình sự đã giao Đội 2 (Đội Phòng chống tội phạm có tổ chức) siết chặt giám sát, xử lý.

Phú Lữ

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文