Quảng Ngãi:

Vạch trần thủ đoạn lừa bịp của các lang băm

14:49 12/10/2017
Không hiểu từ đâu, tin đồn thầy cúng Đinh Văn Ngâu được “thần giàng nhập xác”, chữa bệnh cứu người bằng chiêu thức lạ: “Cắn ở đâu, hết bệnh ở đó” khiến không chỉ đồng bào ở xã miền núi Ba Liên, mà cả huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cứ lũ lượt kéo đến nhà thầy.


Và với “chi phí chữa bệnh” lên đến tiền triệu, so với thu nhập của đồng bào nơi đây quả là con số không hề nhỏ. Vậy mà, bệnh thì không lành, không ít người nhà của bệnh nhân nữ còn hoang mang vì bị thầy sàm sỡ khi đang “điều trị”. Trò xảo thuật ngậm đá độc, cắn chữa bệnh của thầy Ngâu cùng một số đối tượng lừa đảo tương tự vừa bị cơ quan chức năng vạch trần!…     

Thầy cúng "đổi nghề" làm lang băm chữa bách bệnh bằng... cắn

Chuyện lạ đời, hoang đường nhưng đã diễn ra tại xã Ba Liên (huyện Ba Tơ) những ngày qua, đó là thầy cúng Đinh Văn Ngâu (ở xã Pờ Ê, huyện Kon Pơ Long, tỉnh Kon Tum) có thể dùng miệng hút vào cơ thể người bệnh lấy ra "đá độc" để chữa bách bệnh. 

Bi hài hơn, mỗi lần chữa bệnh, thầy Ngâu lấy công từ 500 ngàn đồng đến cả triệu đồng, ấy vậy mà, mỗi ngày có đến hàng chục người bệnh đổ xô tìm đến thầy Ngâu để được thầy “cắn vào người”... 

Lời đồn vang xa, lại nghĩ có bệnh phải “vái tứ phương” vậy là gia đình anh  Phạm Văn Tuấn (ngụ thôn Núi Ngang, xã Ba Liên, huyện Ba Tơ) vội băng rừng, vượt dốc cố nài nỉ thầy Ngâu về nhà chữa bệnh cho cô em gái Phạm Thị T. (19 tuổi) đang nằm ốm liệt giường. Khi gặp em T, thầy Ngâu phán rằng: “Con T.  bị người khác hãm hại bỏ bùa, độc vào người. Cần phải hút chất độc ra nếu không thì Giàng sẽ bắt T. đi”...

Một buổi chữa bệnh của thầy cúng Đinh Văn Ngâu bằng cách dùng miệng cắn vào người thiếu nữ bị bệnh.

Cầm đồ thuốc độc bấy lâu là một hủ tục mê tín dị đoan, là nỗi lo sợ huyền bí, kéo theo nhiều hệ lụy đau lòng cho không ít nạn nhân là người đồng bào miền núi ở Quảng Ngãi. Vậy nên, gia đình anh Tuấn khi nghe thầy Ngâu phán em T. bị “đồ độc” đã sợ hãi vô cùng, khẩn khoản nhờ thầy Ngâu cứu độ giúp... Chỉ chờ có vậy, thầy Ngâu ra giá 1 triệu đồng/lần hút “độc” ra khỏi người cô gái… 

Tuy nhiên, khi quan sát cách chữa bệnh của thầy Ngâu, anh Tuấn và gia đình lại không khỏi bất bình: Ban đầu, thầy cúng Đinh Văn Ngâu dùng miệng cắn vào người T. lấy ra 2 viên đá mà theo thầy giải thích là viên đá “độc” bị người khác bỏ vào người hãm hại cô gái. Tuy nhiên, anh Tuấn lại phát hiện những viên đá này được thầy Ngâu giấu sẵn trong miệng. 

Cũng theo phản ảnh của anh Tuấn: “Khi thầy Ngâu chữa bệnh tại nhà anh thì cũng có một số người dân biết tin đưa người thân của mình bị bệnh đến nhờ thầy Ngâu chữa. Có điều lạ, sau khi khoe khoang một tràng về tài năng chữa bệnh cứu người của mình, thầy Ngâu mới vào bắt bệnh cho bệnh nhân... Kỳ lạ hơn, như trường hợp của T., không chỉ dùng miệng, thầy Ngâu sử dụng cả tay để sờ soạng những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của cô gái 19 tuổi này”...

Từ hành động không chuẩn mực của gã thầy cúng kiêm nghề chữa bệnh này, gia đình anh Tuấn và nhiều người nhà của bệnh nhân đã nghi ngờ thầy Ngâu lừa gạt, chữa bệnh mê tín dị đoan, lợi dụng để dâm ô thiếu nữ... Ngay sau đó, gia đình anh Tuấn đã báo cáo sự việc đến Công an xã Ba Liên. Vị thầy cúng Đinh Văn Ngâu cũng đã phải theo lực lượng Công an về trụ sở UBND xã để làm rõ hành vi của mình...

Gã thầy cúng kiêm lang băm Đinh Văn Ngâu tại cơ quan điều tra.

Đến "thần y nhập xác" chữa hiếm muộn bằng dao lam

Cũng ngay tại tỉnh Quảng Ngãi, nổi tiếng với việc "chữa" bách bệnh bằng dao lam và thuốc “Phật”… lang băm Nguyễn Văn Phương (33 tuổi) hay được gọi là “Cậu Phương” đã hành nghề, trục lợi từ sự mê tín của người dân suốt một thời gian dài...

Cậu Phương ngụ tại thôn Đông Tây, xã Bình Hiệp (Bình Sơn) được truyền rằng có thể chữa được bệnh hiếm muộn, ung thư các loại là nhờ có "Phật nhập”. Cậu Phương còn nhận hơn 10 “đệ tử” và thường “nhập tràng” vào thời điểm giữa trưa để “cứu nhân độ thế”. 

Riêng các đệ tử của cậu Phương có nhiệm vụ lân la cùng các bệnh nhân, chiêu dụ đến nhà cậu chữa bệnh bằng những câu chuyện huyễn hoặc như: Nhiều người quen bị ung thư máu, ung thư phổi ở khắp cả nước… được giới thiệu tới thầy đều khỏi bệnh hết. 

Hoặc anh, chị cứ thường xuyên đến thành tâm cầu nguyện, được cậu lễ chích máu độc ra khỏi người, rồi uống thuốc thì bệnh gì cũng khỏi. Và muốn bình an, gia sự này kia, cậu đều cho bùa linh lắm... Tuy nhiên, khi các đệ tử này bị hỏi thuốc của thầy cho là thuốc gì thì các bệnh nhân lại bị tỏ thái độ không hài lòng. 

Thậm chí xua đuổi rằng: “người bệnh xin thuốc có hàng chục, hàng trăm người xếp hàng chờ đợi, mấy anh chị không thành tâm, không tin tưởng thì làm sao thuốc thầy hiệu nghiệm”?!. Kỳ lạ ở chỗ, tự nhận là thầy lang, nhưng cậu Phương lại trang hoàng nhà cửa như một chánh điện. Khu vực hành nghề của thầy được gọi là chánh điện thờ Phật, để gọi “bề trên” về “nhập” vào người. 

Trò chữa bệnh bằng rạch dao lam trên người bệnh nhân.

Để mỗi lần “Phật nhập”, Nguyễn Văn Phương cùng hơn 10 “đệ tử” tụng một hồi kinh dài trong đồng phục là đồ lam, rồi Phương bắt đầu nấc lên vài tiếng và xổ ra một tràng tiếng chẳng ai hiểu gì rồi đến trước mặt từng người bệnh đang quỳ gối để “ban thánh y”… 

Tiếp đó, cậu Phương sau một hồi huýt sáo nghe “thỉnh” liền vạch vạt áo sau của người bệnh, dùng dao lam rạch hàng chục đường ngắn khoảng 1-2cm trên cơ thể, trên lưng bệnh nhân để “chích độc”. Hài hơn, sau khi được lễ chích máu độc, các bệnh nhân phải bỏ ra từ 300 nghìn cho đến cả triệu đồng để mua những thang thuốc của thầy về uống...

Hành vi lừa đảo và chữa bệnh bằng mê tín dị đoan của “thần y” Nguyễn Văn Phương cuối cùng cũng đã bị Thanh tra Sở Y tế phối hợp với Phòng PA83, Công an tỉnh Quảng Ngãi vạch trần. Qua làm việc, “lang băm” Nguyễn Văn Phương đã thừa nhận chỉ học đến lớp 11, và bản thân không hề có chứng chỉ hành nghề y hay giấy phép hoạt động.

Đừng để tiền mất, tật mang vì mê tín

Xung quanh vụ việc thầy cúng Ngâu lợi dụng mê tín để lừa đảo, chữa bệnh cho người dân, ông Phạm Văn Lê, Trưởng Công an xã Ba Liên cho biết: Cơ quan chức năng đã làm rõ, đối tượng Đinh Văn Ngâu có hành vi chữa bệnh bằng miệng lừa gạt lấy tiền của người dân. Không chỉ riêng đối tượng Ngâu, thời gian vừa qua, tại các xã, huyện miền núi của tỉnh Quãng Ngãi đã có rất nhiều đối tượng sử dụng “chiêu lừa đảo, mê tín” này để trục lợi. 

Cụ thể, có trường hợp đối tượng tự xưng là thầy lang tên A Nghiêm, với “chiêu thức” giống thầy cúng Đinh Văn Ngâu, ai bị đau chỗ nào thì thầy A Nghiêm sẽ cắn vào chỗ đó hút độc. Cách khám và chữa bệnh của A Nghiêm là ông ta chỉ cần xem bàn tay của bệnh nhân là xác định được bệnh? Và chữa bệnh bằng cách cắn vào người bệnh nhân, hút ra “chất độc” là những cục đá to bằng đầu ngón tay… 

Tuy nhiên, sự thật về cách chữa bệnh hút đá của thầy Ngâu hay A Nghiêm đều đã bị vạch trần. Cụ thể, mỗi lần chữa cho một con bệnh là mỗi lần A Nghiêm đi ra vườn rồi lén lấy đá ngậm sẵn trong miệng. Mỗi viên đá được “lấy ra”, bệnh nhân phải trả 150 nghìn đồng. Một người, A Nghiêm “hút” được 4 - 5 viên, trung bình mỗi ngày A Nghiêm đã lừa lấy của người dân hàng triệu đồng… 

Trò “ảo thuật” lấy đá độc cắn bệnh nhân của thầy cúng Đinh Văn Ngâu đã bị lật tẩy.

Thủ đoạn của đối tượng Đinh Văn Ngâu thì lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của người dân vùng cao, sự mê tín dị đoan tin vào cúng bái, hủ tục “nghi kỵ cầm đồ thuốc độc” nên thực hiện hành vi lừa gạt. Cũng hoàn toàn không có chuyện mỗi lần cắn vào người là hút ra được cục đá, mà thật ra đối tượng đã giấu sẵn trong người, lén bỏ vào miệng khi bắt đầu chữa bệnh cho bệnh nhân.

Đối với trường hợp “lang băm Nguyễn Văn Phương”, theo lời ông Phương khai nhận thì những thang thuốc bán cho người dân chỉ là những cây thuốc nam phổ biến như: Hà thủ ô, lạc tiên và bồ công anh... Giá mỗi thang thuốc này là 15 ngàn đồng. Mỗi người bệnh uống ít nhất là 20 thang. Nhưng khi những thang thuốc này được hành vi mê tín của Phương phù phép thì đã có giá trên trời, và có thể “chữa được bách bệnh” kể cả những bệnh nan y như hiếm muộn, ung thư…? 

Ông Phương cũng biện hộ rằng: “Tôi chỉ bốc thuốc theo cảm tính chứ không qua trường lớp nào. Thậm chí việc chữa bệnh bằng dao lam cũng được “bề trên” chỉ dạy, sai khiến chứ tôi không hề hay biết”?!. Kết luận của Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: Qua kiểm tra thì cơ sở này chưa có chứng chỉ hành nghề, chưa có giấy phép hoạt động. Hướng xử lý vi phạm hành chính thì đoàn thống nhất mời về Sở Y tế để xử lý căn cứ theo Nghị định 176. 

Theo Nghị định 176 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì cá nhân có hành vi hành nghề không có chứng chỉ sẽ bị phạt ở mức từ 30 - 40 triệu đồng; đối với cơ sở thì mức phạt từ 50 - 70 triệu đồng. Thanh tra sở đã quyết định mức phạt dựa trên những hành vi vi phạm, đồng thời yêu cầu ông Phương chấm dứt ngay hoạt động khám chữa bệnh và bán thuốc trái phép này.

Hoài Thu

Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Tới đây, mô hình tổ chức có sự thay đổi, nhưng theo bà Nguyễn Minh Phương, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) vẫn sẽ giữ vững vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong thời đại 4.0, việc lưu giữ những khoảnh khắc riêng tư của các cặp tình nhân bằng hình ảnh hay video không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc quay clip nhạy cảm, ban đầu xuất phát từ sự tin tưởng và tình cảm, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi mối quan hệ kết thúc trong căng thẳng hoặc thù hận. Ngày càng nhiều vụ việc sử dụng clip nhạy cảm để tống tình, tống tiền đã xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân lẫn xã hội.

Ít nhất 13 binh sĩ Cuba đã mất tích sau vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí và đạn ở tỉnh Holguin, miền Đông nước này, lực lượng vũ trang Cuba thông tin cho biết vào cuối ngày 7/1 (giờ địa phương).

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Ngày 7/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 47 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy chặn trước đầu xe tải đang lưu thông, tay cầm cục gạch, có thái độ hung hăng, chửi bới người xung quanh, thách thức tài xế đánh nhau. Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn "đường này của tao, mày xuống đây...", rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文