An ninh bệnh viện lo không của riêng ai

10:21 06/11/2017
Mất an toàn trong môi trường làm việc tại các cơ sở y tế là nỗi ám ảnh chung của nhiều y bác sĩ đang hoạt động trong ngành Y. Việc bác sĩ, nhân viên y tế bị đánh đập, bạo hành bởi người nhà bệnh nhân trong lúc đang thực hành khám chữa bệnh dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng khiến cho xã hội lo lắng. Vậy phải làm gì trước thực trạng này?


Nguyên nhân và thực trạng

Hầu như năm nào cũng xảy ra những vụ bạo hành nhân viên y tế mang tính chất nghiêm trọng. Mới đây nhất, chỉ trong vòng 3 ngày, từ 20 đến 23-10, đã xảy ra 2 vụ bác sĩ bị đánh gây hậu quả nghiêm trọng, một vụ ở Quảng Bình và một vụ ở Hà Tĩnh. Bác sĩ Trần Thị Thanh Hải, Phó trưởng Trạm Y tế xã Hương Long (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bị đối tượng Hoàng Xuân Hải - người nhà bệnh nhân chém nhiều nhát vào người dẫn đến chấn thương ở hai tay, tổn hại 17% sức khỏe. Bác sĩ Trần Thanh Sơn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới Quảng Bình) cũng bị nhóm người hành hung do có hành vi can ngăn họ xông vào tấn công bệnh nhân tại bệnh viện do mâu thuẫn trước đó. Bác sĩ Sơn bị rách giác mạc ở mắt.

Nghi can Lê Minh Hải đánh bác sĩ bị thương bị Công an Thành phố Đồng Hới bắt tạm giam.

Một số vụ khác trước đó có thể kể thêm, như hồi tháng 4 vừa rồi, một bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất bị bố bệnh nhi ném cốc thủy tinh vào đầu gây chấn thương. Đến tháng 7, một bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Việt Yên (Bắc Giang) bị người nhà bệnh nhân ném đồng hồ đo huyết áp vào đầu phải khâu 5 mũi. Đến tháng 9, một bác sĩ ở Bệnh viện Nhân dân 115 (Nghệ An) bị đánh vào mặt trong lúc đang tham gia cấp cứu bệnh nhân. 

Nguyên nhân của những vụ việc như vậy phần lớn được cho là người nhà bệnh nhân sốt ruột, bức xúc với bác sĩ, nhân viên y tế. Tuy nhiên, mấu chốt thực sự của vấn đề nằm ở đâu thì chưa có một công trình nghiên cứu nào chỉ ra rõ rệt.

Tại một cuộc tọa đàm cách đây không lâu về chủ đề “Hãy vào cuộc mạnh hơn vì sự an toàn của nhân viên y tế”, một số chuyên gia phân tích về nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành nhân viên y tế. Đầu tiên là do người nhà bệnh nhân, họ mệt mỏi vì chăm sóc người bị bệnh, tâm lý đến bệnh viên là muốn luôn được chăm sóc điều trị trước và nhanh, nhưng khả năng đáp ứng của các cơ sở y tế còn kém. 

Một nguyên nhân nữa là nhân lực trong y tế còn yếu. Mỗi bác sĩ, nhân viên y tế tại phần lớn các cơ sở y tế hiện nay đang chịu nhiều áp lực. Họ phải khám, điều trị cho nhiều bệnh nhân mỗi ngày mà không được nghỉ ngơi. Vì bệnh nhân quá đông nên họ chỉ tập trung vào chuyên môn, không dành thời gian cho việc tư vấn, chia sẻ, động viên người bệnh dẫn đến tâm lý bức xúc cho người nhà bệnh nhân. 

Một lý do khác nữa có thể kể ra là thủ tục khám chữa bệnh hiện nay dù cải cách vẫn còn rườm rà khiến người bệnh phải chờ đợi kéo dài gây mệt mỏi.

Vì sao bạo hành nhân viên y tế có dấu hiệu gia tăng

Trước hết phải thống nhất, việc bạo hành nhân viên y tế bao gồm các hành vi từ chửi mắng, sỉ nhục đến đe dọa bạo lực, đánh đập... Những hành vi trên có được đề cập đến trong “Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân”. Quy định của Luật này ghi rõ: “Nghiêm cấm hành vi làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong khi đang làm nhiệm vụ”. Tuy nhiên, quy định này không tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn chặn nạn bạo hành nhân viên y tế. 

Trong phần lớn các vụ việc được đề cập trên báo chí thì người nhà bệnh nhân vẫn đổ lỗi cho nhân viên y tế có cử chỉ, thái độ gây bức xúc cho người nhà bệnh nhân. 

Phần lớn các vụ việc được cho qua, hay tự dàn xếp giữa bác sĩ với gia đình bệnh nhân, thậm chí nhiều vụ việc còn không bị phạt hành chính, vì lý do đưa ra là bác sĩ ứng xử gây bức xúc cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Trường hợp bị truy tố còn ít, hãn hữu, chỉ khi gây ra hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí gây tử vong cho bác sĩ và nhân viên y tế. 

Trong một số trường hợp được đưa ra xét xử, mức án phạt mà pháp luật giành cho những kẻ bạo hành chưa đủ sức răn đe. Bản thân lãnh đạo các cơ quan bệnh viện chưa có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn nạn bạo hành từ việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ bảo vệ, tập huấn các kỹ năng nhận biết hành vi bạo lực có thể xảy ra đối với nhân viên y tế, để họ có thể tránh được các nguy cơ nguy hiểm cho bản thân. 

Còn một điều nữa đang nhập nhằng hiện nay, đó là việc quy định đối với bác sĩ. Như thế nào là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong việc khám chữa bệnh, như thế nào là vi phạm pháp luật trong quá trình khám chữa bệnh. Từng có những án phạt dành cho bác sĩ với kết luận “vi phạm quy tắc nghề nghiệp” rất chung chung. 

Các chuyên gia phân tích rằng, “vi phạm quy tắc nghề nghiệp” là rất khó hiểu. Cần phải tách bạch, những hành vi của bác sĩ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, quy tắc nghề nghiệp thì không phải chịu truy tố trách nhiệm hình sự, còn nếu vi phạm các điều được nêu trong Luật khám chữa bệnh thì mới bị truy tố hình sự. 

Chính điều nhập nhằng này đã gây ra tâm lý bức xúc cho đội ngũ y bác sĩ, và làm tăng sự hiểu nhầm trong người dân, dẫn đến tình trạng bạo hành y bác sĩ có xu hướng ngày càng tăng. 

Một điều nữa là truyền thông và mạng xã hội hiện nay thường thổi phồng các câu chuyện xảy ra, trong đó tâm lý người dân thường đổ cho bác sĩ tắc trách, lên án bác sĩ vô trách nhiệm dù cho chưa biết sự thật đúng sai thế nào. Thái độ này vô tình dung túng cho những hành vi bạo lực trái pháp luật ở một số người là người nhà nạn nhân.

Đâu là giải pháp?

Tại Mỹ, tất cả các hành vi tấn công nhân viên y tế đều bị trừng phạt. Nếu là hành vi tấn công gây thương tổn thân thể cho nhân viên y tế được xếp vào tội phạm ở mức độ 3, có thể bị ngồi tù từ 3 đến 5 năm, phạt tiền đến 15.000USD. Các hành vi tấn công nhân viên y tế khác bị xếp vào tội phạm mức độ 4, phạt tù đến 18 tháng và phạt tiền 10.000USD. Ngoài ra, những hành vi bạo hành nhân viên y tế đơn lẻ sẽ bị giam giữ tới 6 tháng và phạt tiền đến 1.000 USD. 

Ở Canada, một số bệnh viện đã tích cực đầu tư hệ thống bảo vệ nhân viên y tế gồm phòng cách ly, hệ thống cửa bảo vệ tự động, chuông báo động. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên bảo vệ trong bệnh viện cũng được đầu tư chuyên nghiệp nhất có thể.

Ở Việt Nam ta, các chế tài xử phạt hành vi bạo hành nhân viên y tế còn chưa đủ mạnh. Ngay trong từng cơ sở y tế, Ban giám đốc còn chưa quyết liệt hành động nhằm ngăn chặn tình trạng này bằng các giải pháp thực sự cụ thể. 

Ý kiến của nhiều chuyên gia y tế đồng ý rằng, phải cải thiện đồng bộ môi trường làm việc cho y bác sĩ để họ được đảm bảo an toàn hơn bằng cách xây dựng các phòng cách ly đảm bảo không bạo lực cho bác sĩ trong suốt quá trình khám chữa bệnh, đặc biệt là phòng cấp cứu. 

Trong các trường hợp xử lý cấp cứu do tai nạn, do đánh nhau hoặc bệnh nhân nặng, nhất thiết chỉ có nhân viên y tế xử lý người bệnh, tránh sự hiện diện, can thiệp của người thân. Chỉ đến khi tình trạng bệnh nhân ổn định thân nhân mới được vào thăm và chăm sóc.

Về khía cạnh luật pháp, đã đến lúc phải cụ thể hóa trong luật từng hành vi bạo hành nhân viên y tế. Theo đó, cần quy định rõ loại hình bạo hành nào là hành vi vi phạm hành chính, loại nào là hành vi vi phạm pháp luật và có chế tài xử lý với mỗi mức độ vi phạm. Ngoài ra, cần phải tăng cường đào tạo thực tế hoặc xử lý tình huống để giúp các nhân viên y tế có thể nhận biết, phòng và tránh khi có dấu hiệu của bạo hành sắp xảy ra với mình.

Cho dù hệ thống y tế của ta còn có nhiều vấn đề bất cập, đâu đó vẫn còn có những bác sĩ cư xử với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thiếu chuẩn mực, nhưng dù thế nào đi nữa chúng ta vẫn kiên quyết loại trừ hành vi tấn công nhân viên y tế. Không thể để bạo lực xảy ra tại bệnh viện - môi trường chăm sóc sức khỏe và cứu người.

Hạnh Vân

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm những ngày qua đã trở thành một thông điệp mạnh mẽ, thức tỉnh sâu sắc tới nhận thức và hành động của chúng ta bởi những hệ lụy của lãng phí gây ra đối với xã hội vô cùng lớn.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do nước này sản xuất và cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, các hãng tin lớn của Mỹ đưa tin, trong một sự đảo ngược đáng kể trong chính sách của Washington đối với cuộc xung đột Ukraine-Nga.

Chủ động nhận diện những diễn biến của tội phạm, đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các phương án, kế hoạch, Công an tỉnh Thái Bình được xem là "điểm sáng" trong đấu tranh phòng, chống tội phạm đường phố thời gian qua. Những biện pháp, cách làm bài bản, có tính chiều sâu của Công an tỉnh Thái Bình đang ngày càng phát huy hiệu quả, củng cố và giữ gìn bình yên nơi mảnh đất quê lúa.

Chung cư Prosper Plaza tọa lạc tại phường Tân Thới Nhất, quận 12, gồm có 3 tháp, 2 tầng hầm để xe (tầng hầm B1 là nơi để xe đạp, xe 2-3 bánh, xe thô sơ; tầng hầm B2 là nơi để xe ôtô) và 1.540 căn hộ + 75 căn thương mại (shophouse). Chung cứ có 1.615 hộ dân và hơn 3.000 cư dân đang sinh sống và làm việc.

Hôm nay (18/11), Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chính thức khai mạc tại TP Rio de Janeiro (Brazil) và kéo dài đến hết ngày 19/11. Đây là một sự kiện quan trọng thu hút sự chú ý của cả thế giới, không chỉ bởi quy mô của nó mà còn vì tầm quan trọng của các vấn đề đang được thảo luận, trong đó nổi bật là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và các sáng kiến phát triển bền vững.

Sau 3 năm triển khai Đề án 06, người đứng đầu ở nhiều bộ, ngành, địa phương đã quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết từng công việc, nhiệm vụ cụ thể để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giúp bức tranh chuyển đổi số ngày càng rõ nét và các vùng sáng được mở rộng.

Chỉ ra sân 3 trong số 8 trận đấu của Kuzeyboru từ tháng 9, phụ công Trần Thị Thanh Thúy đã chính thức nói lời chia tay với đội bóng chuyền Thổ Nhĩ Kỳ. Hành trình ngắn ngủi của Thanh Thúy tại châu Âu mang lại nhiều bài học quý giá cho chính cô cũng như bóng chuyền Việt Nam.

Giá nhà đất vượt quá xa thu nhập của người dân, khiến khả năng tiếp cận nhà ở của đại đa số lao động có mức thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó khăn. Theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thời gian qua, đã có hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (18/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. 

Trong  2 ngày (15, 16/11), Đoàn công tác Công đoàn Báo CAND đã có chuyến công tác xã hội từ thiện ý nghĩa tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn đã đến thăm, động viên, trao quà tặng thày, trò Trường tiểu học và trung học cơ sở Ngòi Hoa, thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc - một trong những ngôi trường thuộcc địa bàn miền núi khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Ngày 17/11, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường, Công an tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện lệnh khám xét chỗ ở, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Công Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như (phường 2, TP Bảo Lộc), để điều tra về hành vi trốn thuế.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文