Tết sớm ở Trường Sa

08:23 29/01/2017
Những ngày Tết Nguyên đán, thay vì được sum vầy bên gia đình, vợ con để đón Tết đoàn viên, những người lính nơi đảo xa vẫn chắc tay súng, canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Dù vậy, Tết ở Trường Sa của những người lính Hải quân vẫn ấm áp, trọn vẹn khi có bánh chưng xanh, có thịt heo và đủ đầy hương vị trong ba ngày Tết như ở đất liền.

Những ngày cuối năm, theo chân đoàn công tác của Vùng 4 Hải quân (Quân chủng Hải quân Việt Nam), chúng tôi có mặt trên chuyến tàu HQ 936 ra các đảo Trường Sa chúc Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang công tác và sinh sống tại đây.

Chiến sỹ Trường Sa trang trí hội trường đón Tết trên đảo Đá Lớn.

Cùng xuất cảng với chúng tôi còn có hai đoàn công tác khác xuất phát theo hai tuyến khác nhau, tuyến thứ nhất mang số hiệu HQ 571 chở theo 38 nhà báo, xuất phát từ cảng Cam Ranh đến với các quần đảo phía Bắc gồm Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết và Sinh Tồn. Hải trình thứ hai theo tàu HQ 561 đến với các đảo phía Nam, gồm đảo Đá Lát, Trường Sa, Đá Tây, Trường Sa Đông, Đá Đông, Thuyền Chài và An Bang.

Riêng tuyến giữa do tàu HQ 936  mà phóng viên Cảnh sát toàn cầu có mặt, hải trình qua các đảo Đá Lớn, Cô Lin, Len Đao, Sinh Tồn Đông, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan và Phan Vinh.

16 giờ ngày 20-12-2016, sau hồi còi dài tiễn biệt, tàu HQ 936 rời cầu cảng số 4, để lại sau lưng những cánh tay của người ở lại đầy lưu luyến, tiễn biệt rồi nhằm thẳng hướng Trường Sa lầm lũi rẽ sóng ra khơi trong điều kiện mưa to, gió lớn. Sau hơn 40 giờ lênh đênh trên biển, khoảng 8 giờ sáng 22-12, những hình ảnh đầu tiên về 3 điểm đảo A, B và C, thuộc đảo chìm Đá Lớn đã xuất hiện.

Quên hết mọi mệt nhọc trên suốt tuyến hành trình, anh em báo chí lẫn cán bộ chiến sĩ ùa cả lên boong tàu, thời tiết lúc này cũng khá thuận lợi, những tia nắng đầu tiên đã chọc thủng tầng mây đen kịt, hân hoan vẫy chào đoàn công tác ra với đảo xa. Lúc này, điện thoại cũng đã bắt đầu bắt sóng trở lại.

Chiếc ca nô của đảo Đá Lớn B đã cập mạn thuyền để bắt đầu vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm từ đất liền gửi ra. Niềm phấn chấn, sự háo hức đã đánh tan mọi mệt nhọc, anh em trên tàu bắt đầu hỏi han, tìm hiểu quê quán, động viên nhau lên đường làm tốt nhiệm vụ thiêng liêng trong đời lính.

Ở Vùng 4 Hải quân, chúng tôi bắt gặp những người lính đến từ mọi miền của đất nước, trong đó có những chiến sỹ đã nhiều lần đón Tết ở Trường Sa. 

Thượng úy Nguyễn Văn Lợi (SN 1976), quê xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), phiên chế Lữ đoàn 146 Hải quân Vùng 4, có mặt trên chuyến tàu 936, cho biết: Đây là lần thứ 8 anh ra Trường Sa đón Tết, lần công tác này là lần thứ 3 anh đón Tết trên đảo Sinh Tồn Đông, và Tết Nguyên đán năm nay là năm thứ 2 liên tiếp anh đón Tết ngoài đảo xa.

Trước đó, Thượng úy Lợi đã cùng với các đồng đội đón giao thừa giữa mênh mông trời biển tại các đảo Song Tử Tây, An Bang, Nam Yết, Sinh Tồn Lớn và đảo Sơn Ca. "Tết của lính đảo Trường Sa cũng có bánh chưng, thịt lợn như trên đất liền. Anh em mua thêm gà, vịt và rau xanh để cải thiện.

Trên đảo, tình cảm anh em rất thân thiết và ân tình, thứ duy nhất thiếu là tình cảm gia đình, song tình đồng đội đã sưởi ấm và xua tan cảm giác trống vắng đó. Tết trên đảo cũng đủ đầy như ở đất liền vậy", Thượng úy Lợi tâm sự.

Trong khi đó, với người lần đầu tiên ra đảo và đón Tết ở nơi mênh mông sóng nước như Thượng úy Nguyễn Trần Giang (31 tuổi), quê xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thì nỗi háo hức đan xen với sự hồi hộp, bâng khuâng. Giang bảo, là lính Hải quân, ai cũng trải qua nhiệm vụ thiêng liêng nhất trong đời, ấy là khoác súng trên vai, đứng canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Nỗi bịn rịn mà Giang cũng như bao người lính Hải quân khác trước khi ra với biển đảo quê hương là nỗi nhớ thương dành cho người vợ trẻ và đứa con thơ mới hơn 5 tuổi ở quê nhà.

Với Trung sĩ Lê Tùng, quê Hà Nội, sau thời gian gắn bó với Trường Sa, Tết Đinh Dậu này được ra quân, về đất liền đón Tết đoàn viên cùng với gia đình, đêm chia tay được anh em trong đơn vị tổ chức thân tình, Tùng đã ôm mặt khóc rưng rức.

Cũng như bao chiến sỹ khác, từ lâu đảo đã là nhà, tình cảm anh em thân thiết chẳng khác gì một gia đình nên sự chia tay nào cũng để lại nhiều luyến lưu, bịn rịn và đầy ắp những kỷ niệm. Với Tùng, Tết ở Trường Sa có lẽ là cái Tết đặc biệt nhất trong đời mà anh đã trải qua.

Đại úy Lê Văn Dũng, chỉ huy trưởng Đảo Đá Lớn (điểm đảo B) cho biết, đối với người lính làm nhiệm vụ canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, năm nào Tết cũng đến sớm hơn trên đất liền. Cứ độ cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch hằng năm, cán bộ, chiến sĩ trên đảo Đá Lớn nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung lại chộn rộn, ngóng tin những chuyến hải trình đến từ đất liền, mang theo quà chúc Tết của các cơ quan, tổ chức và tấm lòng của nhân dân khắp nơi trong cả nước gửi ra biển đảo.

Những cuộn lá dong, những chú lợn được chăm bẵm cả năm, nay lên tàu ra với đảo xa, chở theo những tâm tư, tình cảm của đất liền với hải đảo xa xôi. Cũng dịp này, những người lính đảo đã làm nhiệm vụ canh giữ biển trời nơi tuyến đầu của Tổ quốc suốt 365 ngày qua, nay lại có dịp háo hức được trở về, đón Tết với gia đình sau một năm dài nơi đầu sóng ngọn gió.

Trở lại với câu chuyện ăn Tết trên đảo của người lính Hải quân, từ đầu tháng 12 âm lịch, việc trang trí bàn thờ đón Tết đã được các điểm đảo tổ chức. Với quan điểm vừa làm thế nào để tổ chức cho anh em cán bộ chiến sỹ đón Tết, vui xuân đầm ấm, không gợi cảm giác trống vắng khi ăn Tết xa gia đình, vừa đảm bảo tốt yêu cầu công tác, sẵn sàng bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

Với lính ở đảo xa, Tết ngoài việc tổ chức gói bánh chưng, mổ lợn, gà chào năm mới, các hoạt động vui chơi giải trí như hái hoa dân chủ, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được các điểm đảo tổ chức rất chu toàn.

Có thể nói, hải trình nhiều ngày lênh đênh trên biển cùng với Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, chúc Tết cán bộ chiến sỹ tại quần đảo Trường Sa trong những ngày áp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 thực sự là một chuyến trải nghiệm quý giá.

Tết đến, xuân về với người lính đảo là khoảng thời gian hội tụ đầy đủ những cung bậc xúc cảm của con người, niềm hân hoan năm mới của những người lính giữ đảo, sự bịn rịn chia ly của người rời xa sau bao tháng năm lưu luyến; là sự quyết tâm gạt đi nỗi niềm riêng để vững tay súng giữ trọn chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Thiên Thảo

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文