Tết xưa, Tết nay

07:47 27/01/2017
Tết này không pháo hoa, có thể mở ra một lệ mới: rung chuông đánh trống đón chào xuân mới. Pháo hoa, như một sản phẩm thời công nghiệp, rồi đua nhau tỉnh tỉnh huyện huyện ném tiền lên trời mua vui.


Xưa đốt pháo cũng vậy, tốn tiền, hại môi trường, lại thêm lắm ca cấp cứu. Thôi thì, cứ như “đánh gấu ăn trăng” lúc nhật thực, nguyệt thực, cả làng ra gõ phèng phèng xua đuổi, phèng phèng đón chào…

Tết, xa xưa như một hội trong những ngày nông nhàn, chào đón xuân về, mong mùa màng bội thu. Đó cũng là dịp báo cáo tổng kết với tổ tiên, tưởng nhớ các cụ, quần tụ gia đình, giao duyên thăm hỏi bà con, xóm giềng…

Tết xưa nặng nề, nhiều “thủ tục hành chính” rối rắm. Thời công nghiệp, truyền thống dân tộc vẫn giữ, sắc xuân vẫn đậm, nhưng cũng phiên phiến với nhiều “quy trình rườm rà”. Càng lui về phía Nam nắng nóng, Tết càng “bình thường hóa”, với số đông thời nay, chỉ là ngày nghỉ, vui chơi…

Ở miền Bắc xưa, đói ngày giỗ cha cũng phải no ba ngày Tết, sắm sanh đủ bộ lệ, cả vật chất với thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh đến tinh thần với cây nêu tràng pháo, câu đối đỏ…

Thời cái ăn quan trọng, nên “ăn Tết” phải rổn rảng, thừa mứa. Nay có vẻ “chơi Tết” là chính. Năm nào được nghỉ Tết dài dài chút, “diễn thủ tục” ở nhà xong, lũ lượt rủ nhau phượt, vui chơi chốn lạ…

Xưa, giao thừa xong, đi “hái lộc”, cây cối trụi mầm, trọc tán ngay từ giây phút đầu xuân. Nay không mấy ai làm thế nữa, còn dấy lên những Tết trồng cây, giữ cho xuân xanh mãi.

Mâm ngũ quả, một thủ tục cúng trọng thể, được chuẩn bị kỹ từ trước Tết. Mâm củ quả này có cơ cấu chặt chẽ, loại gì, bày đặt thế nào… đều được tính toán kỹ.

Ở miền Trung và miền Nam mâm này được “tái cơ cấu” thoáng hơn. Miền Trung không nặng nề, còn miền Nam sao cũng được, miễn thể hiện mong muốn: Cầu - Dừa - Đủ - Xoài (na, dừa, đu đủ, xoài cho nghe như cầu vừa đủ xài).

Ðón năm mới ở Hà Nội không thể thiếu cành đào.

Mâm cơm cúng giao thừa, đầu năm ở miền Bắc được huy động đủ thứ tinh túy. Cơm với gia đình thôi, nhưng phải như “ăn một miếng giữa làng” cho bõ cả năm xơi “sàng xó bếp”. Cơ cấu khó thay đổi: phải đủ “bốn đĩa sáu bát”, gà, măng, miến, bánh chưng, củ kiệu, dưa hành, xôi gấc, giò xào, thịt đông…

Ở Huế lại có món bánh răng bừa, gỏi, miền Nam thường hay có xôi heo quay, bánh tét, bánh măng, bánh dừa mận...

Tết miền Bắc phải có bánh chưng. Bánh chưng là Tết, bánh có truyền thuyết đẹp gắn với tinh thần hiếu nghĩa của người Việt. Bánh chưng bánh dày, như trời tròn đất vuông cuốn lá dong chứa đựng các thực phẩm chính nuôi con người.

Cũng nguyên liệu ấy, nhưng bánh Tét ở miền Trung và miền Nam lại hình trụ cuốn lá chuối, một nét giao thoa với văn hóa phồn thực. Ngoài bánh tét, người miền Trung náo nức dưa món, nem chua, tré…

Lễ hội đón năm mới ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Còn ở miền Nam nắng nóng, các món chính thường nhiều rau sống, ram chả, canh bún, đồ xào, thịt kho, cá kho. Món nhà nào cũng thường làm là thịt kho tàu với hột vịt, món để được lâu hơn.

Mâm cơm Tết của người miền Nam đơn giản hơn. Phần lớn các món thường được nấu sẵn, chỉ việc bày ra, trong đó không thể thiếu thịt kho tàu, bánh tét, chả nem và khổ qua dồn thịt.

Xứ lạnh có hoa đào, xứ nóng có hoa mai. Theo truyền thuyết, trên cây đào có hai vị thần che chở cho dân làng, nhưng dịp này lại về trời ăn Tết. Đem đào về nhà, ma quỷ tưởng vẫn có thần ngự trên đó, sợ chạy mất, gia chủ vẫn được bảo vệ.

Hoa Mai được xếp đầu trong bộ Mai - Lan - Cúc - Trúc, có cánh hoa với 5 thần ngũ phúc (phước, lộc, thọ, khang, ninh).

Đào và mai, được trọng như người quân tử, lá rụng, cành khô mà vẫn khẳng khiu dâng hoa cho đời.

Chơi các loại hoa này, người rành chơi hoa chọn các gốc trần trụi, gân guốc, ngả nghiêng để nói lên sức sống, thách thức với thời gian. Người quân tử đời xưa thường học cách sống ngạo nghễ “cả đời chỉ cúi đầu trước cành mai”.

Ðua thuyền mùa Lễ hội Ok Om Bok tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Nhiều “thủ tục”, lệ cổ còn giữ ở cả ba miền. Thả cá chép tiễn ông Táo về trời báo cáo Ngọc hoàng chuyện trần gian. Ba mươi Tết, cơm tất niên gia đình, rồi cùng nhau đầm ấm đón giao thừa.

Sáng mồng Một cúng đầu năm, chúc nhau mọi sự tốt lành. Xông nhà, thường do chủ nhà chọn người trước, chọn người hạp tuổi, nhẹ vía hoặc làm ăn nên…

Cái tục lì xì, chắc có từ thời Bắc thuộc, Tết đến cứ xì bao đỏ, cứ như quanh năm thích nhất là “phong bao”. Trẻ con cũng quen từ bé, nghển cổ chờ. Thời hiện đại, chúng nhận phong bì rồi “bóc bánh” ngay, đếm, khoe ầm ỹ…

Người ta kỵ quét nhà trong 3 ngày Tết, sợ quét mất hên. Kiêng làm vỡ bát, đĩa, cãi nhau, kiêng nói những chuyện buồn.

Người miền Trung không thích chưng trái cam, trái quýt sợ "cam đành quýt đoạn". Người miền Bắc có thói quen “mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy”.

Tết ở miền Nam là 3 ngày vui chơi, ăn uống, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Bao điều không vui năm trước đều bỏ đi. Không nặng nề hình thức, thủ tục, người miền Nam hướng đến không khí tưng bừng, vui tươi, cho năm mới nhiều tài lộc, thuận hòa, hanh thông.

Những năm gần đây, nhiều nhà thường tổ chức đi du lịch, trong nước và ra cả nước ngoài, cả nhà vui vẻ. Đó là dịp du xuân, vui chơi, gắn kết.

Không ít nhà còn tổ chức những chuyến đi chơi Tết ở nước ngoài, đón giao thừa ở miền đất lạ, giao lưu với những nét văn hóa khác…

Quang Long

Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, tổ 161 của Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đấu tranh, xử lý các nhóm đối tượng thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng đã phát huy hiệu quả, khiến tội phạm “khiếp sợ” không dám lộng hành. Qua đó, tình hình ANTT trên địa bàn thành phố được đảm bảo, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 23/4 bày tỏ sự kinh hoàng trước sự tàn phá của các cơ sở y tế ở Gaza cũng như các báo cáo về những ngôi mộ tập thể chứa hàng trăm thi thể tại đây.

Chiều 23/4, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Ninh đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại phường Bồng Lai, thị xã Quế Võ, Bắc Ninh.

Với quyết tâm giữ vững an ninh trật tự, lực lượng Công an xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái luôn tích cực bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Tình hình an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn xã luôn được bảo đảm, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Tối 23/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về an toàn lao động”, quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (SN 1980, trú tại tổ 8, phường Yên Thịnh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái), là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy Xi măng Yên Bái về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”, quy định tại khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trưa 23/4, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, tính đến 11h30 cùng ngày, đã có hơn 800 hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp trên VNeID được thực hiện thành công. Dự báo trong những ngày sắp tới, số lượng người dân tham gia sử dụng VNeID để xin cấp lý lịch tư pháp sẽ tiếp tục tăng cao.

Thủ đô Hà Nội cùng với khu vực phía Đông Bắc Bộ hôm nay được dự báo có mưa, nhiều mây, thời tiết mát mẻ. Khu vực miền Trung và Nam Bộ nắng mạnh với nền nhiệt cao từ 37-38 độ C, trời oi bức.

Ngày 23/4, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã thông tin về vụ gây rối trật tự công cộng do 2 nhóm kín trên mạng xã hội là “Những cơn mưa thủy tinh” và “29M1” gây ra. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Do thời tiết cực đoan, trên địa bàn huyện Phù Yên (Sơn La) đã xảy ra mưa, mưa đá và giông lốc, gió giật mạnh gây thiệt lớn về nhà cửa, tài sản và hoa màu của người dân. Ngay sau khi xảy ra thiên tai, lực lượng Công an huyện Phù Yên đã huy động CBCS thuộc các đơn vị hỗ trợ nhân dân lợp lại mái nhà, sửa chữa nhà ở, khắc phục hậu quả sau giông lốc.

Hạn hán kéo dài từ những ngày đầu năm 2024 đến nay làm nhiều giếng nước, con suối và hồ chứa nước của xã biên giới Ia Rvê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk khô cạn, khiến cuộc sống, sinh hoạt của bà con nơi đây bị đảo lộn. Mặc dù chính quyền địa phương và người dân đã tiến hành khoan giếng tìm nguồn nước nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu nước sạch sinh hoạt hằng ngày.

Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy Xi măng Yên Bái thuộc Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, chiều 23/4, Giám đốc Nhà máy Xi măng Yên Bái cho biết, tai nạn xảy ra do bất cẩn trong quá trình ngắt, mở điện khiến động cơ chính máy nghiền số 3 hoạt động, dịch chuyển lò nghiền khiến 10 người thương vong.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文