Thực phẩm 'bẩn' ám ảnh mùa Trung thu

09:00 18/09/2015
Trên cả nước có đến hàng ngàn cơ sở sản xuất bánh Trung thu, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất một cách tự phát, nhỏ lẻ, các cơ quan chức năng khó lòng kiểm soát bởi lực lượng mỏng và kinh phí cho công tác thanh, kiểm tra không đảm bảo.

Dù cho vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) ngày càng được chú trọng hơn thì người dân không thể không lo lắng khi các vi phạm trong lĩnh vực này vẫn liên tục được phát giác. Thôi thì không thiếu các loại lý do. Chỉ trong vòng nửa tháng mà quản lý thị trường "vồ" hàng tấn nhân bánh Trung thu chả biết nguồn gốc, cũng chả biết những thứ lổn nhổn ấy là những thứ gì. Kẻ cõng hàng cũng chỉ ú ớ rằng đó là nhân bánh Trung thu, vàng nhạt là đậu xanh, vàng nâu là đậu đỏ, thế nhưng bao bì vỏ hộp chỉ toàn chữ Trung Quốc, lại còn hàng trăm ngàn quả trứng gà bát nháo cũng cõng về nữa mới kinh.

Người tiêu dùng lo ngại về chất lượng của bánh Trung thu không rõ nguồn gốc (Ảnh chỉ mang tính minh họa).

Các "thánh" gom hàng trôi nổi nhập lậu từ Trung Quốc về Lạng Sơn rồi mát ga nhằm hướng Hà Nội mà quát giá. Mỗi tấn nhân bánh giời ơi đất hỡi đủ để cho ra lò 50 ngàn chiếc bánh Trung thu vừa ngon con mắt vừa đưa hương điếc mũi lại được gói trong những bao bì hào nhoáng sang trọng như hàng tiến vua, thì con trẻ chỉ còn biết nhảy tưng tưng sung sướng.

Xách cái hộp bánh vàng chóe, giá niêm tiền triệu mà cung kính các "chức sắc" chuyên hóng hàng ẵm hàng biếu cũng phải ngất ngây. Đấy là những lô đã bị “vồ”, còn những lô êm đềm ngon ăn thì biết bao nhiêu mà tính?

Cứ như thế mà suy ra thì có đến thánh cũng chẳng thể soi ra đâu là bánh sạch đâu là bánh bẩn mà cái loại đã bưng từ xứ nào về thì biết là nó sản xuất năm nào, tháng nào để mà căn còn date hay hết date! Hàng cõng vượt rào tiểu ngạch đã mênh mang như thế nhưng hàng trong nước nào có kém gì. Lượn cổng chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, Tân Bình (TP Hồ Chí Minh)… thấy ngan ngát nguyên liệu và hương liệu làm bánh Trung thu. Nhét tờ mệnh giá vài trăm ngàn cho chú thợ chuyên làm bánh Trung thu, chú phun ra đủ mánh.

Cứ theo như chú thợ thì bánh cao cấp hay thấp cấp gì thì cũng thế thôi, nguyên liệu chủ vẫn chỉ là bột sắn, còn lại thì đậu xanh, lạp xưởng, trứng, hạt sen, vừng… cũng chỉ là phụ liệu. Một thứ hấp dẫn không thể thiếu đó là hương liệu và phẩm màu, hai thứ ấy mà giỏi pha khéo phối thì mới là quyến rũ thần khẩu người dùng.

Sau cữ cà phê cao hứng, chú còn "chém" tưng bừng: "Nói thật với bác, bây giờ chỗ nào làm bánh thì cũng thế thôi, công nghệ gia công cũng như nhau cả trăm chỗ thì may ra được mấy chỗ gọi là có thương hiệu. Lớn thì còn có máy móc, dây chuyền chứ tư nhân thì nhà kho nhà bếp là ngon rồi. Chủ yếu vẫn là mẫu mã thôi, chứ khuất mắt mà ăn là ngon tất, biết thế nào là sạch với bẩn, bánh bán từ trước Trung thu cả tháng mà còn đi soi date thì soi làm gì. Mà nói thật với bác "date" thì có ý nghĩa gì đâu. Nếu đến ngày ấy mà bánh chưa bán được thì bóc "date" cũ phun "date" mới là xong, chuyện nhỏ như con thỏ".

Trước Trung thu cả tháng, thị trường bánh Trung thu đã bung ra sôi động và náo nhiệt từ chợ quê lên hè phố, từ bản xa đến miệt vườn, những hàng bánh Trung thu luôn hấp dẫn bởi những bảng biểu biển hiệu quảng cáo rực rỡ khó mà không để mắt đến, cần là có muốn là được, các bác bận rộn thì cứ alo chúng em cung kính tận nhà lại còn khuyến mãi trẻ con một chùm kẹo mút.

Thôi thì kính thưa các loại mẫu mã hoa mắt hoa mũi chả biết loại nào ăn đứt loại nào, mỗi loại đều được các má hồng cắm quầy líu lo thuộc bài: ngon bổ rẻ, (nhưng tất nhiên xịn mới là mục tiêu hàng đầu đấy ạ). Giá cả của các loại thương hiệu bánh cũng được tung mù mịt từ 120 ngàn đồng cho đến vài triệu động một hộp. Người đi mua bánh như lạc vào mê hồn trận, nghe quảng cáo và chào mời dẻo như mạch nha thì chỉ muốn bưng cả quầy. Một số quầy thì còn có bánh ghi thương hiệu địa chỉ xuất xứ rõ ràng, còn lại đa số là bát nháo không có nhãn mác, xuất xứ, chỉ được đóng trong các túi nilon không có địa chỉ, nguồn gốc, nơi sản xuất…

Các cơ quan chức năng thì cứ hết lời khuyến cáo về chuyện người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không nên chỉ vì ham của rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ. Nhưng khốn khổ thay, cảnh báo thì cứ cảnh báo, hàng như thế cứ ngồn ngộn bày bán tưng bừng công khai, cũng bắt mắt, cũng thơm ngon lại hợp túi tiền lại chả thấy mấy ông quản lý thị trường hay ông chống hàng giả nói gì thì biết thật giả đằng nào mà bảo người tiêu dùng chúng tôi phải phấn đấu mà "tiêu dùng thông thái".

Nói thật, người thành phố khôn ngoan lại tiền nong rủng rẻng chứ dân quê tiền đã rón rén lại chả có thông tin, chả ai nhắc nhở thì cứ hàng rẻ mà bưng chứ tiền đâu mà đòi ngon đòi xịn. Có khi biết đấy mà cũng cứ nhằm của rẻ, thật giả chịu giời.

Cứ như thế mùa Trung thu nào cũng bánh trái tưng bừng bung ra, các cơ quan cũng văn bản này văn bản nọ chỉ đạo đủ bài, nhưng rồi những chiếc bánh Trung thu không đảm bảo, không nhãn mác… vẫn hồn nhiên bày bán. Trung thu qua đi, nguy cơ bệnh tật tích tụ và ủ lại trong lũ trẻ vẫn là nỗi ám ảnh. Biết vậy nhưng muốn tránh mà đâu có dễ khi mà bánh Trung thu đã từ lâu như là tự vị của một nét văn hóa Việt, và mỗi khi ánh trăng rằm Tháng tám vằng vặc bầu trời thì mâm cỗ Trung thu của con trẻ thể nào lại thiếu bánh Trung thu. Làm sao để những chiếc bánh Trung thu không còn là nỗi ám ảnh về bệnh tật trong mỗi đêm trăng rằm?!

Đinh Nam Nghi

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/5 (giờ địa phương) nhấn mạnh sẽ không cung cấp vũ khí tấn công mà Israel có thể sử dụng để tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Rafah, thành phố ở phía Nam Gaza, vì lo ngại cho sự an toàn của hơn 1 triệu thường dân đang trú ẩn ở tại đây.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文