Thượng đỉnh ASEAN: Kỳ vọng về hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

12:06 07/11/2019
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang nỗ lực vào phút cuối với các nước láng giềng giàu có do Trung Quốc dẫn đầu để kết thúc đàm phán về một trong các hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới khi họ gặp gỡ tại Hội nghị thượng đỉnh ở Thái Lan.

Cơ hội cho RCEP

Cuộc họp lần thứ 18 của Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã diễn ra vào sáng 31-10, mở đầu cho loạt hội nghị trong khuôn khổ thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 tại Nonthaburi, Thái Lan. 

Trước "làn sóng bảo hộ đang gây tác động đến hệ thống thương mại dựa trên chủ nghĩa đa phương", bất chấp căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, Thái Lan, nước chủ tịch luân phiên ASEAN 2019, muốn thúc đẩy khả năng hội nhập của ASEAN, đề ra mục tiêu hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) vào cuối năm 2019.

Các cuộc đàm phán về RCEP được khởi động từ năm 2013, trong đó Trung Quốc là một đối tác lớn, cùng với 10 nước Đông Nam Á và Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand. Hiệp định RCEP được dự kiến ký kết vào năm 2015 nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần. Trong năm 2019, các cuộc thương lượng đã có nhiều tiến triển. Phiên đàm phán chính thức RCEP lần thứ 28 đã diễn ra ở Đà Nẵng (Việt Nam) từ ngày 23 đến 27-9 nhằm xử lý nốt những vướng mắc kỹ thuật còn tồn đọng trước khi báo cáo lên các nhà lãnh đạo cấp cao vào cuối năm.

Theo Bangkok, các cuộc đàm phán về thâm nhập vào các thị trường đã kết thúc đến 80,4% và các nước tham gia đạt đồng thuận 14 trên tổng số 20 nội dung, bao gồm: hợp tác kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, mua sắm của chính phủ... 

Với gần 630 triệu dân, Cộng đồng Kinh tế ASEAN là thị trường lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu RCEP được thông qua vào năm 2020, đây sẽ là thị trường lớn nhất thế giới, với 3,6 tỷ dân (47,4% dân số toàn cầu), chiếm 30% GDP thế giới, 29,1% giá trị thương mại (hơn 10,3 nghìn tỷ đô la) và 32,5% luồng vốn đầu tư toàn cầu. 

Một số quốc gia như Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại rằng thỏa thuận có thể tràn ngập thị trường của họ với hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc và làm suy yếu các nhà sản xuất địa phương.

Sẽ vượt qua bất đồng về COC?

Tại các cuộc gặp ở Bangkok, Bắc Kinh dự kiến sẽ đàm phán về bộ nguyên tắc ứng xử ASEAN trong đó có phạm vi các hoạt động trên Biển Đông, yếu tố gây ra nhiều căng thẳng khu vực. Trung Quốc đã chèn vào quan điểm rằng không cho phép nước nào bên ngoài khu vực can thiệp vào việc nội bộ nhằm ngăn sự can dự của Mỹ đến khu vực.

Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ hoan nghênh việc hoàn thành vào tháng 7-2020 của 3 vòng thảo luận đầu tiên về một "bộ quy tắc ứng xử" được đề xuất nhằm kiềm chế các hành động gây hấn ở Biển Đông. 

Các rạn nứt lãnh thổ liên quan đến Trung Quốc, Đài Loan và các thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã nổi lên như một vấn đề gây chia rẽ nhất trong những năm gần đây. 

Trung Quốc và các đồng minh đã kiên quyết từ chối các nỗ lực sử dụng các hội nghị thượng đỉnh hàng năm như một đấu trường để quở trách các hành động ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, bao gồm việc xây dựng 7 hòn đảo trên các rạn san hô tranh chấp mà các quan chức Mỹ cho rằng có thể đóng vai trò là nền tảng quân sự để đe dọa các nước khác.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp hầu như toàn bộ Biển Đông, một tuyến đường thủy quan trọng cho thương mại toàn cầu, và đã phản đối các cuộc tuần tra trên không và trên biển của Mỹ và các đồng minh là "sự can thiệp của Mỹ vào một vấn đề châu Á". Bắc Kinh cũng coi khái niệm của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở là một chiến lược để kiềm chế Trung Quốc.

"Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC (quy tắc ứng xử), và do đó, hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai lầm", một bản sao dự thảo của hội nghị thượng đỉnh, được xem bởi Associated Press, cho biết.

Mỹ không "bỏ rơi" ASEAN?

Năm thứ ba liên tiếp, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không đến tham dự hội nghị thượng đỉnh quan trọng của khu vực châu Á, thay vào đó, ông cử Cố vấn An ninh quốc gia Robert O'Brien và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đến tham dự. Việc Mỹ không đến tham dự đã mở thêm cửa giúp Trung Quốc có thêm tầm ảnh hưởng lên các chương trình nghị sự tại Đông Nam Á.

Tổng thống Mỹ không thích các cuộc đối thoại đa phương hoặc hội nghị quốc tế, ông luôn thích đàm phán song phương. Ông từng đến Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào năm 2017, thế nhưng sau đó bỏ Hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong đó có bao gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Mỹ và Nga. Ông có kế hoạch tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh tế Á - Âu (APEC) vào trung tuần tháng 11-2019 nơi mà ông có kế hoạch gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên nước chủ nhà Chile đã hủy hội nghị.

Khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đến dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào năm ngoái, ông đã thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc về các hành vi gây hấn trên Biển Đông. Lần này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các nước thành viên ASEAN cùng phối hợp để ứng phó cứng rắn hơn với hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. 

Phát biểu tại một diễn đàn ở Malaysia ngày 31-10, ông David Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, đã kêu gọi 10 nước thành viên ASEAN cùng đồng lòng thể hiện sự cứng rắn nhằm ngăn chặn hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông.

“Đây là sân nhà của các bạn, là khu vực của các bạn. Việt Nam đã làm rất tốt trong việc kháng cự. Tôi nghĩ rằng, liên quan tới tính trung tâm của ASEAN, cả khối nên cùng Việt Nam chống lại hành động gây mất ổn định và ảnh hưởng tới an ninh”, ông Stilwell nói. 

Theo ông Stilwell, ý tưởng về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cởi mở và tự do không phải là cách để mở rộng “sự thống trị” của Mỹ, mà phản ánh “cam kết lâu dài” của Washington đối với khu vực này. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ dường như muốn xoa dịu những lo ngại về sự can dự của Mỹ trong khu vực. 

“Những gì chúng tôi đang làm không chỉ mang lại lợi ích cho chúng tôi, mà còn mang lại lợi ích cho tất cả mọi người và để đảm bảo rằng sẽ không có xung đột trong khu vực. Tại sao? Vì dòng chảy thương mại qua khu vực này mang lại lợi ích cho Mỹ và tất cả những nước khác”, ông Stilwell nói.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết bộ quy tắc ứng xử đang được Trung Quốc và ASEAN đàm phán nhằm kiểm soát vấn đề Biển Đông nên tuân thủ theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế của các nước cũng như bảo đảm “hoạt động có trật tự” trong việc sử dụng vùng biển này. 

Theo ông Stilwell, mặc dù Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS, song Washington vẫn “tuân thủ và thực thi” luật này. “Mỹ chỉ có một lập trường đơn giản về Biển Đông, đó là quyền của tất cả các quốc gia phải được tôn trọng, bất kể quy mô, sức mạnh hay năng lực quân sự”, ông Stilwell nói; đồng thời kêu gọi các nước có tranh chấp trên Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như tự do hàng hải trong khu vực.

Ông Stilwell khẳng định “Mỹ không bao giờ tìm cách thống trị khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương” và Washington “cũng phản đối bất kỳ nước nào làm như vậy". Những phát ngôn mạnh mẽ của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khiến nhiều người tin rằng ASEAN và vấn đề Biển Đông là một mối quan tâm lớn của Washington.

Vĩnh Đông

Chiều 20/12, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, các tổ công tác của Ban chuyên án Công an thị xã đã tổ chức mật phục, phối hợp bắt giữ 3 đối tượng về các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn thị xã Điện Bàn và TP Hội An.

Ngày 20/12, Cơ quan CSĐT Công an  Đà Nẵng cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Huỳnh Thị Thanh Hiền (SN 1977, trú phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hiền được nhiều người biết như một “đại gia”, từng thành lập nhiều doanh nghiệp bất động sản và đầu tư một số dự án.

Sau nhiều lần báo chí phản ánh việc: Tổ hợp khách sạn – căn hộ Mường Thanh (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) phát sinh hàng loạt căn hộ không đúng mục đích thiết kế; cư dân sinh sống không được đăng ký cư trú hay thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, ngày 20/12, tại cuộc họp báo quý 4/2024, lãnh đạo chính quyền TP Đà Nẵng cho biết sẽ xử lý dứt điểm để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

Ngày 20/12, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2024, Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy đã cung cấp thêm thông tin liên quan đến “trùm” ma túy Vũ Hoàng Oanh

Trưa 20/11, Công an quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh tiếp tục phong tỏa hiện trường vụ cháy tại căn nhà 4 tầng vừa là nơi kinh doanh ăn uống vừa ngăn phòng cho thuê trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình để làm rõ nguyên nhân. Vụ cháy khiến nhiều người bị ngạt khói phải chuyển vào bệnh viện cấp cứu, thông tin ban đầu có 2 người tử vong.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文