Tìm tương lai trong giống lúa cổ

07:19 14/10/2019
Vốn là một lương y, ông Lê Thái Tôn (ngụ quận 11, TP HCM) luôn mày mò tìm kiếm những phương thuốc quý chữa các loại bệnh nan y, cứu giúp nhiều người thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Trong một lần sang Campuchia tìm cây thuốc, ông Tôn xin vào nhà của một lão nông nghỉ chân. Ngôi nhà đơn sơ, nằm lẻ loi ở bìa rừng chỉ có một mình cụ ông ở.


Ông cụ đãi khách bằng một bữa cơm, nhưng mỗi người chỉ được một chén. Gạt từng hạt cơm vào miệng, ông Tôn nhận ra ngay sự khác lạ, đặc biệt mà chưa bao giờ ông cảm nhận được. Nhìn chủ nhà, ông Tôn nhận ra, ở tuổi 96 mà sức vóc của cụ như trung niên, nhanh nhẹn, minh mẫn lạ kỳ.

Bí quyết khỏe mạnh, trường thọ của cụ chỉ là ngày ăn ba bữa cơm rau muối, không hề có sơn hào hải vị. Tìm hiểu về hạt gạo, ông Tôn ngỡ ngàng khi khám phá ra đây là giống lúa Tàu Binh đã bị thất truyền tại Việt Nam trên 30 năm. 

Lương y Lê Thái Tôn bên hạt gạo Tàu Binh.

Trên gác bếp nhà ông cụ chỉ còn đúng 3 bông lúa, ông Tôn xin và được cụ đồng ý. Mang về Việt Nam, ông Tôn gieo giống 2 năm sau thì cấy được 1.000m2 đất ruộng. Từ số lúa này, ông Tôn nhân ra thêm được một hécta. Cả đời theo nghề y, ông Tôn chưa học nghề nông một ngày nào, nhưng nghĩ tới cây lúa Tàu Binh, hạt gạo có nhiều thành phần dinh dưỡng, chữa trị được nhiều bệnh tật, ông Tôn quyết tâm xắn tay xuống đồng.

Ông về Long An thuê đất, cải tạo đất để trồng lúa. Những mầm lúa lớn lên, ông Tôn không sử dụng phân bón hay bất cứ một loại thuốc hóa học nào mà chỉ dùng thuốc đông y để “chữa” bệnh cho lúa.

Sau 5 năm trồng lúa kết hợp nghiên cứu tác dụng của hạt gạo Tàu Binh, ông Tôn đưa cho bạn bè dùng thử, nhiều người bị tiểu đường đã giảm đường, men gan giảm, nhất là người béo phì dùng gạo Tàu Binh thấy hiệu quả rõ rệt.

Ông Lê Công Chánh (61 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh) là một trong những người đầu tiên dùng gạo Tàu Binh của lương y Lê Thái Tôn và đã duy trì thường xuyên trong bữa ăn gia đình nhiều năm nay. Ông Chánh cho biết, loại gạo này không gây nóng trong người, giúp điều hòa các cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là làm mát gan.   

Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra kết quả phân tích mẫu gạo lứt Tàu Binh của Công ty TNHH Y học Cổ truyền Lê Thái Tôn đứng ở vị trí cao nhất so với các giá trị của gạo lứt trong bảng dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế).

Cụ thể, gạo lứt Tàu Binh chứa hàm lượng Omega 3 là 0.35kg và Omega 6 từ 10.3kg; chất chống oxy hóa, gốc tự do và các loại Aminoacid đều có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Ngày 22-7-2019, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Tổng cục Đo lường Chất lượng) đã công bố kết quả thử nghiệm mẫu gạo Tàu Binh xay nhuyễn đảm bảo tiêu chuẩn về các chỉ số dinh dưỡng.

Kết quả thử nghiệm và kiểm nghiệm giống gạo Tàu Binh của lương y Lê Thái Tôn

Ông Tôn tiếp tục nhân rộng giống lúa lên 200ha nhằm phát triển thành dự án lâu dài. Lúa có tuổi đời 8 tháng, bắt đầu gieo hạt từ tháng 4 (âm lịch). Ở miền Tây, cây lúa chịu đựng được qua tất cả các mùa trăng và con nước. Nước nổi cao bao nhiêu thì lúa cao bấy nhiêu. Lúa Tàu Binh cho năng suất rất thấp. Một công ruộng chỉ thu về được 1 tạ lúa nên mỗi hạt gạo ra đời được xem như hạt ngọc, một viên thuốc quý.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao đồng bằng sông Cửu Long nhận định, việc trồng lúa kết hợp nuôi cá của lương y Lê Thái Tôn tạo ra một mô hình phát triển bền vững cho môi trường hữu cơ. Do điều kiện sâu bọ ít nên lúa không cần phải phun thuốc, vì vậy đây sẽ là loại gạo sử dụng làm thực phẩm chức năng rất tốt.

Ngọc Thiện

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文