Tranh cãi về thịt nhân tạo

11:46 13/01/2019
Từ năm 1931, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã dự báo, con người sẽ chế tạo thịt mà không cần giết mổ gia súc, gia cầm. Và miếng thịt nhân tạo xuất hiện lần đầu tiên cách đây 10 năm (2009-2019), do các nhà khoa học Hà Lan tổng hợp trong phòng thí nghiệm từ tế bào lợn đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực này.


Nhưng tranh luận về những gì được gọi là thịt không chỉ diễn ra ở Mỹ, mà còn ở Pháp - cấm các sản phẩm không phải thịt sử dụng thuật ngữ thịt, Australia - một trong những thị trường chăn nuôi lớn nhất thế giới và nhiều nước khác.

Theo tờ The Guardian, đang có nhiều công ty nghiên cứu để làm thịt từ phòng thí nghiệm theo quy trình độc quyền mà không cần đến động vật, đồng cỏ, trại chăn nuôi cũng như không tạo ra các tác động môi trường như chất thải, khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng họ gặp phải nhiều thách thức - từ giới truyền thông đến công chúng và ghi nhãn sản phẩm.
Bị phạt 1 năm tù nếu gọi đồ chay là thịt tại My.

Hiệp hội thịt bò quốc gia Mỹ đã gây áp lực để Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) có những quy định chặt chẽ với thịt thay thế - phải ghi rõ là "thịt mô phỏng" trên nhãn mác. Bộ Nông nghiệp và Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ thông báo, họ sẽ cùng quản lý thịt từ "tế bào gốc". Missouri đã trở thành bang đầu tiên của Mỹ chính thức thông qua luật định nghĩa, các sản phẩm có thể hoặc không thể được phân loại là thịt.

Luật cấm các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng thuật ngữ thịt, cũng như loại bỏ khả năng thịt nuôi trong phòng thí nghiệm xuất hiện trên các kệ hàng siêu thị trong tương lai mang nhãn "thịt". Đầu năm 2018, Hiệp hội Gia súc Mỹ (USCA) đã kiến nghị lên USDA về một hành động tương tự - coi sự phát triển đang lên của các sản phẩm thịt nuôi trong phòng thí nghiệm như mối đe dọa đối với thị trường.

Những con số biết nói

"Tôi tin rằng trong khoảng 30 năm nữa, chúng ta không cần phải giết bất cứ con vật nào và tất cả thịt sẽ vừa sạch, vừa bổ dưỡng hơn, trong khi mùi vị không thay đổi" - tỉ phú Richard Branson nói với hãng Bloomberg. Theo giới truyền thông, từ đầu năm 2012, các nhà khoa học Hà Lan đã thành công trong việc tạo ra thịt nhân tạo từ các tế bào mạch máu sót lại từ lò mổ.

Theo nhà sinh vật học người Hà Lan Mark Post, họ đã thành công trong việc tạo ra những miếng thịt mỏng màu trắng trong suốt dài khoảng 2,5cm có cấu trúc giống cơ bắp. Khi đó, những người ủng hộ công trình khoa học này coi đây là chìa khóa giúp xóa đói, bảo vệ môi trường và cứu giúp hàng triệu con vật. Nhưng món hamburger nhân tạo đầu tiên trên thế giới, do Công ty Mosa Meat của Hà Lan tạo ra năm 2013 có chi phí lên tới 330.000 USD.

Theo hãng CNN, một trong những thách thức là làm sao thuyết phục người tiêu dùng đón nhận thịt nhân tạo bởi vẫn còn đó nỗi lo về sự an toàn và lợi ích đối với sức khỏe. Được biết, 1/3 người Mỹ sẵn sàng ăn thịt nhân tạo thay cho thịt truyền thống. Riêng trong năm 2018, trung bình một người Mỹ ăn khoảng 100kg thịt đỏ và thịt gia cầm, và thịt từ phòng thí nghiệm có thể là giải pháp đơn giản trong tương lai.

Miếng thịt bò làm từ phòng thí nghiệm.

Với tên gọi nông nghiệp tế bào, các nhà khoa học có thể tạo ra thịt trong phòng thí nghiệm an toàn với con người. Loại thịt "không hại động vật" này được nuôi cấy từ các tế bào động vật khỏe mạnh như bò, gà, vịt… để tạo ra những tảng thịt lớn, không hề chịu ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh hoặc các hóa chất hay dùng trong nông nghiệp.

Với tên gọi "Công nghệ thịt của tương lai", một công ty khởi nghiệp ở Israel đã tạo ra loại thịt nhân tạo giống như thật với giá cả có thể chấp nhận được. Điểm đặc biệt là mặc dù mỡ được tạo ra từ phòng thí nghiệm, nhưng chúng có hương vị như mỡ động vật được nuôi theo phương pháp truyền thống. Công ty này hy vọng, công nghệ sản xuất thịt nhân tạo của họ sẽ phổ biến như máy làm bánh mỳ hiện nay, để bất kỳ hộ gia đình nào cũng có thể sử dụng.

Thịt nhân tạo đã trải qua 3 thế hệ. Thứ nhất, làm từ đậu phụ. Thứ hai, những sản phẩm với thành phần chủ yếu là protein thực vật có cấu trúc cô đặc, được sản xuất bằng kỹ thuật TVP. Thứ ba, thịt nhân tạo được chế biến để có hương vị và cảm giác như ăn thịt thật.

Lượng tiêu thụ thịt trên thế giới đã tăng gấp đôi trong một thế kỷ qua và lượng thịt cần để nuôi con người dự kiến lên đến 470 triệu tấn mỗi năm vào năm 2050. Theo các nhà môi trường, thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi con người giảm ăn thịt dù chỉ là một phần nhỏ - chỉ cần thay 5% thịt bằng protein thực vật cũng đủ thay đổi cả hành tinh này.

Q. Dũng - Khắc Tuấn

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文