Tranh cãi xung quanh việc ra đi của cựu Tổng thống Bolivia

17:05 20/11/2019
Cho tới lúc này, việc Tổng thống Bolivia Evo Morales từ chức vào ngày 10-11 dưới sự "gợi ý" của giới lãnh đạo quân đội đã gây ra một cuộc tranh luận dữ dội trên toàn thế giới.

Việc đột ngột từ chức và xin tị nạn chính trị tại Mexico của cựu Tổng thống Bolivia có thể được xem như là một cuộc đảo chính hay không?

Những cuộc tranh cãi chưa có hồi kết

 "Không thể tin nổi nhưng đó là một sự thật", nhật báo Razón thốt lên, còn tờ nhật báo de la Paz thì đưa ra đánh giá: "Sau 14 năm cầm quyền, Evo Morales giờ đây không còn khả năng kiểm soát được cuộc xung đột và đã bị nhấn chìm trong đó".  Tất cả những tờ báo nói trên của Bolivia đều thống nhất ở một điểm: Khoảng trống quyền lực sau sự ra đi đột ngột của Evo Morales đã đặt đất nước vào một tình trạng rất nguy hiểm.  

Không phải là tình cờ mà chữ "gợi ý" trong thông điệp của quân đội gửi tới cho nguyên thủ quốc gia đất nước mình lại được đặt trong ngoặc kép. Thực vậy, lời "gợi ý" từ chức mà tướng Williams Kaliman, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Bolivia gửi tới Evo Morales đã hàm chứa rất nhiều ẩn ý. 

"Tôi thực sự lấy làm tiếc về việc các lực lượng vũ trang đã dính líu vào một cuộc đảo chính", vài ngày sau khi đã tỵ nạn tại Mexico, Evo Morales đã tuyên bố như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài radio W của Colombia, ông cũng tố cáo Tổ chức Các cước châu Mỹ  (OEA) đã "đạo đức giả" và "tiếp tay" cho cuộc đảo chính bằng việc đưa ra một bản báo cáo sai lệch về một cuộc bầu cử "gian lận" vào 20-10 năm nay.

Cựu Tổng thống Evo Morales khi hạ cánh xuống một sân bay ở Mexico.

"Tôi rất lấy làm tiếc rằng trong cuộc đảo chính này đã có sự tiếp tay của một vài bộ phận trong lực lượng cảnh sát, họ đã biến mình thành đồng mình của những kẻ thù của nền dân chủ". Evo Morales tuyên bố vào ngày 10-11, được báo El Deber trích dẫn lại. Thông qua tuyên bố này, Evo Morales đã tố cáo một sự mưu phản được các "đầu lĩnh" chính trị lên kế hoạch và những mối đe dọa ông phải đối mặt khi tìm cách chống lại.

Có không sức ép từ phía quân đội và cảnh sát? Có không một kế hoạch phản loạn được các "đầu lĩnh chính trị" toan tính từ lâu? Và những lực lượng đối lập đã đóng vai trò gì trong chuyện này khi mà giờ đây những phần tử cực hữu như Fernando Camacho tuyên bố: "Đã đến lúc phải tính sổ với những kẻ tội phạm" (những kẻ "tội phạm" ở đây được hiểu là các thành viên trong đảng của Evo Morales), những yếu tố đó sẽ cần phải có thêm thời gian để khảo sát, nhưng ngay lúc này đây đã có nhiều người tin rằng đây chính xác là một cuộc đảo chính.

Erica De Bruin, một nhà nghiên cứu chuyên sâu về  mối  quan hệ giữa công dân với quân đội hiện đang làm việc tại  Mỹ,  trong cuộc trả lời phỏng vấn của đài BBC đã khẳng định: "Những cuộc đảo chính thường bất thần xảy ra sau những cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố, nhưng nếu như không có sự ủng hộ của một bộ phận quân đội và cảnh sát, những cuộc biểu tình ấy sẽ không thể đi đến những kết cục như thế này".

Theo ông Bruin, đây thực sự là một cuộc đảo chính, việc lãnh đạo quân đội công khai gửi đi một thông điệp "khuyến cáo" tổng thống đương nhiệm từ chức đã "hàm chứa một sự đe dọa ngầm, mối đe dọa này hoặc sẽ do chính quân đội thực hiện, hoặc do những người biểu tình thực hiện và quân đội sẽ không can thiệp".

Người dân Guatemala biểu tình trước Sứ quán Mỹ, chăng biểu ngữ phản đối "một cuộc đảo chính phân biệt chủng tộc ở Bolivia".

Theo báo El Pais (Uruguay), cựu Tổng thống cánh tả Uruguay Pepe Mujica (2010-2015) bày tỏ nỗi bất bình: "Đối với tôi, đây là một cuộc đảo chính , không thể nói khác được. Tại sao vậy? Bởi vì đã có một tối hậu thư của quân đội, yêu cầu Evo Morales phải ra đi, còn binh lính và cảnh sát vẫn đang có mặt đầy đủ và bình yên trong các doanh trại, vậy thì chúng ta phải nói thế nào về chuyện này?".

Tờ báo cánh tả Página của Argentina cũng cho rằng ý định của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống  Evo Morales có thể cảm nhận được từ trước đó nhiều tuần lễ: "Sự nổi dậy của phe đối lập và thái độ không chấp nhận bất cứ kết quả bỏ phiếu bất lợi nào (cho phe đối lập) và nỗ lực tìm mọi cách kích động dẫn đến sự ra đi của Morales đã thể hiện rõ từ rất lâu".

Tờ El Pais cũng đã có cuộc phỏng vấn với Cecilia Salazar, một nhà nghiên cứu người Bolivia, bà lại cho rằng đây không hẳn là một cuộc đảo chính. Để củng cố cho lập luận này bà đã lưu ý đến những sự kiện đã xảy ra trước khi Evo Morales từ nhiệm, đặc biệt là những nút thắt nảy sinh từ cuộc nổi dậy của cảnh sát ngày 9-11 chống lại chính phủ.

"Chủ ý của Morales trong việc từ chức công khai là để chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng nếu ông từ chức, Bolivia sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và chia rẽ sâu sắc và ông cần phải được ủng hộ quay trở lại nắm quyền để ổn định lại tình hình đất nước", Cecilia Salazar đã khẳng định như trên khi trả lời phỏng vấn tờ El Pais.

Về phần mình, vào ngày 12-11, Evo Morales cũng đã tuyên bố rằng ông sẽ "sớm trở lại với tràn đầy sức mạnh và năng lượng" tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại "ông không hề có ý định ngồi lại chiếc ghế tổng thống nữa".

Cảnh sát Bolivia bắt giữ người biểu tình.

Nhà báo đồng thời cũng là nhà văn người Argentina Jorge Ásis cũng đã nêu rõ quan điểm của mình cho tờ La Nación: "không có dấu hiệu gì chứng tỏ đây là một cuộc đảo chính, thời gian sau này, Evo Morales tự giam mình trong cô độc và tìm mọi cách để tuyên bố một cuộc trưng cầu dân ý, điều mà không một ai chấp nhận".

Trong một bài báo với sắc thái cay nghiệt, tờ Página Siete (thuộc phe đối lập) còn đẩy vấn đề đi xa hơn nữa khi cho rằng: "Những biến động xã hội trong hơn 20 ngày qua (dẫn đến sự ra đi của Evo Morales) chỉ là việc chỉnh đốn và hiệu chỉnh lại những hành động phi pháp của chính quyền cũ, trong đó việc gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua chỉ như giọt nước cuối cùng làm tràn ly mà thôi".  

Tờ báo cũng nhắc lại rằng, trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, người dân Bolivia đã không chấp nhận để Morales ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư, tuy nhiên Tòa án Hiến pháp đã đảo ngược lại kết quả này bằng cách trao tiếp cơ hội (ra ứng cử tổng thống) cho Morales.

Ranh giới không rõ ràng

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài truyền hình CNN (chương trình phát bằng ngôn ngữ Tây Ban Nha), nhân vật được quan tâm nhất trong những sự kiện Bolivia trong thời gian vừa qua - tướng Wiliams Kaliman đã giải thích (rất có thể ông đã không ý thức được đầy đủ sức nặng trong lời nói của một người đứng đầu các lực lượng vũ trang?): "Gợi ý mà tôi đưa ra không hề có tính áp đặt hay mang sắc thái của một mệnh lệnh. Đó là một gợi ý mà một quân nhân chuyên nghiệp phải đề đạt lên vị tư lệnh tối cao của quân đội (tổng thống), căn cứ vào những tình huống đang xảy ra".

Người dân Bolovia xuống đường sau khi ông Morales từ chức.

"Trong trường hợp vừa rồi của Bolivia, khó có thể kết luận rằng đây có phải là một cuộc đảo chính hay không" - tờ New York Times bình luận - "Làn ranh giới phân biệt sự khác biệt giữa một cuộc đảo chính và một cuộc nổi dậy là rất mong manh, thậm chí là không tồn tại". Thông thường chúng đan xen hay chồng chéo lên nhau (…). Áp lưc của đường phố và sự bất tuân lệnh của quân đội thường dẫn đến sự từ nhiệm hay bị loại bỏ của những nhà lãnh đạo".

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai hiện tượng - một cuộc đảo chính và một cuộc nổi dậy - chủ yếu nằm ở khía cạnh đạo đức và những sắc thái cảm xúc mà chúng gợi ra "Dường như trong thế giới ngày nay, các cuộc đảo chính càng bị ghét bỏ và lên án bao nhiêu thì các cuộc nổi dậy lại được chào đón bấy nhiêu, một sự từ chức của một nguyên thủ sẽ được xem là hợp đạo lý nếu như nó là kết quả của một cuộc nổi dậy trên đường phố nhưng lại bị xem là hậu quả bi thảm của một hành động bất hợp pháp và vô đạo đức nếu nó là hệ quả của một cuộc đảo chính", New York Times bình luận.

Dương Đăng Hưng (Tổng hợp)

VKSND TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Đáng lưu ý, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ sự “tiếp tay” của nhóm đối tượng nguyên lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) cho các đối tượng khác trong quá trình gây án.

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Vẫn chiêu trò cũ rích, thế nhưng thời gian gần đây một số người dân ở Phú Yên tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại di động (ĐTDĐ) mạo danh cán bộ các cơ quan tư pháp, đưa ra nhiều thông tin liên quan đến số phận pháp lý của người nghe điện thoại, rồi yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

Vào ngày 15/3, Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) nhận tin báo từ người dân về việc, trên địa bàn xã Cẩm Giang (huyện Gò Dầu) xảy ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Nạn nhân tử vong là bà Đ.T.N (SN 1960), còn chồng bà N. là ông L.V.P (SN 1964) bị thương tích nặng. Gây án xong, đối tượng nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.

Sau hơn 10 năm để “đắp chiếu” giữa trung tâm thành phố, ngày 2/5, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông báo kết luận của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố đối với Dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng). Đây là công trình thể dục thể thao quy mô lớn với 4 mặt tiền ở quận 3.

Cảnh sát phải dùng biện pháp mạnh để giải tán hàng loạt người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học ở Mỹ ngày 2/5, bao gồm cả việc dỡ bỏ một khu cắm trại tại Đại học California tại Los Angeles, trong bối cảnh hỗn loạn bùng phát và ngày càng gia tăng tại hàng loạt trường đại học trong tuần này.

Trong những ngày cuối tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu, Nghệ An đến QL 46B). Đây là hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc 2.000km.

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm học tập, làm việc ở Pháp, Malaysia và từ những chuyến chu du tiếp cận các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, anh Đặng Dương Minh Hoàng đã mang kiến thức đó trở về mảnh đất mình sinh ra ở tỉnh Bình Phước bắt tay vào làm nông nghiệp thông minh (hay còn gọi là nông nghiệp số) và đã gặt hái nhiều thành quả.

Trong những ngày qua, bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong những tình huống khẩn trương, nguy cấp, hành động tặng khăn lạnh và nước mát cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường càng nhân lên những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CSGT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文