Trao giải 'Cây bút vàng' cho các nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp

10:37 22/06/2015
Đầu tháng 6, Hội nghị báo chí thế giới lần thứ 67 cùng Diễn đàn các nhà biên tập thế giới lần thứ 22 và Diễn đàn quảng cáo thế giới lần thứ 25 được tổ chức tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) một lần nữa lại "nóng" với chủ đề an toàn cho báo giới. 

Chưa bao giờ tính mạng của các nhà báo, phóng viên lại gặp nhiều nguy hiểm như lúc này. Và giải thưởng "Cây bút vàng" được trao cho các nhà báo thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ là một cách ghi nhận sự hy sinh lớn lao của những người làm báo về quyền được thông tin và được biết sự thật của công chúng. 

Thông điệp mạnh mẽ

Phát biểu tại hội nghị sau lễ trao giải, Chủ tịch Diễn đàn các nhà biên tập thế giới Marcelo Rech xúc động nói: "Việc Hiệp hội báo chí và các nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA) trao giải "Cây bút Vàng" từ năm 1961 cho các nhà báo thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ là để ghi nhận những hoạt động xuất sắc trong cả bài viết lẫn hành động của cá nhân hay tổ chức nhằm đóng góp cho sự nghiệp báo chí. Đồng thời, đây cũng là thông điệp mạnh mẽ tới những kẻ đã gây ra những tội ác chống lại báo chí, cũng như tới các nhà lập pháp và những người có quyền lực ban hành những điều luật hiệu quả hơn và tăng cường những sự bảo vệ mạnh mẽ hơn cho các nhà báo trên toàn thế giới".

Là cựu phóng viên chiến trường, từng tham gia đưa tin về các cuộc chiến ở Trung Đông, vùng Balkans, châu Phi và Mỹ Latinh, ông Marcelo Rech thấu hiểu rõ sự hy sinh lớn lao của các nhà báo, những người dám xả thân vì thông tin trung thực để đem lại cho thế giới cái nhìn toàn diện về các cuộc chiến tranh, phơi bày sự bất công trên thế giới.

Từ năm 2012, nghề báo đã trở thành nghề nguy hiểm nhất thế giới với 135 người làm việc trong lĩnh vực báo chí bị thiệt mạng. Ảnh: Getty Imagine.

Chủ tịch Diễn đàn các nhà biên tập thế giới nói: "Giết hại các nhà báo là một tội ác ghê tởm đánh vào trung tâm của sự tự do trên toàn thế giới. Sự hy sinh của các nhà báo nhắc nhở chúng ta về cái giá của hòa bình, của dân chủ…

Bi kịch qua những con số

Qủa thực, nghề báo đòi hỏi sự tìm tòi và dấn thân vào sự kiện. Nó mang lại cho người viết cả nỗi vinh quang và cay đắng. Thống kê của UNESCO cho hay, từ đầu năm đến nay, ít nhất 33 nhà báo trên thế giới đã thiệt mạng. Nếu tính từ năm 1992 đến nay có hơn 1.100 nhà báo thiệt mạng chỉ vì họ đã mang sự thật ra ánh sáng hay thể hiện quan điểm của mình. Riêng năm ngoái, có 119 vụ bắt cóc nhà báo và 66 phóng viên đã thiệt mạng. Điển hình nhất là vụ IS hành quyết 2 nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff hồi tháng 8 và tháng 9.

Còn theo báo cáo của tổ chức Nhà báo không biên giới (RSF), từ năm 2012, nghề báo đã trở thành nghề nguy hiểm nhất thế giới với 135 người làm việc trong lĩnh vực báo chí bị thiệt mạng. Bi kịch của các cuộc thảm sát nhà báo càng trở nên rõ ràng khi 9 trong 10 vụ giết hại nhà báo, những kẻ sát nhân không bị trừng phạt. Ông Marcelo Rech nhấn mạnh: "Sự thật này đã tiếp tay cho những vụ thảm sát, việc không bị trừng phạt khuyến khích những hành động phạm tội mới, làm cả xã hội vấy máu và phủ nhận quyền tự do báo chí của mọi công dân'.

Và hành động của Liên Hợp Quốc

Để nhân rộng sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ các nhà báo, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova đã giới thiệu về Kế hoạch hành động của Liên Hợp Quốc (LHQ) về sự an toàn cho các nhà báo và vấn đề quyền miễn trừ. Kế hoạch này tiếp nối việc LHQ thông qua nghị quyết lên án sự ngược đãi đối với các phóng viên, kêu gọi thả tự do một cách vô điều kiện và ngay lập tức những nhà báo bị bắt cóc hoặc đang bị bắt giữ làm con tin tại những khu vực xung đột hồi năm ngoái.

Trước đó, tại Hội nghị các nhà báo thế giới được tổ chức tại Hàn Quốc hồi tháng 4, Chủ tịch Hội nhà báo Hàn Quốc Park Chong-Ryul đã kêu gọi các nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, giới tính, quốc tịch cùng nhau đoàn kết vì quyền được thông tin và thảo luận về giải pháp phòng tránh nguy cơ bị tấn công của các nhà báo trên thế giới.

Tổ chức Bảo vệ tự do báo chí hồi tháng 2 thì công bố những những hướng dẫn mới về việc bảo vệ các cộng tác viên và nhà báo tự do sau hàng loạt vụ bắt cóc giết người tại một số vùng xung đột. Tài liệu này đề ra bảy tiêu chuẩn cơ bản dành cho các nhà báo tới tác nghiệp ở những vùng xung đột nguy hiểm, kêu gọi tập huấn cứu thương và hoạt động trong vùng nguy hiểm, mua bảo hiểm y tế, trang bị các thiết bị bảo hộ như áo giáp và mũ chống đạn cho các nhà báo. Các hãng thông tấn phải đảm bảo cộng tác viên của mình tham gia các khóa đào tạo cơ bản và được trang bị những thiết bị như trên và hỗ trợ tối đa các nhà báo làm việc trong những vùng nguy hiểm.

Sông Thương

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文