Trụ sở phường, xã có cần "mặc đồng phục"?

12:01 29/09/2018
Những ngày qua, thông tin về việc các cơ quan chuyên môn của Hà Nội  đang tổng hợp ý kiến các quận, huyện về phương án thiết kế mẫu trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.


Bởi theo thống kê của sở Quy hoạch- kiến trúc Hà Nội, trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng số trụ sở có thể áp dụng thiết kế mẫu khi đầu tư xây dựng mới là 483.

Phương án được đưa ra lấy ý kiến do Trung tâm nghiên cứu kiến trúc và quy hoạch đô thị, nông thôn (HRAP) trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thực hiện. Theo đó, về hình ảnh công trình phải thống nhất nhận diện, tiêu chuẩn vật liệu hoàn thiện. 

Quy mô diện tích đất cũng được đưa ra tùy theo khu vực, như trung tâm đô thị có diện tích tối thiểu 300 m2, tối đa khoảng 2.000 m2, cao tối đa 6 tầng. Thiết kế cũng phải có hình khối ngôn ngữ đơn giản, hiện đại, không trang trí các chi tiết, gờ phào cổ điển rườm rà.

Minh họa: Lê Tâm

Ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, khẳng định việc này mới  đang trong quá trình nghiên cứu, lấy ý kiến của các địa phương, chưa áp dụng ngay vào thực tế khi xây dựng trụ sở mới. Mục tiêu của đề án này là đưa ra mẫu kiến trúc chung theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước.

Từ đó, khi triển khai xây dựng mới những trụ sở ở cấp xã, phường, thị trấn thì áp dụng theo mẫu chung này, đảm bảo tính thống nhất chứ không có chuyện đập bỏ các trụ sở mới xây dựng hoặc đang sử dụng tốt đi để xây lại trụ sở mới theo thiết kế mới, đồng bộ. 

"Không ai làm như thế cả, nó giống như việc nhà mình đang tốt thì không ai lại đi đập nhà mình đi để xây mới cả. Còn cái trụ sở nào nó cũ, nát thì phải cải tạo hoặc xây mới và lúc đó cơ quan chức năng có thể nghiên cứu xây dựng theo mẫu thiết kế chung", ông Vinh khẳng định.

Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin này được công bố đã thu hút sự chú ý của dư luận. Trong đó nhiều ý kiến cho rằng vào thời điểm này, đây là việc không cần thiết vì Hà Nội đang có quá nhiều lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư như như xây dựng trường học để giải quyết  tình trạng một lớp học có tới 70 học sinh. 

Bình luận về việc này, một đại biểu Quốc hội cho rằng Hà Nội phải tính toán sao cho hài hoà giữa chủ trương và các điều kiện thực tiễn về kinh tế, phải tính đến việc chuyển đổi giữa trụ sở cũ và trụ sở mới như thế nào, vị trí ra sao, có thuận lợi cho người dân không? 

Việc áp dụng chung một mô hình như thế có phù hợp với đặc điểm về địa lý của từng địa phương không khi Hà Nội, ngoài vùng đồng bằng còn có cả khu vực miền núi? Rồi việc xây dựng trụ sở như thế có đảm bảo yếu tố tiện lợi, khoa học không? Và một vấn đề nữa là trong quá trình xây dựng và mua sắm, làm sao tránh được thất thoát và tham nhũng? Những câu hỏi đó buộc Hà Nội phải có những đề án cụ thể nếu muốn triển khai chủ trương này.

Từ góc độ chuyên môn, nhiều kiến trúc sư cho rằng việc làm này là không cần thiết, không phù hợp với xu hướng kiến trúc bền vững và thích ứng với khí hậu, kiến trúc xanh. Không những thế việc thiết kế sẽ còn phụ thuộc vào diện tích khu đất xây trụ sở, với những mảnh đất có diện tích khác nhau thì sẽ phải có kiến trúc khác nhau.

Thực tế hiện nay, nếu như các xã ngoại thành hoặc phường ven đô, nơi qũy đất còn nhiều thì việc chọn địa điểm xây trụ sở còn dễ dàng, nhưng tại các phường trong khu phố cổ, trụ sở phường nhiều nơi chỉ là những ngôi nhà nhà ống với diện tích mặt bằng vài chục mét vuông, thậm chí nằm trong ngõ nhỏ thì để xây trụ sở theo đúng quy chuẩn là bất khả thi.

Còn với người dân khi đến cơ quan chính quyền, điều quan trong nhất là cần được giải quyết công việc nhanh chóng, mà điều này lại phụ thuộc vào tinh thần làm việc và thái độ phục vụ nhân dân của các cán bộ chứ không phải trụ sở to hay nhỏ. Hà Nội đang hướng tới xây dựng thành phố thông minh. 

Thực tế thời gian qua Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính và đặt mục tiêu cao nhất là chuyển từ nền hành chính "xin - cho" sang nền hành chính "phục vụ". 

Hiện Hà Nội  đã đưa vào hoạt động 552/1.883 dịch vụ công trực tuyến (trong đó: 382 dịch vụ mức 3 và 170 dịch vụ mức 4) chiếm 30% tổng số dịch vụ công của cơ quan hành chính thành phố và đang nỗ lực để đạt mục tiêu 55% thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, UBND các cấp được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Năm 2018, TP Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu 55% số hồ sơ được thực hiện qua dịch vụ trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 với 1.883 dịch vụ khác nhau.

Vì vậy, để chính quyền cơ sở hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì điều quan trọng nhất là cần nâng cao năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ người dân của cán bộ công chức chứ không phải là xây dựng trụ sở bề thế.

Tân Lương

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu xả Hanayuki Conditioner - Chai 300g do Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group và Công ty TNHH EBC Group sản xuất, đưa ra thị trường do có vi phạm; đồng thời tạm dừng hoạt động của hai công ty này.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hai dự án giao thông quan trọng của TP Cần Thơ là dự án xây dựng, nâng cấp mở rộng đường tỉnh 917 và dự án đường tỉnh 918 giai đoạn 2 đang bị chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng và thiếu nền tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.