Vaccine COVID-19 cuộc đua chưa kết thúc

09:43 06/08/2020
Từ đầu năm 2020 tới nay, các nhà khoa học và phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đang lao vào một cuộc chạy đua với thời gian để tìm ra liều thuốc công hiệu, an toàn phòng ngừa COVID-19.

Tới thời điểm này, đại dịch COVID-19 đã làm hơn 18 triệu người nhiễm, gần 700.000 người trên thế giới thiệt mạng và đà lây lan vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, vaccine có lẽ là cứu cánh duy nhất để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 đưa thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. 

Từ đầu năm 2020 tới nay, các nhà khoa học và phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đang lao vào một cuộc chạy đua với thời gian để tìm ra liều thuốc công hiệu, an toàn phòng ngừa COVID-19. 

Dù một số kết quả thử nghiệm lâm sàng gần đầy tỏ ra khả quan, nhưng đến nay thế giới vẫn chưa có loại vaccine nào được coi là thành phẩm hoàn chỉnh. Cùng lúc, các cường quốc cũng lao vào cuộc chạy đua khốc liệt nhằm tìm ra liều thuốc quý tạo ra một cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Thế giới đang trông chờ vaccine COVID-19.

Các kết quả thử nghiệm hiện thế nào?

Các thử nghiệm vaccine COVID-19 quy mô lớn đang được triển khai ở Anh, Mỹ và nhiều nơi khác nhưng không có cam kết về thời điểm vaccine sẽ được phê duyệt.

Trước đó, ngày 24-7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê hiện trên thế giới có 25 “ứng viên vaccine” đang được đánh giá trong những thử nghiệm lâm sàng ở người. Hiện mới có 4 ứng viên vaccine vào được vòng sâu hơn là “công đoạn 3”, tức là được đánh giá hiệu quả trên quy mô lớn. 

Ứng viên mới nhất là của Công ty Moderna (Mỹ), công ty này đã bắt đầu giai đoạn cuối, trong đó sẽ thử nghiệm trên 30.000 người tình nguyện. Tiếp đến, dự án của Trung Quốc cũng bước vào công đoạn 3 từ giữa tháng 7. Đó là nghiên cứu của phòng thí nghiệm Sinopharm, đã được thử nghiệm ở Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với trên 15.000 người tình nguyện. 

Dự án thứ 2 của Sinovac, thử nghiệm trên 9.000 nhân viên y tế Brazil, có đối tác là Viện Nghiên cứu Butantan của Brazil. Dự án thứ 4 đang trong giai đoạn 3 là của châu Âu, do Đại học Oxfortd hợp tác với Công ty AstraZeneca (Anh và Thụy Điển) tiến hành. Vaccine đã được thử nghiệm ở Anh, Brazil và Nam Phi.

Các kết quả sơ bộ của hai ứng viên vaccine, một của Đại học Oxford, Anh (ở giai đoạn 1 và 2), và một của Công ty Cansino, Trung Quốc (ở giai đoạn 2) đã được công bố hôm 20-7 trên Tạp chí khoa học The Lancet. Kết quả được đánh giá khá khích lệ. Cả hai vaccine đều tạo được “phản ứng miễn dịch mạnh”, sản sinh ra được kháng thể và bạch huyết bào T. 

Ngoài ra, hai vaccine trên đều được người bệnh tiếp nhận tốt, không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận. Các phản ứng phụ thường xảy ra khi tiêm vaccine là đau đầu, sốt, mệt mỏi và đau ở vết tiêm chủng. Tuy nhiên, vậy vẫn còn quá sớm để rút ra kết luận bởi chưa biết các mức độ miễn dịch có thể bảo vệ trước nhiễm trùng, hay vaccine này có thể bảo vệ những người yếu bị nhiễm nặng COVID-19.

Mặt khác, một nghiên cứu của Anh công bố hồi giữa tháng 7 cảnh báo rằng, miễn dịch dựa trên kháng thể có thể biến mất chỉ trong vòng vài tháng đối với trường hợp COVID-19. Điều này có nguy cơ làm phức tạp hóa việc triển khai vaccine hiệu quả lâu dài.

Ngoài các thử nghiệm đã tiến hành, WHO cũng thống kê có 139 dự án nghiên cứu vaccine đang trong giai đoạn tiền lâm sàng.

Nga tự tin có vaccine COVID-19 sớm nhất.

Cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng khốc liệt

Hiện tiến độ nghiên cứu vaccine được thúc đẩy theo cách chưa từng có. Đặc biệt Trung Quốc, nơi virus SARS-CoV-2 xuất hiện, muốn là nước đấu tiên có vaccine. Việc gây quỹ quốc tế cũng được nhiều nước triển khai, cho phép các công ty có thể thực hiện nhanh quy trình sản xuất công nghiệp cùng lúc với các công việc bào chế vaccine.

Mỹ đã mở chiến dịch “Wapr Speed” (Trên tốc độ ánh sáng) để tăng tốc quá trình triển khai vaccine nhằm dành được ưu tiên tiếp cận vaccine cho 300 triệu dân Mỹ. Để làm được như vậy, Chính phủ Mỹ đã chi gần 6 tỷ USD cho các công ty bào chế dược Pfizer, Johnson&Johnson,  AstraZeneca và còn đặt trước 2 tỷ USD với Tập đoàn Sanofi, GlaxoSmithKline cho các chương trình nghiên cứu và bào chế vaccine. 

Ngày 26-7, Nhà Trắng thông báo tăng gấp đôi tiền đầu tư lên gần 1 tỷ USD để hỗ trợ Công ty Moderna triển khai vaccine. Vài ngày trước đó, liên minh hai công ty Đức - Mỹ BioNTech và Pfizer cho biết Washington có thể sẽ rót cho họ 1,95 tỷ USD nhằm bảo đảm có được 100 triệu liều trong trường hợp vaccine của họ ra đời.

Tháng 4-2020, các hãng bào chế Sanofi và GlaxoSmithKline đã đưa ra sáng kiến chung về nghiên cứu, theo đó EU sẽ phải rót tiền dưới dạng đặt cọc trước để được cung cấp 300 triệu liều vaccine khi có. 

Các nguồn tiền của EU giúp chia sẻ rủi ro tài chính trong các khoản đầu tư lớn vào những dự án nghiên cứu. Vì vậy sau khi Vương quốc Anh đặt trước gần 60 triệu liều vaccine với Sanofi-GSK, Liên minh châu Âu (EU) cũng thông báo đã đặt trước được 300 triệu liều từ hãng bào chế dược phẩm Pháp Sanofi để có thể cung cấp cho 27 nước thành viên ngay sau khi vaccine COVID-19 được chính thức sản xuất. 

EU hiện có sẵn hơn 2 tỷ euro từ Quỹ “Công cụ hỗ trợ khẩn cấp”. Với nguồn tiền này, EU dự tính có thể đấu với Mỹ trong cuộc đua đầu tư và thu gom vaccine. Với các nước châu Âu, mục đích là cố gắng chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua toàn cầu để có vaccine, tạo cho mình đủ sức nặng để được ưu tiên nhanh chóng tiếp cận vaccine tương lai từ các viện bào chế. 

Dù việc đặt trước chưa hoàn tất, nhưng nguyên tắc là Ủy ban châu Âu giải ngân một khoản tiền cần thiết đẩ bảo dảm cho toàn bộ công dân 27 nước thành viên được tiếp cận công bằng với vaccine tương lai. Chiến lược này cũng giúp hỗ trợ vấn đề chủ quyền và đưa trở lại EU các năng lực nghiên cứu và sản xuất.

Thử nghiệm tiêm vaccine COVID-19 cho một tình nguyện viên Nga.

Bao giờ có vaccine?

Cuối tháng 7 vừa qua, Viện Nghiên cứu Gamaleya ở Moscow đã lên kế hoạch đăng ký với Bộ Y tế Nga loại vaccine ngừa COVID-19 khả dụng đầu tiên do họ bào chế trong hai tuần đầu tiên của tháng 8.

Theo ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), loại vaccine này đã trải qua hai giai đoạn thử nghiệm và, dự kiến sẽ được đăng ký với Bộ Y tế Nga vào ngày 14-8. RDIF sẽ tham gia phát triển, sản xuất loại vắcxin này cùng Viện Miễn dịch học và vi trùng học Gamaleya chung với Tập đoàn Sistema của Nga.

"Chúng tôi có những quy trình thủ tục rất nghiêm khắc và họ sẽ phải tuân thủ tất cả những điều đó. Tôi rất tin tưởng vào loại vaccine mà tôi đã tiêm cho chính mình", ông Dmitriev nói.

Loại vaccine mà ông Dmitriev nói tới là một trong hai loại vaccine triển vọng nhất đang được phát triển tại Nga. Nó đã được thử nghiệm trên các tình nguyện viên là những quân nhân thời gian qua. Còn một loại vaccine thứ hai nữa đang được Trung tâm Nghiên cứu Vector tại Moscow phát triển và cũng trong lộ trình hướng tới kế hoạch sản xuất hàng loạt vào tháng 10-2020.

Cuộc đua sản xuất vaccine COVID-19 giữa các hãng dược ngày càng khốc liệt.

Các nhà khoa học Nga cho biết, vaccine COVID-19 được phát triển nhanh chóng bởi vaccine này là phiên bản sửa đổi của một loại đã được tạo ra để phòng ngừa các bệnh khác. 

Đây cũng là cách tiếp cận đang được nhiều quốc gia và nhiều hãng dược áp dụng trong phát triển vaccine COVID-19.  Bộ Y tế Nga hiện vẫn chưa xác nhận ngày phê duyệt vaccine COVID-19 vào tháng 8. Bộ cho biết, nhân viên y tế tuyến đầu sẽ là những người đầu tiên được tiêm một khi vaccine mới được phê duyệt đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng lo ngại việc rút ngắn thời gian thử nghiệm sẽ khiến các loại vaccine không đảm bảo chất lượng và có thể gây ra nhiều vấn đề về an toàn. Những lo ngại này là có cơ sở bởi trong thực tế, đều này đã xảy ra khi thử nghiệm với khỉ trong các lần triển khai vaccine phòng bệnh MERS-CoV và SARS, cũng do hai chủng virus Corona gây ra. 

Ở người, hiện tượng mắc bệnh nặng khi tiêm chủng cũng đã xảy ra trong những năm 1960 với một số loại vaccine phòng sởi, hay bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Các vaccine này sau đó đã bị hủy bỏ.

"Để cho phép sử dụng một loại vaccine phòng COVID-19, các thử nghiệm lâm sàng cần phải chứng minh được độ an toàn cao, tính hiệu quả và chất lượng tốt”, Cơ quan quản lý thuốc châu Âu (EMA) cảnh báo. 

EMA nhận định có thể ít nhất phải đợi đến đầu năm 2021, một loại vaccine phòng COVID-19 mới có và được sản xuất với số lượng đủ dùng cho cả thế giới”. 

Những người lạc quan nhất, bắt đầu là một số hãng dược, bảo đảm mùa thu này có thể có vaccine, nhưng nhiều chuyên gia vẫn tin là phải đợi ít nhất đến quý 1-2021.

Cho dù các nghiên cứu có thể đi đến đích với thời hạn dài hay ngắn, vẫn còn một câu hỏi cuối cùng, rất quan trọng là “Liệu mọi người có chấp nhận tiêm vaccine trong tâm lý hoài nghi ngày càng lớn đối với việc tiêm chủng?”. 
Ngọc Trang (Tổng hợp)

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文