Vì sao cát tặc hoành hành tại các tỉnh phía Nam?

00:22 09/12/2019
Từ đầu năm 2019 đến nay, Công an TP Hồ Chí Minh đã bắt giữ, xử lý 24 vụ việc với 38 đối tượng khai thác cát lậu. Nhưng cơ quan pháp luật chỉ khởi tố hình sự hai đối tượng về hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.


Thống kê từ năm 2017 đến nay, TP Hồ Chí Minh phát hiện hơn 150 vụ việc với gần 240 phương tiện khai thác, vận chuyển cát trái phép trên địa bàn nhưng hầu hết cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ cần nộp tiền phạt theo quy định về xử lý vi phạm hành chính là xong.

Lợi nhuận quá lớn khiến cát tặc lộng hành

23h30 ngày 11-11, lực lượng của Cục CSGT phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an tỉnh Bến Tre bắt quả tang 14 sà lan đang hút cát trái phép trên sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông thuộc địa bàn giáp ranh Bến Tre và Vĩnh Long. Tang vật thu giữ gồm 14 sà lan, gần 1.500 mét khối cát, 18 sổ ghi chép, 91 hóa đơn chứng từ cùng nhiều vật chứng khác. Cơ quan chức năng cũng đã triệu tập 46 đối tượng để xác minh làm rõ vụ việc.

Tổ công tác Đồn Biên phòng Cần Thạnh kiểm tra người, phương tiện có dấu hiệu vi phạm.

Tiếp đó, trong các ngày 29, 30-11 và 1-12-2019, Công an huyện Chợ Lách phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Bến Tre cũng đã bắt quả tang 10 ghe cây, 1 tàu sắt tải trọng từ 13-15 tấn và 1 sà lan đặt cần khai thác cát sông trái phép trên tuyến sông Hàm Luông và Cổ Chiên, đoạn qua khu vực các xã: Hòa Nghĩa, Long Thới và Tân Thiềng, huyện Chợ Lách.

Tại thời điểm bị bắt quả tang, các phương tiện này đã hút trộm được khoảng 1,5-30 mét khối cát. Công an huyện Chợ Lách đã lập biên bản tạm giữ 12 phương tiện trên để củng cố hồ sơ xử lý theo quy định và buộc chủ các phương tiện bơm trả toàn bộ số cát đã bơm hút trở lại lòng sông.

Trước đó, ngày 4-11, tổ công tác của Đồn Biên phòng Cần Thạnh, Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh phát hiện ba phương tiện mang biển kiểm soát HD-2455, HP-4242, HP-2627, do Phạm Văn Ngọt (SN 1974); Trần Ngọc Sơn (SN 1973, cùng ngụ tại tỉnh Hải Dương) và Nghiêm Văn Minh (SN 1989, ngụ tại tỉnh Nam Định) làm thuyền trưởng đang khai thác cát trái phép. Trên các phương tiện được trang bị hàng chục máy hút cát với công suất lớn, có thể khai thác trên 100 mét khối cát/ giờ. Cả ba sà lan đang chứa tổng cộng khoảng 600 mét khối cát.

Theo UBND huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, qua phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện kiểm tra tình hình khai thác cát từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn huyện đã phát hiện và xử lý 33 đối tượng/33 phương tiện; trong đó có 13 trường hợp vận chuyển cát không rõ nguồn gốc, 5 trường hợp kinh doanh cát không có giấy chứng nhận kinh doanh, 15 trường hợp khai thác cát trái phép với tổng số tiền phạt 495,250 triệu đồng và tịch thu 4.200m3 cát biển...

Trong 33 trường hợp vi phạm có 15 trường hợp vi phạm từ tháng 6-2019 đến nay (thời gian bắt đầu khi UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Đề án “Phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ, khu vực giáp ranh giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh”).

Cũng trong khoảng thời gian từ đầu năm 2019 đến nay, Công an TP Hồ Chí Minh cũng bắt giữ, xử lý 24 vụ việc với 38 đối tượng. Từ đó, cơ quan pháp luật khởi tố hình sự hai đối tượng về hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Trạm Cảnh sát đường thủy Cát Lái thu giữ phương tiện, tang vật bơm hút cát trái phép trên sông Đồng Nai.

Theo thống kê từ năm 2017 đến nay, TP Hồ Chí Minh phát hiện hơn 150 vụ việc với gần 240 phương tiện khai thác, vận chuyển cát trái phép trên địa bàn. Hầu hết cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ cần nộp tiền phạt theo quy định về xử lý vi phạm hành chính là xong . 

Theo Đại tá Tô Danh Út, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2019 đến nay, BĐBP TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 25 vụ khai thác, vận chuyển cát trái phép, xử phạt hành chính gần 500 triệu đồng, tịch thu 4.900 mét khối cát. Trước đó, trong 2 năm (2017 - 2018), lực lượng chức năng phát hiện 126 vụ, phạt gần 4 tỷ đồng, tịch thu hơn 31.000 mét khối cát, gần 300 máy hút cát và 10 ghe gỗ.

Còn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, BĐBP tỉnh này xử phạt 26 vụ khai thác, vận chuyển cát trái phép với tổng số tiền phạt hơn 500 triệu đồng, tịch thu hơn 13.000 mét khối cát trong năm 2019…

Đại tá Tô Danh Út cho biết,  thời gian qua, nhu cầu sử dụng cát xây dựng, cát san lấp ngày càng cao. Trong khi nguồn cung từ những mỏ khai thác cát hợp pháp rất hạn hẹp. Lợi nhuận từ khai thác cát trái phép rất lớn. Vì thế, các đối tượng vi phạm không từ mọi thủ đoạn, chiêu trò đối phó lực lượng chức năng.

Hoạt động khai thác, vận chuyển cát trái phép tập trung tại khu vực Cồn Ngựa (vùng biển Cần Giờ). Khu vực này giáp ranh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Tiền Giang. Các đối tượng thường tổ chức khai thác cát trái phép vào ban đêm và bố trí lực lượng cảnh giới.

Khi phát hiện cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát liền thông báo cho đồng bọn rút vòi bơm, xả cát xuống biển, sông và chạy trốn về phía vùng biển hai tỉnh lân cận hoặc tự đánh chìm phương tiện để phi tang chứng cứ.

Táo tợn hơn, nhiều người lợi dụng hợp đồng mua bán, vận chuyển cát từ tỉnh, thành miền Tây, cho phương tiện chạy qua vùng biển Cần Giờ hút cát lậu. Họ lấy hóa đơn, chứng từ có sẵn từ hợp đồng ở miền Tây ra đối phó nếu có kiểm tra, kiểm soát.

Ngoài hậu quả về thất thoát tài nguyên, khoáng sản thì đời sống dân sinh của người dân địa phương cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Ghi nhận thực tế ở vùng biển Cần Giờ, không ít người dân làm nghề đóng đáy ngao ngán với “cát tặc”. Chỉ riêng việc nếu sà lan, ghe hút cát công suất lớn đâm trúng thì giàn đáy sẽ sập xuống. Việc các phương tiện vận chuyển, khai thác cát lậu luôn hoạt động về đêm, lại tắt đèn, điện cũng là một mối lo tai nạn trên sông, biển.

Ngoài ra, chuyện sạt lở xảy ra khi cát bị khai thác quá mức, khiến dòng chảy bị thay đổi, hệ sinh thái xung quanh bị hủy hoại. Thực tế, dọc bờ sông Lòng Tàu (huyện Cần Giờ), người dân và chính quyền địa phương đang phải nỗ lực khắc phục tình trạng sạt lở xảy ra…

Chế tài chưa đủ răn đe

Theo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Đồng Nai, điểm “nóng” trong khai thác cát lậu giữa Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh là khu vực Đồng Tranh. Kiểm tra 10 phương tiện thì 8 phương tiện vi phạm khai thác cát lậu.

Thuyền hút cát được trang bị hệ thống vòi “bạch tuộc” và máy bơm công suất lớn.

Đáng nói, chiêu thức mới của các đối tượng “cát tặc” đang sử dụng để lách luật là dùng ghe nhỏ, khai thác khối lượng cát chỉ trên dưới 10 mét khối. Vì theo quy định pháp luật, biện pháp tịch thu tang vật chỉ áp dụng được đối với khối lượng cát khai thác trái phép từ 50 mét khối trở lên.

Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho rằng, hiện quy định tịch thu tang vật đối với hành vi khai thác cát trái phép phải từ 50 mét khối trở lên. Do vậy, đối tượng vi phạm thường vừa chạy vừa xả cát xuống biển. Cơ quan chức năng rất khó xử lý. Không những thế, họ lách luật bằng cách thuê phương tiện của chủ sở hữu khác rồi dùng danh nghĩa chở hàng hoặc thực hiện dự án trong khi neo đậu di chuyển.

Mới đây, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh mới xử phúc thẩm và quyết định bác kháng cáo, y án 9 tháng tù giam về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” đối với Trịnh Khắc Phùng (SN 1981). Trước đó, cơ quan Công an bắt quả tang Phùng cùng 4 người khác sử dụng ghe không số ra bơm, hút cát dưới lòng sông Tắc (quận 9, TP Hồ Chí Minh).

Phát hiện Công an vây bắt, Phùng cùng 4 “đồng nghiệp” liều lĩnh nhấn chìm ghe rồi nhảy xuống sông tẩu thoát. Sau đó, Công an bắt Phùng theo lệnh truy nã. Đáng nói, Phùng là một trong số rất ít “cát tặc” lãnh án tù.

Bàn về giải pháp xử lý “cát tặc”, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP Hồ Chí Minh, cho rằng các địa phương cần rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi chế tài theo hướng tăng mức xử phạt đối với hành vi khai thác cát trái phép; kinh doanh, vận chuyển cát không rõ nguồn gốc. Bà Mỹ đã đề xuất cần thực hiện nguyên tắc không có ranh giới về truy đuổi.

Bởi khi lực lượng chức năng truy đuổi một trường hợp khai thác cát trái phép thì đối tượng thường tìm cách chạy sang địa phận tỉnh khác để làm khó lực lượng chức năng. Nhưng nếu được sự phối hợp của địa phương thì cơ quan chức năng có thể truy đuổi, bắt giữ, lập biên bản và xử lý được đối tượng thăm dò, khai thác cát trái phép ở địa phận tỉnh này.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, để xử lý tình trạng khai thác cát trái phép, lực lượng chức năng các địa phương cần phải phối hợp chặt chẽ. Theo đó, Bộ đội Biên phòng và Công an TP Hồ Chí Minh cần có cơ chế phối hợp thường xuyên với các tỉnh về trao đổi, cung cấp thông tin, hình ảnh người và phương tiện vi phạm để xử lý triệt để.

Hồng Nhung - Phú Lữ

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文