Vượt trùng khơi bắt "cát tặc"

08:33 12/08/2019
Có những lúc sóng to, con tàu đánh cá chở theo các trinh sát của Phòng 3 Cục Cảnh sát hình sự (CSHS) và các trinh sát của Cục nghiệp vụ chồm lên, rồi lại nhào xuống theo con sóng. Chưa quen với môi trường trên biển, có trinh sát say sóng, lăn lóc trên boong tàu. Nhưng khi mệnh lệnh phát ra, các anh nhanh chóng vào cuộc.


Nhiệm vụ của các anh là phải dùng các biện pháp nghiệp vụ để ghi lại được những chứng cứ về hành vi khai thác cát trái phép của nhóm “cát tặc” trên biển Cồn Ngựa, vốn gây nhức nhối trong dư luận và như một sự thách thức các cơ quan chức năng thời gian qua…
  
Từ đầu năm 2019, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Cục CSHS, những tổ trinh sát đầu tiên của Phòng 3 Cục CSHS đã có mặt ở khu vực biển Cồn Ngựa, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giáp ranh với TP Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của các anh là phải nắm tình hình, phát hiện ra những con tàu chuyên khai thác cát trái phép trên vùng biển Cồn Ngựa. 
Lực lượng chức năng kiểm tra một tàu đang sử dụng ống hút khai thác cát trái phép.

Công việc trinh sát bắt “cát tặc” trên sông đã khó, trên biển còn khó khăn và phức tạp hơn muôn phần. Từ các cửa sông di chuyển đến các địa điểm mà nhóm “cát tặc” hay neo đậu để hút cát phải mất từ 2-4 tiếng chạy tàu. Nhưng các trinh sát không có phương tiện riêng để di chuyển trên biển. Và để tạo yếu tố bí mật, họ phải theo các tàu cá của ngư dân lênh đênh trên biển, đảo loanh quanh khu vực mà các tàu khai thác cát trái phép hoạt động để ghi lại các chứng cứ cũng như quy luật hoạt động của bọn chúng

Các đối tượng thường hoạt động khai thác cát trái phép bắt đầu từ khoảng 21h30 trở đi. Lúc đó biển rất mù, trời tối mịt mùng, chỉ có nước biển là mênh mông. Trước biển đêm như thế, những chiếc tàu có trọng tải nghìn tấn cũng  trở nên nhỏ bé với những ánh đèn leo lét. Nhưng mỗi con tàu ấy hàng đêm đã hút trái phép từ lòng biển vào khoang tàu của chúng hàng trăm, hàng nghìn mét khối cát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và an ninh khu vực. 

Từ tháng 4-2019, sau khi đã có những tài liệu ban đầu về hành vi khai thác cát trái phép của những con tàu nói trên, 2 đồng chí Phó Phòng 3 được phân công trực tiếp “nằm vùng” tại các địa điểm cần trinh sát của chuyên án. Một bộ phận trinh sát những đêm biển không động (biển động thì các tàu khai thác cát trái phép không hoạt động) lại lênh đênh trên biển, cùng trinh sát của các Cục nghiệp vụ ghi lại trực tiếp những chứng cứ về hành vi phạm tội của các đối tượng. Một bộ phận lại ẩn mình ở các bè cá ven bờ, nơi gần các bãi đáp rộng hàng chục, hàng trăm héc ta mà nhóm cát tặc sử dụng để bơm trữ lượng cát khai thác trái phép mỗi đêm….

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của các nhóm “cát tặc” chuyên hoạt động ở khu vực biển Cồn Ngựa, lãnh đạo Phòng 3 đã báo cáo đồng chí Cục trưởng Cục CSHS xin phá án. 

Thời điểm đánh án được chọn vào đêm 24 rạng ngày 25-6. Tuy nhiên, theo kế hoạch, việc bắt quả tang sẽ thực hiện ở đoạn sông Mỏ Nhát, thuộc phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đây chính là nơi các tàu khai thác cát trái phép sau khi hút “no” cát biển trong đêm sẽ trở về và hút cát từ khoang tàu chuyển lên bãi chứa trên bờ. 

Ngoài tổ công tác theo sát các đối tượng trên biển từ thời điểm chúng hoạt động ở khu vực Cồn Ngựa, một tổ công tác khác do Thượng tá Vũ Thế Huân, Trưởng Phòng 3 chỉ đạo đã bí mật phục kích trên bờ, khu vực các đối tượng sẽ hút cát lên để giám sát các đối tượng hoạt động trên bờ và phối hợp với cánh quân sẽ khoá lưng dưới biển.

Tổ công tác đông nhất do 2 Phó Phòng 3 là Thượng tá Đỗ Duy Tân và Thượng tá Phạm Văn Phong chỉ huy. Cả tổ khoảng trăm CBCS, gồm 70 CBCS của lực lượng CSCĐ Bộ Công an, trinh sát của Phòng 3, Phòng 7, Phòng 8 Cục CSHS và lực lượng Cảnh sát Biển xuất phát từ nửa đêm ở khu vực cửa sông Nhà Bè trên 2 chiếc tàu lớn và 4 xuồng máy của lực lượng CSCĐ. 

Khoảng 7h ngày 25-6, sau khi điều khiển tàu hút cát trái phép từ Cồn Ngựa chạy về đoạn sông Mỏ Nhát và nghỉ ngơi, các đối tượng bắt đầu việc hút cát từ khoang chứa trên tàu lên bãi chứa trên bờ. Đúng thời điểm đó, lệnh phá án phát ra. Tổ công tác ém trên tàu chiến và xuồng máy nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Lực lượng trinh sát hình sự và CSCĐ rất thiện nghệ lao sang các con tàu đang hút cát lên bờ, nhanh chóng khống chế các đối tượng vi phạm. 


Các đối tượng bị khởi tố.

Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, bắt quả tang các đối tượng trên 4 tàu hút tự hành số hiệu: LA-07366, LA-07294, BV-2979, HP-5959 (trọng tải từ 1.000 m3 đến 1500 m3) có gắn máy bơm trên boong để thực hiện hành vi hút cát trái phép trên vùng biển Cồn Ngựa thuộc vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lên khoang chứa để tiêu thụ. Lực lượng chức năng đã thu giữ 3.441 m3 cát trên boong tàu.

Tổng cộng, cơ quan Công an đã bắt giữ 24 đối tượng, tạm giữ 7 phương tiện (tàu hút), thu giữ 5.068 m3 cát cùng nhiều sổ sách, thiết bị trên tàu phục vụ cho việc khai thác cát trái phép.

Các đối tượng tàu đều khai nhận, được Nguyễn Văn Tiến (SN 1980), trú tại phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phó Giám đốc Công ty An Tiến và Đỗ Văn Quyết chỉ đạo điều khiển các tàu hút tự hành hàng đêm đi ra khu vực biển Cồn Ngựa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khai thác cát trái phép sau đó vận chuyển về để bán. 

Cơ quan điều tra xác định, chỉ tính từ ngày 1-3 đến 24-6-2019, 3 tàu có số hiệu LA-07366, BV-2979, HP-5959, đã khai thác cát trái phép tổng khối lượng 76.528 m3. Tạm tính giá trị theo giá ghi trong hợp đồng mua bán của đối tượng là 28.000 đồng/ m3 thì tài nguyên khoáng sản cát được các đối tượng khai thác trái phép có trị giá trên 2,1 tỷ đồng.

Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự,  khởi tố bị can đối với Đỗ Văn Quyết; Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Phước Sanh, Nguyễn Văn Thương, Đặng Văn Quyết về tội “Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và đang điều tra về sự liên quan của đối tượng Nguyễn Văn Tiến.

Ngày 1-8, Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Quyết định khen thưởng và Thư khen gửi lãnh đạo các đơn vị: Cục CSHS, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Viện Khoa học hình sự, Cục Ngoại tuyến, Bộ Tư lệnh CSCĐ, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển 3 đã phối hợp đấu tranh, triệt phá nhóm khai thác tài nguyên cát trái phép trên vùng biển Cồn Ngựa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Trong thư nêu rõ: “Kết quả này thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm của Cục Cảnh sát Hình sự và Công an các đơn vị, địa phương liên quan trong triển khai các chỉ đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về trật tự xã hội, đấu tranh triệt phá các băng, ổ nhóm tội phạm núp bóng doanh nghiệp để khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, bảo kê bến bãi, tranh giành đấu thầu dự án…, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an”.

T. Hòa

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文