Xót xa ngôi đình cấp quốc gia chờ ngày "khai tử"

13:15 22/08/2016
Với kiến trúc độc đáo, có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật từ triều Nguyễn, thế nhưng ngôi đình bề thế tinh xảo hơn 200 năm tuổi ấy đang chờ ngày sập.


Người dân làng Đình Chu (xã Đình Chu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) nhiều năm nay đứng ngồi không yên vì lo sợ đình làng có thể sập bất cứ lúc nào. Dân đã kêu, chính quyền địa phương đã vào cuộc, thế nhưng đó chỉ là những ứng phó tạm thời.

Ngôi đình trăm năm tuổi có thể sập bất cứ lúc nào

Đến xã Đình Chu vào những ngày này, đâu đâu người ta cũng bàn tán về ngôi đình của làng, khi mà nơi đã gắn bó với mình hơn 200 năm ấy có thể sập bất cứ lúc nào. Những trận mưa rào khiến cho ngôi đình ngày một xiêu vẹo, yếu ớt.

Đình Đình Chu xuống cấp nghiêm trọng.

Ngôi đình cổ đẹp nằm ngay trước UBND xã Đình Chu, chính vì vậy nó như một nỗi ám ảnh mà cả nhân dân và cán bộ ở đây ngày nào cũng phải nghĩ tới.

Nói đến đình làng, ông Hoàng Văn Kiệm, Chủ tịch UBND xã Đình Chu buồn bã nói: “Cũng là con dân ở đây, chúng tôi nhìn thấy đình làng mình như vậy đau lòng lắm chứ. Đình lại ngay trước ủy ban, ngày nào chúng tôi cũng nhìn thấy, vì kinh phí quá lớn mà chính quyền và nhân dân đành bất lực nhìn đình xuống cấp”.

Thấy người lạ về làng, người dân ở đây lại khấp khởi mừng, hy vọng đình làng mình được “cứu”. “Cũng có một vài đoàn về đây đo đạc, chụp ảnh nghiên cứu. Thế nhưng, họ đến rồi lại đi, đình làng vẫn còn đó chờ sập thôi.

Đấy, mấy hôm nay mưa suốt, làm sao mà chịu được nữa, chẳng mấy chốc mà đình làng tôi sập mất” – ông Nguyễn Kim Thiệp rưng rưng chỉ về phía ngôi đình Đình Chu. Hàng trăm năm nay, đình Đình Chu là niềm tự hào của người dân xã Đình Chu, là nơi tụ họp mỗi dịp lễ Tết.

Thế nhưng vài năm nay, nơi tôn nghiêm, thân thuộc ấy chẳng còn ai dám bén mảng tới bởi sự xuống cấp kinh hoàng của nó. Không chỉ người dân thấy xót xa, những chuyên gia, nhà nghiên cứu đến đây cũng phải lắc đầu tiếc nuối.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, trong một lần đến thăm đình Đình Chu thốt lên: “Sao một ngôi đình đẹp, bề thế, có giá trị nghệ thuật và lịch sử lại để xuống cấp khủng khiếp thế này. Từ trong đình nhìn lên thấy cả trời xanh!”.

Theo quan sát của phóng viên, ngôi đình Đình Chu làm theo kiến trúc kiểu chữ “J” gồm 2 tòa: Đại đình gồm 5 gian 2 dĩ có diện tích = 23,30 x 20,85m; tòa hậu hậu cung kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái. Mặc dù đình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn còn những mảng điêu khắc cổ thời Nguyễn tuyệt đẹp.

Đình Đình Chu còn được tiếp thu nghệ thuật kiến trúc Hậu Lê, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa song hấp dẫn. Bộ khung đại đình bề thế vững chắc gồm 6 vì kèo chính là phần kết cấu của hai mái hồ được liên kết chặt chẽ, tạo nên sự bề thế hiếm ngôi đình nào có được.

Chính vì giá trị lịch sử, nghệ thuật, năm 1996, đình Đình Chu được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VH- TT & DL) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

Nhận được bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia chưa lâu, đình Đình Chu đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, đặc biệt là phần mái. Có rất nhiều mảng đã xô sạt, nóc trái đã có mảng tụt ngói, mỗi khi có mưa, toàn bộ lượng nước trên bờ nóc máng xối xả tràn xuống lòng đình. Nhiều xà dầm do ngấm nước lâu ngày đã mục mủn và dần rơi rụng gây nguy hiểm.

Ông Nguyễn Kim Thiệp chia sẻ: “Cứ tình hình này chẳng mấy mà đình làng tôi sập xuống. Chúng tôi là người dân chẳng biết làm thế nào cả. Chẳng lẽ đình đẹp thế này để nó sập hẳn rồi nhân dân xây lại? Cứ nhìn thấy thế mà chúng tôi như đứt từng khúc ruột”.

Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đánh giá về đình Đình Chu: “Phải cứu cho bằng được chứ để mái thủng thế này, nước mưa vào hủy hoại nội thất luôn. Đình này gắn với thôn Đình Chu, sức mạnh của đình còn trong tinh thần dân làng nữa. Khi tiếp cận, tôi xót xa lắm, nếu có thể thì sao không cứu nó”.

Chính quyền địa phương bất lực, đình vẫn bị lãng quên

Là con dân của làng, cán bộ chính quyền địa phương cũng lo lắng, xót xa khi nhìn đình làng mình ngày một xuống cấp. Hàng loạt cuộc họp của chính quyền địa phương, hàng trăm cuộc họp dân để bàn phương án chống đỡ.

Thế nhưng ai cũng biết một điều, đây là di tích cấp quốc gia, muốn sửa chữa, trùng tu phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của Luật Di sản, phải có quy trình cụ thể. Khó khăn nữa mà người dân thấy bất lực, đó là kinh phí.

Ông Kiệm cho biết: “Dân chúng tôi chủ yếu làm nông nghiệp, nếu đóng góp để trùng tu đình thì cũng chỉ giới hạn phần nào. Chứ không thể bỏ ra 100% kinh phí trùng tu được”.

Ông Nguyễn Duy Minh, Bí thư Đảng ủy xã Đình Chu ngao ngán nói với chúng tôi, từ năm 2013, mọi phương án cứu đình dường như vẫn chỉ dậm chân tại chỗ.

Mặc dù đã có rất nhiều văn bản báo cáo về việc đình xuống cấp, đã có rất nhiều đoàn trong ngành văn hóa về nghiên cứu, đo đạc nhưng chưa thấy động thái tích cực nào từ các cơ quan có thẩm quyền.

Ông Minh chia sẻ: “Trên thực tế, cách đây 3 năm, tỉnh đã có Quyết định số 476/QĐ-CT ngày 18-2-2013 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích đình Đình Chu với tổng kinh phí 18,433 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện trạng đình thì vẫn vậy, chưa được sửa chữa”.

Điều khiến nhiều người thấy bất ổn là khi đình Đình Chu bị “bỏ rơi” một cách đáng thương, tiêu điều trong khi hàng loạt trụ sở chính quyền được xây dựng mới ngay bên cạnh.

Một người dân bức xúc: “Ngay bên phải lối vào đình có hai hội trường được xây dựng. Bên trái, bên phải đình đều có những công trình mới xây dựng trên khuôn viên lân cận với đình. Như vậy chẳng phải đình làng tôi bị lãng quên một cách không thương tiếc hay sao?”.

Với những hiện trạng của đình Đình Chu, nhiều người liên tưởng tới công trình khủng của tỉnh Vĩnh Phúc, đó là Văn Miếu, xây dựng hàng trăm tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Bình cho rằng: “Văn Miếu xây nguy nga như vậy nhưng thực tế chưa biết sẽ thờ ai. Hay Đình Chu đang dột nát như vậy, để tránh mùa mưa bão khắc nghiệt này, bà con rước Thành hoàng làng vào Văn Miếu đó để thờ?”.

Ông Hoàng Văn Kiệm, Chủ tịch UBND xã Đình Chu cho biết: “Năm 1974, nhân dân trong xã cũng đã từng đóng góp và sửa chữa nhưng từ đó đến nay, đình đã xuống cấp nghiêm trọng.
Chủ tịch UBND xã Đình Chu bất lực kể lại sự xuống cấp của ngôi đình.
Sau khi chính quyền xã nhiều lần có đơn gửi lên huyện, tỉnh xin trùng tu, năm 2013, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định hỗ trợ đầu tư trùng tu di tích quốc gia. Bản thân địa phương cũng đã kêu gọi nhân dân quyên góp trùng tu đình nhưng số tiền đó chẳng thấm vào đâu. Giờ đây, hiện trạng ngôi đình xuống cấp quá trầm trọng, phần mái tụt hết, dui, mè, kèo, cột, đòn tay cũng bị mối mọt hầu hết. Một số cột chính, kèo lớn cũng xuống cấp, khi mưa sẽ dầm lên toàn bộ mái. Chính quyền địa phương cũng chỉ biết khắc phục bằng cách dùng bạt che phủ toàn bộ mái đình. Tuy nhiên, nếu gặp phải những trận gió lớn thì bạt cũng sẽ bị thổi tung. Chúng tôi thực sự rất mong muốn được các cơ quan từ huyện, tỉnh, Trung ương giúp đỡ, kết hợp với nguồn vốn nhân dân đóng góp để trùng tu ngôi đình. Ngôi đình nằm ngay trước cửa ủy ban, hằng ngày chứng kiến ngôi đình xuống cấp, chúng tôi thực sự rất trăn trở và đau lòng”.

Đình làng Đình Chu thờ 18 đời vua Hùng, với tòa Đại Đình và 2 Hậu cung. Tòa Đại Đình này dàn ngang bề thế, với bộ mái xòe rộng. Đường bờ nóc tòa Đại Đình đều được gắn linh vật với tạo hình sinh động. Trong khi đó, tòa Hậu cung thông thoáng ánh sáng tự nhiên. Mái có bố cục hình tượng mặt trời Trong đình, nhiều mảng chạm khắc gỗ từ thế kỷ 19. Đình còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: một cuốn ngọc phả viết bằng chữ Hán, sắc phong vào năm Gia Long nhị niên (1803), các sắc phong triều Tự Đức, Minh Mạng, Thiệu Trị…

Phong Anh

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文