Vang mãi chiến công của Đội cảm tử Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ

08:15 17/08/2020
Không chỉ nhân dân địa phương mà cả nước vô cùng thương tiếc, cảm phục trước hành động anh hùng của tập thể Đội cảm tử quân thuộc Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ vào sáng 12/11/1945. Những năm 1945-1946 ở Hà Tĩnh, Hà Nội, Sài Gòn… đã có những đường phố, trường học, chợ... được đặt tên các chiến sĩ yêu nước tham gia hoạt động cách mạng như: Lê Bình, Nhật Tảo, Trần Chiên…

Trận đánh đó quan ba Rouen bị trọng thương, được đưa về Sài Gòn điều trị. Sau ngày bình phục, Rouen đã viết trên báo Nhân đạo – Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp: “Mặt trận Cái Răng do những thanh niên Việt Nam - rất trẻ - chỉ huy. Họ tấn công vào Tổng hành dinh của chúng tôi tại chợ Cái Răng. Tôi đã được cứu sống và lương tâm được thức tỉnh. Tôi thấy rõ chính nghĩa và tinh thần dũng cảm của một dân tộc mà trước đây tôi xem thường. Với khẩu súng thô sơ, họ xung phong quả cảm; không nao núng trước hàng loạt đạn liên thanh của chúng tôi quét vào họ. Tôi thấy họ hùng dũng tiến lên bắn nhanh về phía chúng tôi... Tôi sẽ vận động nhân dân Pháp cùng với chúng tôi ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam sớm thành công...”.

Không chỉ nhân dân địa phương mà cả nước vô cùng thương tiếc, cảm phục trước hành động anh hùng của tập thể Đội cảm tử quân thuộc Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ vào sáng 12/11/1945. Những năm 1945-1946 ở Hà Tĩnh, Hà Nội, Sài Gòn… đã có những đường phố, trường học, chợ... được đặt tên các chiến sĩ yêu nước tham gia hoạt động cách mạng như: Lê Bình, Nhật Tảo, Trần Chiên.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà truyền thống Công an TP Cần Thơ vào ngày 4/3/-2017.

Chợ Cái Răng được gọi là chợ Lê Bình. Một đơn vị hành chính của quận Cái Răng (TP Cần Thơ) được mang tên phường Lê Bình. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cái Răng đã lập Đài tưởng niệm chiến công của các đồng chí Đội cảm tử quân thuộc Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ… Và còn lưu mãi câu ca dao:

Hỡi ai qua chợ Lê Bình

Nơi đây có máu hy sinh Anh hùng

Quyết thù, không đội trời chung

Với quân cướp nước

hung hăng bạo tàn...

Đầu tháng 11/1945, Đội cảm tử quân thuộc Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ (tiền thân của Công an Cần Thơ), được thành lập với 6 đồng chí là Lê Bình (Trưởng Quốc gia tự vệ cuộc chỉ huy), Bùi Quang Trinh, Trần Chiên, Lê Nhật Tảo, Cao Minh Lộc, Trần Hữu Nghi.

Trang bị của Đội lúc này chỉ có súng ngắn, dao găm, mã tấu tự tạo và một số lựu đạn. Là cửa ngõ phía Nam thị xã Cần Thơ (nay là TP Cần Thơ), có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, thị trấn Cái Răng (nay là phường Lê Bình, quận Cái Răng) được quân Pháp sử dụng để xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ từ xa. Đồng thời, làm bàn đạp đánh phá các cơ sở cách mạng.

Trụ sở Ban Chỉ huy đại đội do quan ba Rouen chỉ huy được lập tại thị trấn. Thấy rõ âm mưu ý đồ của kẻ địch, Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Cần Thơ quyết định giao cho lực lượng vũ trang và Quốc gia tự vệ cuộc phải tổ chức đánh địch trận phủ đầu với yêu cầu là gây chấn động về quân sự đối với quân xâm lược Pháp và bọn tay sai.

Sau khi nhận được chỉ thị của Tỉnh ủy Cần Thơ, đồng chí Lê Bình (quê huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), Trưởng Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ họp bàn với các đồng chí trong Đội cảm tử quân và thống nhất thực hiện chiến thuật “Hóa trang kỳ tập” để đánh địch. Quy định nổ súng vào sáng sớm 12/11/1945 vì đây là thời điểm bọn địch dễ sơ hở, chủ quan nhất.

Sáng 12/11/1945, Đội cảm tử quân gồm các đồng chí: Bùi Quang Trinh, Cao Minh Lộc, Lê Nhật Tảo, Trần Chiên, Trần Hữu Nghi do đồng chí Lê Bình chỉ huy, vào vai những Hoa kiều, dùng 2 chiếc ghe chở đầy mía, gạo, trái cây và thịt heo, chèo từ hướng Phong Điền về thị trấn Cái Răng. Ngay sau khi 2 chiếc ghe cập bến Cái Răng, lúc này chợ đông đúc, các đồng chí nhanh chóng khiêng heo vào sân sở chỉ huy Pháp với lý do xin giấy phép để bán.

Khi vừa vào tới trong, cũng là lúc tên quan ba Rouen - chỉ huy đang trên lầu bước xuống. Nhanh như cắt, đồng chí Lê Bình rút súng ngắn bóp cò, tên quan ba ngã lăn xuống đất. Ngay lập tức các đồng chí Bùi Quang Trinh, Trần Chiên... rút súng ra cùng đồng chí Lê Bình xông lên tiêu diệt địch. Bên ngoài, khi nghe tiếng súng của đồng chí Lê Bình, các đồng chí Cao Minh Lộc, Lê Nhật Tảo nhanh chóng tiến vào bên trong phối hợp cùng đồng đội truy quét địch.

Sau đó, đồng chí Lê Bình tung lựu đạn và bắn diệt thêm một số tên khác. Bọn Pháp bị đánh bất ngờ, hoảng hốt, gần như bị tê liệt. Lợi dụng thời cơ, đồng chí Lê Bình vừa ra hiệu cho các đồng chí Bùi Quang Trinh, Cao Minh Lộc khống chế những tên còn lại, vừa lao ra cột cờ, hạ lá cờ Pháp, kéo lên cao lá cờ đỏ sao vàng của ta...

Sau khi bị quân Pháp phản công, đồng chí Lê Bình và đồng chí Bùi Quang Trinh anh dũng hy sinh. Các đồng chí Cao Minh Lộc, Lê Nhật Tảo, Trần Chiên tiếp tục chiến đấu, lợi dụng từng địa hình, từng vách nhà và những vật cản để tiêu diệt thêm nhiều tên địch đến viên đạn cuối cùng. Tuy đồng chí Lê Bình và các đồng đội đã ngã xuống, nhưng chiến công gây được tiếng vang trên khắp ba miền đất nước, làm chùn bước thực dân Pháp ở Đông Dương…

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ, chia sẻ: “Đây là trận đánh đầu tiên của lực lượng vũ trang Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ (tiền thân của Công an Cần Thơ) đánh thẳng vào bọn xâm lược Pháp và tay sai giữa ban ngày, rất táo bạo, mưu trí và vô cùng dũng cảm. Một chiến công vô cùng oanh liệt trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Trận đánh đã đạt được 2 yêu cầu đề ra của Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Cần Thơ. Nhiều tờ báo trong nước và nước ngoài đã đăng tải những bài tường thuật ca ngợi lòng dũng cảm, mưu trí, táo bạo, sự hy sinh cao cả của Đội cảm tử quân, tạo được lòng tin của nhân dân vào sự tất thắng của cách mạng.”… 

Ngày 3/8/1993, đồng chí Lê Bình được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân (LLVTND). Đến ngày 1/3/2010, Chủ tịch nước ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Đội cảm tử quân thuộc Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ. Nơi diễn ra trận “Hóa trang kỳ tập” của Đội cảm tử Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ năm 1945 trở thành Khu di tích lịch sử cấp thành phố, với tên đầy đủ là “Địa điểm chiến thắng của Đội cảm tử - Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ năm 1945”, tọa lạc tại phường Lê Bình, quận Cái Răng (TP Cần Thơ).

Đây là nơi ghi dấu chiến công đầu tiên mang tầm vóc lịch sử của lực lượng Công an Cần Thơ nói riêng và CAND Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã được UBND TP Cần Thơ quyết định xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố vào ngày 6/6/2006.

Cuối năm 2016, UBND TP Cần Thơ giao cho Công an TP Cần Thơ thực hiện cải tạo, trùng tu sửa chữa địa điểm chiến thắng của Đội cảm tử - Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ thành Nhà truyền thống Công an Cần Thơ.

Ngày 4/3/2017, Công an TP Cần Thơ long trọng tổ chức lễ khánh thành Nhà truyền thống Công an Cần Thơ. Đây là sự kiện nhằm tưởng nhớ, tri ân công ơn, sự cống hiến quên mình vì độc lập tự do cho Tổ quốc của tập thể Đội cảm tử quân thuộc Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ. 

Văn Đức

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ Công an đã công bố và trao quyết định cho các sĩ quan Tổ công tác số 6 đi thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ MINUSCA ở Cộng hoà Trung Phi. Đây là phái bộ vũ trang của Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời là phái bộ mới, lần đầu tiên Bộ Công an triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình (GGHB) thực hiện nhiệm vụ… Dấu mốc quan trọng này khẳng định vị thế, vai trò của lực lượng Công an trên trường quốc tế nói chung và lĩnh vực GGHB nói riêng.

Các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Xiếc quốc tế lần thứ III tại TP Almaty, Kazakhstan, đồng thời được trao giải Đặc biệt tại Liên hoan nghệ thuật Xiếc thế giới IDOL 2025.

Việc xe khách sử dụng phù hiệu hết hạn hay bị thu hồi phù hiệu mà vẫn cố tình hoạt động là một vấn đề nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro và vi phạm pháp luật. Mới đây nhất, vụ tai nạn xe khách thương tâm xảy ra tại Hà Tĩnh khiến 10 người tử vong lại một lần nữa đòi hỏi cơ quan chức năng nhìn lại vấn đề này, cần sớm đưa ra những giải pháp chặt chẽ để ngăn các nguy cơ tiềm ẩn.

Trung Quốc vừa công bố ý tưởng thành lập một "tổ chức hợp tác trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới", với trụ sở tại Thượng Hải nhằm thúc đẩy phối hợp toàn cầu về quản trị AI. Kế hoạch trên được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đưa ra tại Hội nghị AI thế giới (WAIC) 2025 diễn ra hôm 26/7 ở Thượng Hải.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm qua (27/7), khu vực Bắc Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ như trạm Bắc Mê (Tuyên Quang) 39 độ; trạm Chợ Rã (Thái Nguyên) 36,8 độ; Bảo Lạc (Cao Bằng) 36,4 độ; Sơn Động (Bắc Ninh) 37,3 độ…

Chiều 27/7, tại tỉnh Songkhla (Thái Lan), nữ vận động viên Nguyễn Ngọc Huyền cùng các đồng đội đã thi đấu xuất sắc trong trận chung kết nội dung 4 người Giải vô địch Cầu mây thế giới (Giải vô địch Cầu mây thế giới 2025 (King's Cup 2025)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.