3 lần vinh dự được gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn

08:07 06/04/2017
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã 4 lần về thăm quê hương tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành (Triệu Phong, Quảng Trị). Nhiều cán bộ và người dân may mắn được gặp Tổng Bí thư, nghe ông trò chuyện và dặn dò. Với họ, đó là những kỷ niệm thật đẹp đẽ, không thể nào quên trong cuộc đời...

Chúng tôi về làng Hậu Kiên gặp ông Nguyễn Đính, người đã may mắn được 3 lần gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn, khi ông về thăm quê. Ông Đính vui vẻ tiếp chuyện khách và cho biết, vừa tham gia chương trình phát thanh trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam, nói về Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Khi chúng tôi hỏi về những kỷ niệm được gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông Đính bồi hồi nhớ lại. “Năm 1977, tôi lúc đó làm Ủy viên thư ký (phụ trách lĩnh vực văn hóa- xã hội và giao thông, thủy lợi), kiêm B trưởng B cơ động (giống với Xã đội trưởng bây giờ) của UBND xã Triệu Thành, nên nhiệm vụ của tôi lúc đó là trực và chỉ đạo trực bảo vệ Tổng Bí thư, từ trước lúc Tổng Bí thư về thăm quê 3 ngày. Sau khi tổ chức và triển khai lực lượng làm nhiệm vụ, tôi nằm 3 ngày đêm ở chân cầu Sãi, điểm đầu mối giao thông vào khu vực Triệu Thành bấy giờ. Đây vừa thuận lợi cho việc theo dõi tình hình, vừa có thể quan sát, chỉ đạo anh em tại các điểm, chốt trực trên địa bàn làm nhiệm vụ”.

Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm hỏi bà con nhân dân xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong. (Ảnh tư liệu).

Ông Đính kể tiếp rằng, khi ông đang trực bảo vệ Tổng Bí thư Lê Duẩn ở vòng ngoài thì bất ngờ nhận được lệnh vào vòng trong. Vào vòng trong rồi thì bất ngờ hơn khi được các cận vệ dẫn vào gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn ở ngôi nhà lưu niệm bây giờ. Ông lễ phép cúi chào Tổng Bí thư Lê Duẩn và được đáp trả bằng nụ cười rất đôn hậu. “Bác được biết cháu là Ủy viên thư ký phụ trách giao thông, thủy lợi, nên gọi cháu vào để hỏi, cho ý kiến làm thế nào để kênh mương ở ta có thể dẫn nước tốt hơn, tưới đủ cho cả cánh đồng lúa, hoa màu trên địa bàn thường xuyên hơn. Chứ Bác nghe nói, thủy lợi của mình đây còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết, thiên nhiên”.

Ông trả lời Tổng Bí thư Lê Duẩn, nếu nâng cấp công trình kênh mương và nạo vét sông ở khu vực đầu nguồn thì có thể cho một lượng nước lớn hơn, thường xuyên hơn cho đồng ruộng. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài, cần phải có công trình thủy lợi lớn để tích nước và xả nước tưới, tiêu những lúc cần, thì mới đảm bảo sản xuất và đời sống của bà con được. Tổng Bí thư Lê Duẩn lắng nghe, rồi bảo: “Phải, cái này phải được bàn sâu hơn. Bác cảm ơn cháu!”.

Ông Đính tự hào và xúc động kể về những lần được gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Lần thứ 2, vào năm 1981, lúc đó ông Đính đã 33 tuổi, làm Chủ tịch xã Triệu Thành, nên được gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn để báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn. Lúc này, đập thủy lợi Nam Thạch Hãn đã được xây dựng tới năm thứ 4, nghĩa là ngay sau khi Tổng Bí thư Lê Duẩn trở về thăm quê lần thứ nhất năm 1977, thì đến năm 1978, con đập lịch sử này đã được tiến hành xây dựng, với mục đích giúp đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội của khu vực toàn huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị.

Sau chuyến thăm quê lần thứ 2, Tổng Bí thư Lê Duẩn trở ra Hà Nội, chỉ đạo cho huyện Đông Cao, tỉnh Thái Bình tổ chức kết nghĩa, giúp đỡ Triệu Thành cách làm ăn hiệu quả. Nhờ sự giúp sức của huyện Đông Cao, xã Triệu Thành lúc đó đã thành lập Hợp tác xã (HTX) tiểu thủ công nghiệp Hậu Kiên, chuyên về nghề dệt chiếu cói do HTX chiếu cói Đông Cao, Thái Bình truyền lại.

“Tổng Bí thư Lê Duẩn về thăm quê lần thứ 3 vào năm 1983. Tôi lúc đó đang được cử đi học chính trị ở Hà Nội nên không được gặp Người. Rồi lần thứ 4 vào năm 1985, tức sau cơn bão lịch sử ở Quảng Trị, nhà cửa của bà con lúc đó đã bị gió lớn tàn phá rất nặng nề, đồng ruộng bị hư hại, mất trắng hoàn toàn do nước lụt sau bão. Tổng Bí thư đã thăm hỏi, động viên bà con vượt qua khó khăn, không được nản chí, bởi địch lớn mạnh ta còn đánh thắng, huống gì thiên tai ta cũng phải có cách khắc phục, ứng phó hiệu quả…”, ông Đính tâm sự

Sau hơn 30 năm, ông Đính vẫn còn nhớ như in lời dặn của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đó là những lời dặn dò đầy nghĩa tình trong cuộc sống, kiên trì, mạnh mẽ, và sáng tạo trước mọi khó khăn, để dựng xây nên một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh cho mọi thế hệ, mọi tầng lớp được thụ hưởng, kế thừa và đời đời còn nguyên giá trị.

Phan Thanh Bình

Theo Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, kết quả xét nghiệm nước tiểu của nữ bệnh nhân 67 tuổi ở Thanh Hoá vào nhập viện trong tình trạng hôn mê phát hiện chất độc strychnin. Chất độc này cũng được tìm thấy trong gói bột thuốc người bệnh sử dụng.

Tôi về quê vào những ngày cuối năm, trên chuyến xe chật ních những người, lòng dâng lên một cảm xúc xốn xang, bồi hồi khó tả. Bao nhiêu năm trôi qua với niềm nhớ thương da diết, Tết quê nhà trong tim tôi vẫn luôn dung dị, bình yên với khói chiều cuối năm bảng lảng, ngày cuối Chạp bóng nắng hắt lên lũy tre làng xanh biêng biếc, bầy chèo bẻo đậu trên nhánh cây bạch đàn tao tác gọi bạn.

Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023; chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tỉnh Khánh Hòa.

Tối 4/1, tại Quảng trường 10-3, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công an, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) - Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức Chương trình “Người truyền lửa” năm 2025 với chủ đề “Lửa ấm Cao Nguyên”.

Sau hơn 1 tháng trao đổi với chúng tôi về những vụ việc có dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Phân hiệu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (Phân hiệu) thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, ngày 30/12/2024 ông Hà Tài Sáu, Giám đốc Phân hiệu đã có văn bản trả lời xung quanh những vấn đề này…  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文