70 năm “vườn ươm đặc biệt” những “hạt giống đỏ” miền Nam trên đất Bắc

07:00 26/10/2024

Việc đưa hơn 3 vạn thiếu nhi, học sinh miền Nam ra Bắc và thành lập hệ thống các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc từ 1954 đến 1975 là một chủ trương lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ thể hiện tầm nhìn sáng suốt mà còn nói lên tình cảm cao quý của Bác Hồ, của Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc đối với con, em đồng bào chiến sĩ miền Nam thân yêu.

Cách đây đúng 70 năm, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân pháp kết thúc bằng Hiệp định Geneva, lấy vĩ tuyến 17 với sông Bến Hải làm ranh giới tạm thời để hai bên chuyển quân và sau hai năm sẽ có Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Nhưng với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã dự cảm rằng công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước có thể còn lâu dài và gian khổ. Vì vậy, cùng với việc chuyển bộ đội và cán bộ kháng chiến tập kết cần phải đưa một số lượng không nhỏ thiếu nhi, học sinh là con em CBCS ra Bắc để chăm sóc, đào tạo, sau này trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng lại miền Nam, tái thiết đất nước. Mặt khác, các CBCS cách mạng còn ở lại miền Nam cũng sẽ yên lòng chiến đấu khi biết rằng con em mình đang ở trong “vòng tay” của Bác Hồ và đồng bào miền Bắc, được chăm sóc chu đáo, được học hành bài bản.

Từ cuối năm 1954 đến đầu năm 1955, hàng chục ngàn thiếu nhi, học sinh từ Quảng Trị đến Cà Mau và vùng Tây Nguyên, bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó hơn 20.000 học sinh đi bằng đường biển từ các cảng Cà Mau, Sài Gòn, Vũng Tàu và Quy Nhơn cập bến các cảng cửa Hội (Nghệ An), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quý Cao (Thái Bình) và nhiều nơi khác. Riêng tại cảng Sầm Sơn, Thanh Hóa đã đón tiếp gần 2 ngàn thương bệnh binh, hơn 47 ngàn CBCS và 6 ngàn thiếu nhi, học sinh miền Nam.

Học sinh Trường phổ thông cấp I số 18 (1956) - Ảnh lấy từ tư liệu Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Ngay từ lúc bước chân lên đất Bắc, bộ đội, cán bộ và thiếu nhi học sinh miền Nam đã vô cùng xúc động trước sự đón tiếp nồng nhiệt và ấm áp của đồng bào miền Bắc. Thời kỳ đầu học sinh miền Nam được phân về ở nhờ nhà dân tại các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Đông, Sơn Tây. Dù điều kiện kinh tế nghèo khó trong hoàn cảnh thời chiến, song các em học sinh luôn được gia đình, đồng bào miền Bắc nuôi dưỡng, nhường cơm sẻ áo, chăm lo như con, em trong nhà.

Ngày 18/1/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định thành lập các trường Học sinh miền Nam nội trú, một mô hình đào tạo đặc biệt với những chính sách ưu tiên đặc biệt cho con em miền Nam. Những giáo viên ưu tú còn rất trẻ được lựa chọn cùng với các cô, chú y tá, bảo mẫu, cấp dưỡng có tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao, chấp nhận rời gia đình vào ăn ở sinh hoạt trong trường nội trú, thay mặt cha, mẹ nuôi dạy các cháu. Học sinh miền Nam được hưởng chế độ chu cấp đặc biệt, được ăn no mặc ấm và điều kiện học tập tốt nhất lúc bấy giờ.

Khi chiến tranh ở miền Nam bước vào giai đoạn ác liệt, từ năm 1964 đến 1975, hơn 10.000 thiếu nhi, học sinh miền Nam là con liệt sĩ và CBCS đang chiến đấu ở miền Nam được đưa ra miền Bắc, chủ yếu đi bộ vượt dãy Trường Sơn theo đường giao liên quân sự và vào học ở các trường học sinh miền Nam. Tổng số hơn 32.000 thiếu nhi, học sinh ra Bắc được nuôi dạy ở 28 trường học sinh miền Nam tại nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc, đông nhất là ở các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Hà Đông, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Học sinh miền Nam ở Hải Phòng và Chương Mỹ, Hà Đông vô cùng vui mừng và xúc động khi được Bác Hồ về thăm vào năm 1959 và 1962. Bác đi kiểm tra khu vệ sinh và khu nhà ăn trước khi lên hội trường trong tiếng vỗ tay reo hò chào đón của các thầy, cô giáo và hàng ngàn học sinh miền Nam.

Các thế hệ học sinh miền Nam luôn ghi nhớ những lời dặn dò của Bác là phải đoàn kết, đoàn kết giữa học sinh các vùng miền, đoàn kết với thiếu nhi và đồng bào miền Bắc, phải luôn nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành người tốt, học đi đôi với hành. Vâng lời Bác, các thầy cô giáo đã đào tạo học sinh miền Nam toàn diện, trước hết là học làm người, rèn luyện nhân cách, đặc biệt là tính trung thực, lòng biết ơn, ý thức tập thể và sự dấn thân cho công việc chung.

Từ năm 1964, khi Mỹ đổ quân vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, hàng trăm học sinh miền Nam vừa tốt nghiệp cấp 3 đã lên đường vào Nam chiến đấu. Vài năm sau đó, hàng ngàn học sinh miền Nam tốt nghiệp đại học, nhất là các ngành y dược, sự phạm, thông tin liên lạc tiếp tục trở về miền Nam chiến đấu giải phóng quê hương. Rất nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ mãi mãi là những tấm gương cho thế hệ trẻ cả nước, đặc biệt là cho học sinh miền Nam noi theo. Những học sinh miền Nam ở lại miền Bắc hoặc tốt nghiệp đại học ở nước ngoài về tiếp tục vào Bộ đội, Công an và các ngành thiết yếu, tham gia chống chiến tranh phá hoại miền Bắc và xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh để chi viện cho miền Nam.

Ngay từ những ngày tháng đầu khi miền Nam được giải phóng, đa số học sinh miền Nam đã trưởng thành trở về miền Nam, tham gia tiếp quản và xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, trở thành một đội ngũ cán bộ chủ chốt hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986, các thế hệ học sinh miền Nam tiếp tục nỗ lực, tận tụy và sáng tạo trong nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước. Nhiều đồng chí trở thành nhà khoa học, nhà giáo, văn nghệ sĩ nổi tiếng, nhiều doanh nhân thành đạt, các tướng lĩnh trong Quân đội, Công an... Đặc biệt, nhiều đồng chí trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương và nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc đưa hơn 3 vạn thiếu nhi, học sinh miền Nam ra Bắc và thành lập hệ thống các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc từ 1954 đến 1975 là một chủ trương lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ thể hiện tầm nhìn sáng suốt mà còn nói lên tình cảm cao quý của Bác Hồ, của Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc đối với con, em đồng bào chiến sĩ miền Nam thân yêu. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá: “Đây là vườn ươm đặc biệt, ươm những hạt giống quý báu vào bậc nhất mà Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc đã dành cho miền Nam trong những ngày gian khó”. Có thể khẳng định rằng cuộc dịch chuyển thiếu nhi, học sinh quy mô nhất lịch sử được đánh giá là thành công trên cả 3 phương diện: Rèn luyện con người, mô hình giáo dục và chiến lược đào tạo dài hạn.

Thiếu nhi, học sinh miền Nam ra Bắc đa số không có cha mẹ cùng đi hoặc là con liệt sĩ, xa gia đình từ lúc tuổi thơ với dặn dò ra Bắc gặp Bác Hồ nhớ vâng lời Bác để học tập rèn luyện nên người. Vì vậy, học sinh miền Nam có tình cảm rất đặc biệt với Bác Hồ trong suốt cuộc đời mình. Những lần Bác về thăm các trường học sinh miền Nam hoặc được gặp Bác trong Phủ Chủ tịch các cháu ào vào ôm Bác, như ôm một người ông hiền từ và vô cùng kính yêu, một tình cảm rất sâu nặng và thiêng liêng. Những lời dạy bảo của Bác Hồ cùng với lòng biết ơn vô hạn với Bác, Đảng và nhân dân miền Bắc là hành trang quý báu để mỗi học sinh miền Nam nỗ lực hết mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Hoàng Phong

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

Ngày 13/4, Công an phường 2, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã hoàn tất các thủ tục để chị Phan Thị Thanh Ngọc, cán bộ Phòng NN&MT TP Bảo Lộc trả lại 3,5 tỷ đồng cho một người phụ nữ ở tỉnh Thái Bình do chuyển nhầm.

Các cuộc đối thoại cấp cao giữa Iran và Mỹ tại Oman hôm 12/4 (giờ địa phương) đã diễn ra "tích cực" và "mang tính xây dựng", với tuyên bố từ cả hai bên về triển vọng tiếp tục đối thoại vào tuần tới, Reuters đưa tin.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, Công an TP Hà Nội đã chính thức tiếp nhận bốn nhiệm vụ quan trọng từ các sở, ngành. Đây không chỉ là sự mở rộng về chức năng, mà còn thể hiện quyết tâm của lực lượng Công an Thủ đô trong việc cải cách hành chính, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (13/4), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Sau hơn 2 năm ì ạch trong việc giải phòng mặt bằng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đến nay công tác này đã cơ bản hoàn thành. Đây thực sự là “sản phẩm” lớn đạt được khi cả hệ thống chính trị của địa phương cùng vào cuộc một cách quyết liệt trong thời gian rất ngắn.

Trước khi chờ “gói giải cứu” trị giá 8 tỷ đồng, mặt sân Mỹ Đình xuống cấp thấy rõ. Vô hình trung, đây trở thành “hiểm địa” có thể dẫn đến chấn thương từ nặng đến rất nặng với các cầu thủ.

Mặc dù là hai ông chủ đích thực của Hacofood Group và Rance Pharma cùng các công ty trong hệ sinh thái này, nhưng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã chuyển giao cho Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Văn Tú làm người đại diện pháp luật. Thực tế, Cường và Hà là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm.

Năm 2025, Ban chỉ đạo (BCĐ) 138 tỉnh Quảng Ngãi xác định Ba Xa, huyện Ba Tơ là địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội (TTATXH). Địa phương này nằm cách trung tâm huyện lỵ Ba Tơ 27km, với phía Tây giáp huyện Kon Plông (Kon Tum) và phía Nam giáp huyện KBang (Gia Lai); có 7 thôn, với 1.392 hộ, 5.451 khẩu trong đó trên 97% dân số là đồng bào dân tộc Hre.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文