Ba đời mê sách cổ

19:51 02/08/2011
Về Công Thành (Yên Thành, Nghệ An) hỏi nhà cụ Trần Khắc Hiêng, không ai không biết, bởi người dân nơi đây vẫn coi ông như là bậc đức rộng, tài cao ở quên hương...

Là một nông dân nhưng ông lại có thú chơi sách và am hiểu tận tường về những quyển sách chữ Hán, chữ Nôm hơn ai hết. Rót ly nước chè xanh đãi khách, ông lão 88 tuổi chia sẻ: "Trước đây ông nội tôi và bố tôi là những người có học vị trong xã hội. Người thì giúp vua giúp nước, người thì bốc thuốc chữa bệnh, về sau tôi có điều kiện học tập và được trang bị kiến thức về chữ Hán, chữ Nôm rất căn bản". Ông cho biết thêm, cũng chính vì lẽ đó nên quyển nào viết bằng Hán hay Nôm ông đều hiểu và dịch rất thành thạo.

Cho đến nay, cụ Hiêng vẫn còn lưu giữ được những quyển sách cổ được viết cách nay 200 đến 300 năm bao gồm nhiều lĩnh vực và nội dung khác nhau. Năm 2007, vì sợ về già không bảo lưu nổi sách cũng như biến động của thời tiết nên cụ Hiêng đã hiến tặng 102 quyển cho Thư viện tỉnh Nghệ An. Trong đó có nhiều quyển quý hiếm và thuộc loại "có một không hai" như Tứ thư, Ngũ kinh, Khang Hy từ điển, Hoàng Lê nhất thống chí, đặc biệt 49 tấm khắc gỗ về Kinh dịch, Kinh phật thuộc loại cổ nhất hiện nay. Ngoài ra cụ còn lưu giữ được giá sách, bút, nghiên mực, son… đều có tuổi đời trên 100 năm.

Chia sẻ về những pho sách, cụ Hiêng tự hào: "Những quyển sách cổ là do ông, cha để lại nên có rất nhiều quyển ngang bằng tuổi ông nội tôi, thậm chí còn nhiều tuổi hơn. Về sau, vì đam mê cũng như muốn gìn giữ nên tôi đã đi tìm và sưu tầm thêm rất nhiều loại". Hiện tại cụ Hiêng vẫn còn giữ lại cho riêng mình 16 quyển xem như thành quả của cuộc đời.

Ngày lại ngày trôi qua, không chỉ gắn với nghiệp ruộng vườn, cụ Hiêng còn mày mò dịch những quyển sách chữ Hán, chữ Nôm để giúp người đời sau hiểu về nội dung trong lớp "mật mã".

Chia sẻ với chúng tôi về dịch thuật, cụ Hiêng hồ hởi: "Đối với những quyển chữ Hán hay chữ Nôm, tôi có thể dịch thành thạo mà không cần từ điển". Cụ cho biết thêm, cách đây mấy năm, có mấy ông giáo ở TP Vinh do không thể dịch nổi sách chữ Hán nên đã tìm về nhờ ông dịch hộ. Gần đây nhất, có một gia đình ở huyện Diễn Châu cũng mang sách lên nhờ dịch. "Họ cho rằng đó là quyển sách lâu đời không còn cần thiết nhưng thử dịch để biết nội dung nói gì. Khi tôi dịch ra thì đó là quyển Di chúc quan Thượng Kiêm họ Hoàng nên mọi người rất lấy làm tự hào…" - cụ Hiêng chia sẻ.

Những quyển sách quý có tuổi đời hàng trăm năm vẫn được cụ Hiêng gìn giữ và bảo quản nguyên vẹn.

Không những dịch sách, cụ còn là người giải mã những tấm bia đá cổ ở các đình chùa, các dòng họ, dòng tộc… Đối với những người trong thôn trong xóm thì việc dịch bia không mấy vất vả, tuy nhiên đối với những tấm bia đá ở nơi xa thì người muốn dịch phải đến đón cụ đi cùng. Kể cho chúng tôi nghe về thời trai trẻ đi dịch thuật, cụ rôm rả: "Hồi trước, mỗi khi có người ở xa nhờ đi dịch bia thì rất khó khăn. Vì không có xe, có đường như bây giờ nên có khi phải cơm đùm, cơm nắm đi từ khi tờ mờ sáng, bước bộ cả chục cây số mới tới được. Thế nhưng vẫn không đâu là không đi vì chính tôi cũng muốn biết trong những tấm bia ấy sẽ chứa điều gì".

Có lượng tri thức lớn về ngôn ngữ nên cụ được những người dân Công Thành phong biệt danh "từ điển sống". Có nhiều lớp con cháu vì muốn hiểu về Sắc Rồng của vua ban ngày xưa chứa những thông tin gì nên cũng mang đến nhờ cụ dịch hộ.

Am hiểu, không ngừng sưu tầm và gìn giữ sách cổ nên ngày ngày cụ vẫn thường cùng các bậc cao niên trong thôn đàm đạo. Về phần mình, cụ chỉ dịch sách như một thú vui và cố gắng truyền lại cho con cháu những gì cha ông nhắn gửi

Tuấn Anh

Những ngày gần đây, khu vực giáp ranh giữa địa phận thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh và xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển đất san lấp trái phép. Điều này đã gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong dư luận địa phương.

Con tàu HQ-561 rẽ sóng nước phương Nam, mang theo 176 đại biểu trong đoàn công tác số 7 đến với Trường Sa và nhà giàn DK1 – nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Khi đất liền lùi xa, trong tim mỗi người, đặc biệt là những CBCS CAND, dường như cùng ngân lên một nỗi niềm thiêng liêng: Tổ quốc ở nơi nào giữa trùng khơi sóng gió?

Sáng 19/4, tại xã Cư Yang, huyện Ea Kar, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp cùng UBND tỉnh Đắk Lắk đã khánh thành cụm công trình đầu mối dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng giai đoạn 1.

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, ngày càng xuất hiện nhiều thông tin xấu, độc trên không gian mạng (KGM), Công an tỉnh Quảng Nam rất chú trọng đến việc tạo ra các kênh tương tác, nhất là thành lập các Fanpage trên mạng xã hội, nổi bật là Fanpage “Công an Quảng Nam” nhằm “phủ xanh” môi trường mạng, kịp thời phản bác thông tin, quan điểm sai trái, xấu, độc.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP đến thời điểm này đã giải ngân được 3.403 tỷ đồng.

Từ tờ mờ sáng, đoàn công tác chúng tôi đã lên đường trong chuyến thiện nguyện “Hơi ấm vùng cao” tại địa bàn xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, một trong những địa bàn còn nhiều khó khăn của tỉnh Sơn La.

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho vòng chung kết giải futsal nữ châu Á 2025. Đây cũng là cơ hội để chúng ta mơ về vé dự World Cup futsal nữ.

Chiều 18/4, Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký Quyết định số 534 về việc truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho Thiếu tá, liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Quảng Ninh đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.