Hai mặt của nghề thu gom phế liệu

Thu gom phế liệu: Nghề đánh đu với thần chết

21:19 26/03/2016
Nghề thu mua phế liệu ẩn chứa nhiều rủi ro mà không phải người làm nghề nào cũng lường trước được. 


Không chỉ những thứ đồ được coi là vũ khí, vật liệu nổ như bom, mìn… mới có nguy cơ cháy, nổ cao mà trên thực tế, còn nhiều vật liệu khác cũng có thể gây hậu quả xấu bất cứ lúc nào. Đó là bình gas, bình khí dùng hàn cắt kim loại… còn có mặt ở khắp nơi. Trong khi công tác quản lý gần như bỏ ngỏ.

Vẫn còn những quả “bom nổ chậm”

Khu dân cư Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vốn là làng nghề truyền thống thu gom sắt vụn để nấu thép. Người làng nghề gom phế liệu, nguyên liệu sắt các loại từ nhiều địa phương về sản xuất, chế biến.

Nhiều năm trước, hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong khu dân cư còn sôi động hơn hiện nay rất nhiều. Trục chính đường làng luôn trong tình trạng ùn tắc. Hiện nay, nhiều xưởng sản xuất đã được gom lại trong cụm công nghiệp làng nghề.

Nhiều bình khí cũ để ven đường Đa Hội, phường Châu Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh gây nguy hiểm đến an toàn cháy nổ.

Sáng 24-3, có mặt tại Đa Hội, chúng tôi chứng kiến cảnh làm việc tấp nập trong các xưởng chế biến sắt thép. Có chiếc ôtô chở phế liệu sắt các loại về tập kết tại xưởng. Nhưng những hình ảnh khiến chúng tôi lo ngại là những bình sắt chứa khí hoen gỉ xếp ở ven khu dân cư bên cạnh các bình gas có lẽ đang được sử dụng. Ở cách đó xa xa, có một người đàn ông ngồi hàn xì với những tia lửa hàn tung tóe cũng với bình gas và một loạt bình khí (có thể là bình ôxy hoặc Acetylen).

Tham khảo ý kiến của chuyên gia, chúng tôi được biết, người ta vẫn dùng bình ôxy hoặc Acetylen để hàn cắt kim loại. Những loại bình khí đó có áp suất lớn, dễ gây nổ nếu không sử dụng đúng cách và đảm bảo an toàn. Và với bình gas cũng vậy, nó có thể là những quả “bom nổ chậm” nếu những chiếc bình đó kém chất lượng, bị ăn mòn do sử dụng lâu ngày. Ngay cả khi khí trong bình đã rút gần hết, chỉ còn một lượng nhỏ cũng mang nguy cơ cháy nổ.

Một chiếc bình hư hỏng hoặc van bị hỏng có thể gây rò rỉ khí đột ngột làm cho bình lăn đi và giống như một viên đạn rocket với sức công phá đủ xuyên thủng một bức tường gạch. Các loại khí chứa trong bình cũng rất dễ cháy và có khả năng nổ.

Bản thân ôxy không dễ cháy nhưng khi gặp đám cháy sẽ làm cho nó bùng lớn hơn. Thế nhưng, những người thu gom phế liệu lại có rất ít kiến thức về vấn đề này, thậm chí là mang tâm lý chủ quan. Chuyện cưa cắt lấy sắt phế liệu vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều cơ sở thu gom trên cả nước.

Tại Hà Nội, tuyến phố Đê La Thành hay một vài tuyến phố khác người ta vẫn để chình ình những bình khí để hàn cắt kim loại ngay trước cửa nhà. Những bình khí cũ kỹ được sử dụng hàng ngày trước cả đống kim loại ngổn ngang giữa dòng người qua lại đông đúc cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. 

Người dân đi qua đây, nhìn thấy những bình khí và cảnh hàn xì tóe lửa đều tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu chúng tôi, công tác quản lý việc thu mua, sử dụng các nguyên liệu, vật dụng trên đang bị bỏ ngỏ.

Bỏ ngỏ công tác quản lý

Các vật liệu là bom, mìn, vũ khí, công cụ hỗ trợ thì đã có Pháp lệnh cấm mua bán, kinh doanh, sử dụng. Hàng năm đều có các cuộc tuyên truyền vận động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ. Thế nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ việc vô cùng nghiêm trọng. Còn đối với các loại bình khí cũng gây nguy hại khó lường thì lại không được quản lý chặt chẽ.

Thượng tá Đỗ Thanh Hải, Trưởng phòng Tuyên truyền, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an cho biết, thực tế đã có nhiều vụ cháy nổ tại các cơ sở thu mua phế liệu, tuy nhiên hiện lại chưa có quy định nào điều chỉnh buộc họ phải đăng ký kinh doanh để quản lý. Thế nên, công tác tuyên truyền vẫn là chủ yếu để người dân đảm bảo an toàn trong kinh doanh. 

Nói về công tác quản lý và trách nhiệm của những người thu gom phế liệu, Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng phòng Hướng dẫn quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo (Phòng 3), Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C64), Bộ Công an cũng khẳng định, công tác quản lý nghề kinh doanh phế liệu còn nhiều bất cập và sơ hở.

 Việc tuyên truyền vẫn làm thường xuyên nhưng người dân có thể biết về việc cấm buôn bán, kinh doanh, cưa cắt vật là bom, vũ khí, vật liệu nổ nhưng vẫn cố tình làm. Một số cơ sở thu mua phế liệu cả những bình gas cũ. 

Họ tưởng bình gas đã hết nhưng có khi nó vẫn còn sót gas. Khi thu gom về, những bình gas này cũng là một hiểm họa khi nó thường là cũ nát, hoen gỉ, gây ô nhiễm môi trường, rò rỉ khí gas và có thể gây cháy nổ.

Theo Đại tá Vũ Minh Hùng thì Bộ Công an đã giao cho Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Hiện Phòng 3, Cục C64 được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với một số đơn vị chức năng tổ chức soạn thảo, biên tập xây dựng luật. 

Hy vọng rằng, khi có luật thì việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sẽ được thuận lợi và đi vào quy củ hơn. Người dân sẽ phải chấp hành những điều kiện quy định trong luật mới được phép kinh doanh.

Việt Hà – Minh Nhật

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文