Bài học từ việc mất rừng và mô hình giữ rừng bền vững ở Tây Nguyên

08:12 11/11/2016
Một thực tế đau xót là ở Tây Nguyên có nhiều Ban Quản lý rừng để mất rừng một cách tự nhiên kéo dài nhiều năm nhưng không được xử lý kịp thời; trong khi đó có những mô hình quản lý rừng bền vững nhờ áp dụng khoa học công nghệ cao nhưng chưa được nhân rộng...

Tỉnh Gia Lai đang “nóng” chuyện các Ban Quản lý rừng để mất rừng nhiều năm mà không có giải pháp khắc phục. 

Cụ thể như sau vụ mất hàng trăm cây gỗ hương quý ở rừng Kbang thì đến việc hai Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê và Ya Hội đã để mất hàng ngàn hécta rừng và đất lâm nghiệp mà không ai chịu trách nhiệm. Sau khi đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Gia Lai kiểm tra xác định bị lấn chiếm trái phép hàng ngàn hécta đất rừng ở các Ban Quản lý rừng trên thì UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo cho Thanh tra tỉnh Gia Lai tiếp tục vào cuộc làm rõ.

Trao đổi với PV Báo CAND, ông Phan Thanh Hải - Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê chia sẻ, bản thân về đây làm việc từ năm 2013 đến giờ, còn chuyện mất rừng, đất rừng bị lấn chiếm thì đã xảy ra nhiều năm trước đó. 

Ông Hải cho rằng, ngoài diện tích đất rừng bị lấn chiếm cũng có một phần do việc tính toán, xác định ranh giới có sự chồng lấn, chưa rõ ràng, chủ yếu là quản lý trên giấy tờ nên thực tế giữa rừng và rẫy của dân chưa có sự tách bạch cụ thể. 

Đất rừng Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê bị xâm lấn.

Mọi vấn đề đang chờ cơ quan Thanh tra tỉnh Gia Lai kết luận nhưng ông Hải thừa nhận Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê được giao khoảng trên 10.000ha đất rừng trên địa bàn 8 xã, 2 phường nhưng quá trình quản lý đã bộc lộ những yếu kém qua các thời kỳ nên có khoảng 4.000ha đất rừng bị lấn chiếm hoặc chồng lấn rất khó xử lý. 

Trong đó có khoảng 1.000ha đất liên kết trồng rừng nguyên liệu với dân nhưng bị người dân không thực hiện theo cam kết nên không thể thu hồi. Còn lại gần 3.000 ha đất rừng cũng bị lấn chiếm, chồng lấn rẫy dân hiện rất khó xử lý. Đây là hệ lụy của một quá trình buông lỏng quản lý đất rừng qua các thời kỳ.

Tương tự, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Hội (An Khê, Gia Lai) cũng báo cáo mất hàng trăm ha rừng qua các thời kỳ mà nguyên nhân là do không làm tốt chức trách nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý, không kịp thời phát hiện và có biện pháp thu hồi, ngăn ngừa tình trạng lấn chiếm trái phép của người dân một cách kiên quyết...

Trong khi đó có một mô hình quản lý rừng bền vững ở Kon Tum được thực hiện theo chương trình hợp tác trợ giúp của Cộng hòa Liên bang Đức tại Công ty TNHH MTV Lâm trường Đăk Tô cần nghiên cứu nhân rộng. Đây là một trong 5 đơn vị trên cả nước được thí điểm mô hình quản lý rừng bền vững.

Ông Võ Văn Cương - Phó Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô cho biết, năm 2006, Chính phủ Việt Nam với Cộng hòa Liên bang Đức ký kết chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt - Đức. Theo đó, phía Đức hỗ trợ kỹ thuật công nghệ về thống kê, điều tra hiện trạng tài nguyên rừng và từ đó đưa ra giải pháp, biện pháp quản lý, cải tạo rừng một cách bền vững. 

Sau khi được phê duyệt dự án, từ năm 2011 đến nay, phía Công ty TNHH MTV Lâm trường Đăk Tô, thuộc Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô đã thực hiện dự án với 3 mục tiêu chính là đảm bảo kinh tế hiệu quả, môi trường bền vững và có tính xã hội cao. 

Cụ thể là rà soát trả cho địa phương diện tích 553ha đất không có rừng để quản lý, sử dụng hợp lý; căn cứ diện tích rừng cụ thể hơn 5.000ha đã có kế hoạch khai thác phù hợp theo sản lượng 8.000m³/năm/170ha, theo chu kỳ tái sinh 30 năm. Cách khai thác được áp dụng là phương pháp khai thác chọn tỉ mỉ, không làm ảnh hưởng môi trường rừng suy giảm. 

Cùng với quản lý khai thác một cách khoa học, đơn vị thực hiện dự án còn tiến hành các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như trồng bổ sung rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng nghèo, rừng non, trồng rừng bán tự nhiên... 

Đặc biệt, thực hiện các hoạt động quan hệ cộng đồng như khoán rừng cho cộng đồng làng bảo vệ chứ không khoán theo hộ; hỗ trợ cây giống cho người dân xung quanh rừng trồng trên nương rẫy của họ, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật canh tác đất dốc... nhằm giúp cải thiện đời sống dân sinh; hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi cộng đồng, chương trình từ thiện xã hội cho người dân giữ rừng...

Các giải pháp dựa vào cộng đồng dân cư tại chỗ để giữ rừng, phát triển rừng bền vững được thực hiện một cách hiệu quả nên đã tạo được hiệu quả giữ rừng, phát triển kinh tế rừng bền vững gắn với phát triển đời sống xã hội cho người dân địa phương.

Ngọc Như

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文